Sunday, January 12, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiLiệu có “cách mạng pháo hoa“ ở TQ

Liệu có “cách mạng pháo hoa“ ở TQ

Vào đêm giao thừa ở Trung Quốc, nhiều nơi ở Trung Quốc xuất hiện một lượng lớn “hiệp sĩ pháo hoa”, những “hiệp sĩ pháo hoa” này đã đốt một số lượng lớn pháo hoa, cố tình làm trái quy định cấm đốt pháo hoa của địa phương, một mặt là để ăn mừng lễ đón giao thừa đã bị cấm đoán trong 3 năm, mặt khác cũng là để bày tỏ sự bất mãn đối với sự kiểm soát trật tự xã hội quá mức của ĐCSTQ.

Người dân tỉnh Hà Nam bao vây và đập phá xe cảnh sát.

Ngày 2/1, một đoạn video đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy vào thời điểm đón năm mới, người dân huyện Thái Khang, thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam đã bị cảnh sát bắt giữ khi đốt pháo ăn mừng. Rất đông người dân bao vây xe cảnh sát để ngăn không cho cảnh sát bắt người.

Một vụ việc tương tự cũng xảy ra ở huyện Lộc Ấp, thành phố Chu Khẩu. Theo thông tin được cư dân mạng chia sẻ, thanh niên địa phương làm trái lệnh cấm và đốt pháo liên tục trong nhiều ngày. Vào tối ngày 2/1, cảnh sát lại bắt những cư dân đốt pháo. Người dân địa phương bao vây xe cảnh sát và yêu cầu cảnh sát thả những người bị bắt. Người dân cũng xô đẩy cảnh sát, sau đó một số thanh niên bắt đầu đập phá xe cảnh sát. Người dân xung quanh reo hò khi các thanh niên nhảy lên xe cảnh sát. Kính chắn gió phía trước của chiếc xe bị đập vỡ. Sau đó, những nam thanh niên tại hiện trường đã lật đổ xe.

Nhiều cư dân mạng xúc động chia sẻ: “Trước đây không thể tưởng tượng được ở Trung Quốc có kiểu đối đầu tập thể với quyền lực nhà nước này, nó dường như bắt đầu từ phản đối tập thể của Phong trào Giấy trắng trong hai tháng qua, đây là tiến bộ lớn của người dân Trung Quốc.”

Cũng trong đêm chuyển giao năm mới này, nhiều nơi khác gồm Thạch Gia Trang, Vũ Hán, Hợp Phì…, đông đảo người dân đã tự phát tập trung tại trung tâm thành phố thả bóng bay đón giao thừa. Có cư dân mạng đã để lại chia sẻ thích thú rằng: “Tình cảnh tương đồng tại hiện trường này hoàn toàn là trùng hợp ngẫu nhiên chăng?”.

Về điều này, giáo sư Chương Thiên Lượng bày tỏ rằng, chúng ta đừng coi thường đây chỉ là một cuộc tranh giành quyền đốt pháo trong Tết Nguyên Đán, tiềm lực phát triển đằng sau nó thật sự không thể xem nhẹ.

‘Cách mạng pháo hoa’ bất tuân thủ luật pháp

Có người có thể cảm thấy thuật ngữ “cách mạng pháo hoa” là quá phóng đại. “Cuộc cách mạng giấy trắng” dù sao cũng đã hô vang “Tập Cận Bình từ chức”, “giải thể Đảng Cộng sản Trung Quốc”, đó là khẩu hiệu được người dân trên đường Trung lộ Ô Lỗ Mộc Tề, Thượng Hải hô vang. Giờ đây, có vẻ như mọi người đang bận rộn chống lại dịch bệnh Covid-19, và gạt chuyện “cách mạng giấy trắng” sang một bên. Nhưng “Cách mạng Pháo hoa” thậm chí không có lời kêu gọi chính trị, không kêu gọi ông “Tập Cận Bình từ chức” hay “giải thể Đảng Cộng sản TQ”. Không có lời kêu gọi chính trị thì làm sao có thể gọi đó là cách mạng được?

Nhưng mọi người đừng quên rằng, ĐCSTQ là một hệ thống toàn trị được chính trị hóa toàn diện, và mọi hành động của nó đều móc nối với chế độ, mọi thứ đều liên quan đến chính trị. Mặc dù mọi người chỉ muốn đốt pháo, nhưng điều được phản ánh thực tế ở đây là một kiểu “bất tuân” của người dân đối với luật pháp của ĐCSTQ. Thông qua hoạt động đốt pháo hoa này, một mặt, người dân đang “bất tuân” luật pháp của ĐCSTQ, mặt khác, họ cũng có thể là đang phát tiết lửa giận trong lòng. Ẩn ý của nó là ĐCSTQ các ông và các bộ ngành vì để duy trì sự ổn định đã phong tỏa chúng tôi trong 3 năm, giờ đến cả việc đón mừng năm mới cũng không cho phép chúng tôi ra ngoài xả stress một chút, hân hoan một chút, Các ông đã không thể cho chúng tôi có được một cuộc sống bình thường, giờ các ông lại không cho tôi làm, tôi vẫn cứ muốn làm.

Đây chính là điều tôi đã nói nhiều lần, kiểu bất tuân này trong dân chúng, đặc biệt là bất tuân phi bạo lực, sẽ còn tiếp diễn nữa, “Phong trào giấy trắng” chẳng khác nào đã gieo mầm cho hành vi bất bạo động và bất hợp tác của người dân. Trong năm 2023 , các cuộc biểu tình dân sự sẽ trở nên phân tán hơn, các phong trào của họ sẽ đa dạng hơn và bền bỉ hơn.

Lúc đầu tôi nghĩ chỉ là đêm giao thừa, kể cả ở Nam Kinh và Hứa Xương, không ngờ sau đó hoạt động này dường như vẫn tiếp tục ở Lộc Ấp, không chỉ vào đêm giao thừa. Vì vậy, chúng ta có thể chắc chắn một điểm rằng ngay cả khi họ không hô vang những khẩu hiệu như “Tập Cận Bình từ chức”, “Đảng Cộng sản TQ giải thể”, ĐCSTQ cũng rất sợ hãi. Bởi vì điều mà ĐCSTQ sợ nhất là người dân không còn khiếp sợ nó nữa.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên, sau đó Phòng Giáo dục huyện Lộc Ấp đã đưa ra một văn kiện.

Những gì tài liệu này nói rất phù hợp với dòng tư duy duy trì sự ổn định nhất quán của ĐCSTQ:

Thứ nhất, trong những ngày gần đây, ở nhiều nơi khác nhau ở huyện Lộc Ấp đã diễn ra các cuộc tụ tập đốt pháo hoa quy mô lớn. Vào đêm ngày 2 tháng 1, các sự cố có ảnh hưởng xấu đã được thông báo trên toàn tỉnh.

Thứ hai, Văn phòng Công an của chính phủ đã tổ chức một cuộc họp giao ban đặc biệt, nói rằng nhóm tuổi của những người có vấn đề có lẽ là dưới 20 tuổi và trên 15 tuổi, chủ yếu là thanh thiếu niên và học sinh.

Đây là lý do tại sao Phòng Giáo dục đã ra tay và yêu cầu tất cả các loại trường học phải tập trung vào việc giáo dục tư tưởng cho học sinh.

Thứ ba, thực hiện kịp thời công tác giáo dục tư tưởng, chủ đề là giáo dục tư tưởng và pháp luật cho thanh niên, còn phải học tập không ngừng.

Giáo dục pháp trị được đề cập ở đây, chính là thừa nhận rằng hoạt động này là một kiểu coi thường luật pháp của ĐCSTQ.

Thứ tư, cần phải giáo dục học sinh yêu nước yêu Đảng, yêu xã hội, yêu trường học, giáo dục học sinh về lòng biết ơn.

Thực ra chính là do học sinh hiện giờ không yêu đảng nữa, còn yêu nước, yêu xã hội, yêu trường lớp đều là chuyện vớ vẩn, đều là vỏ bọc cho cái gọi là yêu đảng, thực ra điều tôi thực sự muốn nói là ĐCSTQ muốn giáo dục học sinh phải yêu Đảng, còn phải thực hiện giáo dục về lòng biết ơn cho học sinh. Nó có nghĩa là gì? Chính là học sinh không còn yêu đảng, không còn biết ơn đảng nữa.

Bây giờ, “cuộc cách mạng giấy trắng” này còn được gọi là “cuộc cách mạng A4” vì kích thước của giấy trắng này là giấy A4. Sau khi “Cách mạng A4” nổ ra, tôi đã nói rằng chỉ cần ĐCSTQ tỏ ra nhu nhược, nó sẽ khuyến khích người dân thực hiện làn sóng phản kháng tiếp theo. Vì vậy, sau khi “Phong trào giấy trắng” thành công, lần này là xuất hiện “Phong trào pháo hoa”.

Mối liên hệ giữa Phong trào ‘pháo hoa’ và ‘giấy trắng’

Trên thực tế, ĐCSTQ cũng nhìn nhận vấn đề theo cách như vậy.

Chúng ta hãy cùng xem một tweet:

Xuất phát từ nguyên nhân mọi người đã biết, tôi không thể đưa ra bằng chứng được, nhưng tôi nói với mọi người “Phong trào A4” phát triển đến hiện nay, khẩu hiệu từ dỡ bỏ phong tỏa, đến dân chủ, tự do, hiến pháp,…

trên trang web nước ngoài, họ có các Ban tổ chức, ban tuyên truyền, ban đối ngoại, ban an ninh thông tin, ban mật vụ, v.v. trên Internet, với cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, các nơi đều có người liên hệ và tổ chức của họ….

Đất nước Trung Quốc không thể hỗn loạn như vậy nữa, tội ác của “Phong trào A4” cần phải bị thanh toán, người dân Trung Quốc cần phải hiên ngang đứng lên thanh toán, cần phải giương cao ngọn cờ phản đối bạo động, tuyệt đối không thể nhượng bộ cho những sai lầm nhỏ, chỉ cần cúi đầu một lần, lần sau sẽ rất khó ngóc đầu lên, Kỳ thực mấy ngày trước đã có người kích động mượn đêm giao thừa làm sự tình này, trong đó có cả việc đốt pháo….

Mọi người đều đã thấy giọng điệu tuyên truyền này của anh ta, tôi tin rằng những lời lẽ rất ác độc này, bao gồm cả việc chụp mũ “ăn không nói có” chính là dấu vết của ngòi bút của ĐCSTQ. Chỉ cần nhìn sơ qua là biết ngay đó phong cách viết của họ.

Cái gì “Xuất phát từ nguyên nhân mọi người đã biết, tôi không thể đưa ra bằng chứng được”, thực tế chính là muốn nói, tôi chính là làm công việc tình báo và tôi không thể tiết lộ thân phận của tôi. Những người tham gia “phong trào giấy trắng” hay “phong trào pháo hoa” mà anh ta đề cập ở đây là có các Ban tổ chức, ban tuyên truyền, ban đối ngoại, ban an ninh thông tin, ban mật vụ, v.v. trên Internet, với cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh. Loại tuyên bố này là tuyên bố nhất quán của ĐCSTQ, bất cứ khi nào ĐCSTQ gặp vấn đề, nó đều nghi ngờ có “thế lực nước ngoài” đang thao túng.

Mọi người còn nhớ trước vụ Thảm sát Thiên An Môn “ngày 4 tháng 6”, khi ĐCSTQ chuẩn bị dùng quân đội để đàn áp, họ đã có một cách nói rằng, Cục Tình báo Trung ương của Mỹ (CIA) đã lên kế hoạch cho phong trào sinh viên, họ cho rằng ông Bào Đồng, thư ký của Triệu Tử Dương là đặc vụ CIA, họ đã tiến hành điều tra đặc biệt với ông Bào Đồng, thậm chí bản thân Triệu Tử Dương cũng là người được CIA giao nhiệm vụ. ĐCSTQ đã nghĩ như vậy vào thời điểm đó và nó đã tiến hành một cuộc điều tra dài hạn.

Như mọi người đã biết, vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, có một sự kiện 10 nghìn học viên Pháp Luân Công đến thỉnh nguyện ở Trung Nam Hải. Sự kiện đó kỳ thực nếu nói là kháng nghị của không phải, mà đơn giản chỉ là các học viên Pháp Luân Công hy vọng chính phủ có thể thừa nhận tự do tín ngưỡng của họ mà thôi. Lãnh đạo ĐCSTQ khi đó Giang Trạch Dân nhìn thấy hàng vạn người thỉnh nguyện này, ngay đêm hôm đó ông ta đã viết một lá thư gửi lên Bộ Chính trị. Giang Trạch Dân đã đặt một câu hỏi trong thư: Pháp Luân Công rốt cuộc có liên hệ gì với hải ngoại và phương Tây không? Có cao thủ đằng sau hậu trường không? Các cao thủ đang lên kế hoạch và chỉ huy, đây là một tín hiệu mới, chúng ta cần phải hết sức chú ý, thời kỳ nhạy cảm đã đến. Các biện pháp hiệu quả phải được thực hiện càng sớm càng tốt để ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra. Thế là, Giang Trạch Dân đã tự ý phát động một cuộc đàn áp kéo dài đến tận hôm nay, cuộc bức hại đã diễn ra gần 24 năm, đến nay vẫn chưa kết thúc.

Vậy nên, bạn sẽ thấy rằng mỗi khi ĐCSTQ gặp phải các cuộc biểu tình dân sự, đặc biệt là các cuộc biểu tình quy mô lớn như vậy, nó luôn cho rằng mình bị “thế lực nước ngoài” thao túng. Trước vụ thảm sát Thiên An Môn

“ngày 4 tháng 6” là như vậy, sự kiện các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện cũng như vậy. Đây chính là lối tư duy và phong cách tuyên truyền trước giờ của ĐCSTQ.

Vì vậy, bạn sẽ thấy rằng, ĐCSTQ thực sự đã liên hệ “Phong trào giấy trắng” và “Phong trào pháo hoa” phát sinh sau đó lại với nhau, hơn nữa nó cảm thấy rất lo lắng.

Điều tôi muốn nói là, đừng coi thường việc đấu tranh cho quyền đốt pháo, nếu bạn đấu tranh cho bất kỳ quyền lợi nào, theo quan điểm của ĐCSTQ, đó là một loại khinh thường nó và là một loại bất tuân với nó. Đồng thời, trong nhân dân, đó cũng là một quá trình rèn luyện nhân dân buông bỏ tâm sợ hãi.

Nỗi buồn trong đêm giao thừa

Như mọi người đã biết, Tết Nguyên Đán ngày càng đến gần, và tôi nghĩ rằng ĐCSTQ lần này có thể sẽ làm chặt hơn trong việc đốt pháo ở các nơi. Bởi vì nếu nó thừa nhận mình hèn nhát một lần nữa, người dân sẽ càng bất tuân luật pháp và các điều cấm của ĐCSTQ.

Như mọi người đã biết, trước “Cách mạng Nhung” ở Liên Xô và Đông Âu, một xu hướng phổ biến là người dân chế giễu những người cầm quyền. Vào thời điểm đó, có rất nhiều các tiết mục ngắn được mọi người biên soạn ra, và bây giờ chúng ta vẫn có thể thấy một số các tiết mục ngắn lưu hành ở Liên Xô chế nhạo chế độ Xô Viết lúc bấy giờ, các tiết mục ngắn này được lưu truyền rộng rãi đến mức ngay cả Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khi đó cũng biết về chúng. Ông Reagan thường kể một số câu chuyện cười của Liên Xô cũ, chúng không phải do người Mỹ biên tạo ra mà do chính người dân sống dưới thời Liên Xô biên tạo ra. Tổng thống Reagan thậm chí còn kể những câu chuyện cười cho Cựu lãnh đạo Liên Xô Gorbachev nghe, vì khi đó họ đang nói về một Hiệp ước cắt giảm các hệ thống tên lửa tầm trung. Điều thú vị là, đến cả ông Gorbachev cũng đã phì cười khi nghe Tổng thống Reagan kể cho ông ta nghe câu chuyện mà Liên Xô biên tạo ra.

Ở đây nói rõ vấn đề gì? Trên thực tế, những trò đùa đó không chỉ do người dân thường thêu dệt rồi lưu truyền, mà ngay đến cả các cán bộ cấp cao của Liên Xô, kể cả các cán bộ cấp cao ở các nước cộng sản Đông Âu như Đông Đức, Cộng hòa Séc, và Ba Lan, đều đang truyền tai nhau. Mọi người đều cảm thấy rằng chế độ này đã không có hy vọng

Bộ phim Đức đoạt giải Oscar năm 2006 có tên “Cuộc sống của những người khác” (Das Leben der Anderen), nói về tình hình xã hội ở Đức từ năm 1985 đến 1989, bạn sẽ thấy rằng mọi người từ dân thường đến trí thức nói chung đều chán ghét cái chế độ này, và ngay cả khi chế độ này bị tấn công, mọi người đều rất thờ ơ, kỳ thực đây cũng chính là điềm báo về sự sụp đổ của chế độ này không còn xa nữa.

Nói cách khác, nếu lần này công chúng có thể phá vỡ lệnh cấm đốt pháo hoa, thì điều xảy ra tiếp theo rất có thể sẽ là đủ kiểu chế nhạo với ĐCSTQ. ĐCSTQ không muốn điều này xảy ra. Thế thì trong trường hợp này, ĐCSTQ có hai lựa chọn, một là đàn áp mạnh tay, không chỉ trấn áp những kẻ đốt pháo mà còn truy ngược lại những người tham gia Phong trào giấy trắng”. Nhưng điều này chắc chắn sẽ dẫn đến phản kháng dữ dội hơn trong dân chúng, nếu không cho đốt pháo, năm mới đốt pháo cũng không được đốt pháo, thì người dân nhất định sẽ đối đầu với cảnh sát. Bởi vì đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán thực sự không phải là một tội nghiêm trọng. Người dân có thể sẽ càng thống hận ĐCSTQ, nói rằng chúng tôi muốn vui vẻ một chút mà nhà ngươi cũng không cho, trong gia đình chúng tôi có người đã bị nhiễm bệnh và đã qua đời, vậy ta còn không tính sổ với nhà ngươi sao.

Như tôi đã nói trước đây, loại đấu tranh phi tập trung này rất khó để ngăn chặn. Nếu kiểu “cách mạng pháo hoa” này đồng thời nổ ra ở nhiều nơi trên cả nước thì ĐCSTQ sẽ rất khó trấn áp, lực lượng duy trì ổn định ở nhiều nơi sẽ kiệt sức, hơn nữa những cảnh sát đó cũng có gia đình, họ cũng sẽ cảm thấy rằng tôi không thể đón Tết cùng gia đình, nếu mà đi bắt những người đốt pháo này, anh ta sẽ cảm thấy rất phiền phức và họ cũng sẽ bất mãn với ĐCSTQ.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng nếu ĐCSTQ đàn áp những người đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán, nó rất có thể sẽ đi theo con đường này, nhưng sẽ rất khó đạt được mục tiêu. Chính là thông qua kiểu đàn áp này mà nó đã có thể tạo ra bầu không khí khủng bố trên toàn quốc giống như cuộc đàn áp “ngày 4 tháng 6” năm đó, khiến mọi người đều khiếp sợ ĐCSTQ và không dám đấu tranh. Nhưng kết quả này rất có khả năng là không thể đạt được, ngược lại nó sẽ kích khởi sự tức giận của người dân. Đây là lựa chọn đầu tiên của ĐCSTQ.

Lựa chọn thứ hai chính là nằm ngửa, giả vờ không nhìn thấy, các ông thích đốt pháo thì kệ các ông. Như vậy cũng bằng như ĐCSTQ không coi trọng luật pháp của chính nó, có nghĩa là “cuộc cách mạng giấy trắng” đã thành công, mọi người đều giơ tờ giấy trắng lên, ĐCSTQ không biết nên phải làm gì.

Hiện giờ “Cách mạng pháo hoa” lại thành công, mọi người đốt pháo hoa, ĐCSTQ cũng quản không nổi nữa. “Cách mạng giấy trắng” thành công, ĐCSTQ liền dỡ bỏ phong tỏa; “cách mạng pháo hoa” lại thành công, việc đốt pháo ĐCSTQ cũng không quản nữa.

Những điều này sẽ dẫn đến một tình huống, chính là khi người dân giành được phần thắng trong các phong trào, người dân sẽ càng giảm bớt nỗi sợ hãi của mình đối với ĐCSTQ từng chút một. Loại phong trào này càng có vẻ không liên quan gì đến chính trị, chẳng hạn như việc đốt pháo, thì càng có nhiều khả năng thành công. Càng có nhiều khả năng thành công sẽ càng giúp người dân có thêm động lực.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng đêm giao thừa này sẽ rất buồn đối với ĐCSTQ.

Hôm nay tôi thấy trên Twitter có đăng tải rất nhiều video, đây thực sự là những bức tranh lịch sử. Mọi người đều thấy trong video rằng chiếc xe cảnh sát bị lật, bên cạnh có người đang đốt pháo hoa. Mặc dù đây là kết quả được quay ở hiện trường ở huyện Lộc Ấp vào thời điểm đó, nhưng nó dường như là một dấu hiệu: ĐCSTQ sẽ lật thuyền vào năm 2023, xe cảnh sát bị lật, người dân đang chúc mừng. Khi bạn xem video này, bạn có cảm giác rằng ĐCSTQ đã kết thúc. Cảnh sát đều đã rút lui, xe cảnh sát bị lật, ĐCSTQ đã bị lật thuyền lật xe. Rồi mọi người ăn mừng giữa dân chúng. Chính là giống như ngày Bức tường Berlin sụp đổ 9/11/1989.

Nếu ĐCSTQ thực sự sụp đổ vào năm 2023, thì hình ảnh trong video này thực sự là một dấu hiệu và nó sẽ được ghi vào lịch sử.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới