Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ khuyên Mỹ hãy tự mà lo cho mình trước khi phê...

TQ khuyên Mỹ hãy tự mà lo cho mình trước khi phê phán

Lại một quốc gia nữa mắc bẫy nợ của Trung Quốc và phá sản. Các chủ nợ Trung Quốc có vẻ không nhân nhượng với quốc gia này. Sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ gọi Trung Quốc là “rào cản” với cải cách nợ ở châu Phi. Các quan chức Trung Quốc đã đáp trả rằng Mỹ nên lo cho khoản nợ kếch xù của họ thay vì ‘dòm ngó’ vào việc riêng của nhà người khác.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc – ông Tập Cận Bình, Tổng thống Malawi – ông Arthur Peter Mutharika (hàng thứ 2 bên phải), và nhà lãnh đạo các nước châu Phi khác tham dự Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 03/09/2018.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen hôm thứ Hai, trong chuyến thăm Zambia, cho biết rằng việc cơ cấu lại khoản nợ của nước này là cực kỳ quan trọng. Bà Yellen tin rằng có thể đạt được tiến bộ sau cuộc đàm phán thẳng thắn vào tuần trước với Trung Quốc; chủ nợ lớn nhất của Zimbia.

Bà Yellen nói thêm rằng khối nợ của Zambia là lực cản đối với toàn bộ nền kinh tế của nước này. Ngoài ra, bà Yellen cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc là rào cản đối với việc giải quyết vấn đề nợ của Zambia; tổng nợ nước ngoài của Zambia là 17 tỷ USD vào cuối năm 2021.

Trung Quốc không hài lòng chút nào về bình luận này của bà Janet Yellen. Như mọi khi, các nhà ngoại giao chiến lang của Bắc Kinh lập tức lên tiếng.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Zambia cho biết trên trang web của mình hôm thứ Ba: “Đóng góp lớn nhất mà Hoa Kỳ có thể thực hiện đối với các vấn đề nợ bên ngoài đất nước là hành động có trách nhiệm trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đối phó với vấn đề nợ của chính mình và ngừng phá hoại các nỗ lực tích cực của các quốc gia có chủ quyền khác để giải quyết các vấn đề nợ của họ”.

Mỹ đang gặp vấn đề lớn với các khoản nợ phình to kỷ lục do chi tiêu quá mức của Chính phủ. Các đảng viên Cộng hoà tại Hạ viện đang gây áp lực cho chính quyền ông Biden khi từ chối bỏ phiếu để gia hạn trần nợ. Áp lực này có thể khiến chính quyền ông Biden và đảng Dân chủ phải cắt giảm các chương trình chi tiêu. Cho tới nay, Nhà Trắng đang từ chối đàm phán, trông cậy vào các đảng viên Cộng hoà theo đường lối cứng rắn sẽ lùi bước trước áp lực từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Nợ quốc gia của Hoa Kỳ là khoảng 31 nghìn tỷ USD, tăng gần 6 lần kể từ mức nợ 5,6 nghìn tỷ USD vào năm 2000. Mức nợ chính phủ gia găng một phần do tăng chi tiêu cho dân số già, một phần do chi tiêu cho các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, ngoài ra chi tiêu mạnh các chương trình COVID-19 và cắt giảm thuế cũng làm tăng chi tiêu trong khi giảm thu ngân sách.

Zambia đã vỡ nợ vào năm 2020 và cho đến nay đã đạt được rất ít tiến bộ trong việc tái cấu trúc nợ với các chủ nợ tư nhân và Trung Quốc. Nói cách khác, các hủ nợ Trung Quốc và thái độ không nhường bước của nước này tiếp tục đẩy thêm một quốc gia nữa vào cảnh nghèo đói.

Thực tế, Zambia chỉ là một trong rất nhiều các nền kinh tế đang phát triển rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc khiến dân tình sa lầy sâu vào vào nghèo đói. Các nền kinh tế sa bẫy nợ của Bắc Kinh có thể kể đến là Sri Lanka, Lào, Pakistan,…

Ngân hàng Thế giới cho biết các quốc gia nghèo nhất thế giới phải đối mặt với khoản thanh toán nợ 35 tỷ USD cho các chủ nợ khu vực công và tư vào năm 2022, hơn 40% trong số là nợ phải trả cho Trung Quốc.

Tuần trước, Ngân hàng Phát triển Châu Phi cho biết việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất, được thiết kế để chế ngự lạm phát trong nước và đồng USD tăng giá đã làm tăng thêm gánh nặng trả nợ của các nước châu Phi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới