Tổng thư ký NATO thăm Đông Á là diễn biến mới tiếp nối những gì mà NATO, Hàn Quốc và Nhật Bản cùng Mỹ đã “tâm sự với nhau” tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid hồi cuối tháng 6 năm ngoái.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuần này thăm Hàn Quốc và Nhật Bản để bàn về việc thúc đẩy các nỗ lực chung mới trên trường quốc tế, từ cuộc chiến ở Ukraine cho đến những mối đe dọa mới ở Đông Á.
“Mối đe dọa ngày càng tăng”
Tại Madrid (Tây Ban Nha) ở thời điểm đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ta thán “mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên tiếp tục gia tăng” trong khi “bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với những bất ổn gia tăng”.
Và rồi, ông đề xuất với NATO: “Nhằm dẫn Triều Tiên đi theo con đường phi hạt nhân hóa, chúng ta phải thể hiện rõ ràng rằng ý chí phi hạt nhân hóa Triều Tiên của cộng đồng quốc tế mạnh hơn ý chí liều lĩnh phát triển các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của họ”.Tin tức thế giới 31-1: Mỹ thử thành công tên lửa siêu vượt âm tốc độ hơn 6.000km/h Tin tức thế giới 31-1: Mỹ thử thành công tên lửa siêu vượt âm tốc độ hơn 6.000km/h ĐỌC NGAY
Vào thời điểm đó, tính từ đầu năm 2022 tới ngày 5-6-2022, Triều Tiên đã thực hiện 31 vụ phóng tên lửa đạn đạo, vượt kỷ lục hằng năm trước đó. Bình Nhưỡng cũng đã thử nghiệm hai tên lửa hành trình tầm xa vào tháng 1 cùng năm.
Từ ngày 17-8-2022 trở đi, Bình Nhưỡng thử nghiệm trở lại tên lửa hành trình, nâng tổng số vụ phóng tên lửa đạn đạo và các loại trong cả năm 2022 lên tới hơn 95 vụ (theo New York Times ngày 2-1-2023).
Từ hội nghị thượng đỉnh NATO hôm 29-6-2022 tới 29-1-2023 vừa qua đã trải qua đúng bảy tháng. Trong khoảng thời gian đó, Triều Tiên đã phóng ít nhất 60 tên lửa đạn đạo và các loại.
Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Imran Khalid (cây bút của The Geopolitics), chỉ trong vòng ba giờ đồng hồ bước sang năm mới 2023, Triều Tiên đã thử nghiệm các bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn “để gửi một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ tới thế giới bên ngoài về ý định tiếp tục mở rộng chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân trong những ngày tới”.
Từ đó có thể hiểu tại sao, trong hai ngày 29 và 30-1 vừa qua, Hàn Quốc đã “trải thảm đỏ” tiếp tổng thư ký NATO, tiếp nối lộ trình “dấn thân” với NATO mà Tổng thống Yoon Suk Yeol đã đề ra tại hội nghị thượng đỉnh NATO cuối tháng 6 năm ngoái.
Tất nhiên, từ phía mình, Triều Tiên coi sự “xích lại gần nhau” giữa Hàn Quốc và NATO từ hội nghị thượng đỉnh NATO tháng 6 năm ngoái là một nguy cơ khó lường.
“Chuyến đi của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đến Hàn Quốc và Nhật Bản là tiền đề cho đối đầu và chiến tranh, bởi động thái này kéo theo đám mây đen của một cuộc Chiến tranh lạnh mới đến châu Á – Thái Bình Dương”, thông tấn xã KCNA của Triều Tiên tuyên bố.
Trao đổi những gì?
Cũng chính vì coi trọng vị thế mới của Hàn Quốc đối với NATO, ông Jens Stoltenberg tới Seoul lần này để cảm ơn Hàn Quốc vì đã cung cấp các mặt hàng viện trợ phi sát thương cho Ukraine, đồng thời kêu gọi Hàn Quốc tăng hỗ trợ quân sự cho Ukraine mà cụ thể là đạn dược.
Nhà lãnh đạo NATO trấn an tổng thống Hàn Quốc rằng một số nước khác cũng đã từng nghiêm cấm cung cấp vũ khí cho các quốc gia có xung đột song nay đã thay đổi chính sách này.
Nếu như Seoul gật đầu, đổi lại Seoul sẽ được gì? Điều này chỉ có ông Stoltenberg, ông Yoon cùng các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Hàn Quốc biết.
Tất nhiên là có cả phía Mỹ. Bởi thế, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vào hôm 30-1 cũng bay tới Seoul để gặp Tổng thống Yoon và người đồng cấp Lee Jong Sup.
Cựu tổng thống Brazil Bolsonaro xin gia hạn visa ở lại Mỹ Ông Zelensky: Nga đã bắt đầu phản công lớn Google đâm lo vì ChatGPT
Trước chuyến thăm của ông Austin, trên trang chủ Bộ Quốc phòng Mỹ chiều 30-1 vẫn chỉ báo trước rằng “quân đội hai nước sẽ tìm cách tăng cường huấn luyện sẵn sàng chung, bao gồm cả việc mở lại các cuộc tập trận bắn đạn thật ở nước này”.
Sở dĩ có thông báo này là do từ cuối năm ngoái, Hàn Quốc và Mỹ đã có xu hướng ngưng tập trận theo yêu cầu của Bình Nhưỡng nhằm tạo điều kiện cho đàm phán…
Tuy nhiên, có lẽ hai bên nhận thấy sự cần thiết của việc nối lại tập trận khi Seoul tự thấy “bó tay” trước các hoạt động xâm nhập của các máy bay không người lái Triều Tiên hồi cuối năm ngoái.
Song vấn đề không chỉ có vậy mà còn vì xu hướng rời xa của Mỹ, bắt đầu là chuyện thủy quân lục chiến Mỹ rời Okinawa của Nhật để rút về đảo Guam của Mỹ…
Gần đây nhất, hôm 19-1 Bộ Quốc phòng Mỹ ra lệnh cho lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc thu xếp gửi trang thiết bị sang Ukraine.
Tất nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng kèm theo lời trấn an rằng “sẽ không tác động gì tới các hoạt động của lực lượng này cũng như khả năng thực hiện cam kết sắt đá bảo vệ đồng minh Đại Hàn Dân Quốc”.
Một nỗi lo của Hàn Quốc nữa là nếu nước này đồng ý với yêu cầu của NATO về việc tăng trợ giúp quân sự cho Ukraine thì Nga sẽ “bỏ nhỏ” điều gì cho Triều Tiên?
NATO hối thúc Hàn Quốc tăng cường hỗ trợ Ukraine
Trong cuộc gặp Tổng thống Yoon Suk Yeol ở Seoul vào ngày 30-1, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hối thúc Hàn Quốc đẩy mạnh hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Ông Stoltenberg giải thích các sự kiện ở châu Âu và Bắc Mỹ đều có liên hệ đến các khu vực khác.
Ông cho biết nếu Nga “chiến thắng” ở Ukraine thì sẽ gửi thông điệp đến các nước khác, như Trung Quốc, rằng họ có thể đạt được điều mình muốn bằng vũ lực. Vì vậy, NATO muốn tăng cường hợp tác với châu Á để giúp quản lý các mối đe dọa toàn cầu.
Dù vậy, ông Yoon nói rằng luật của Hàn Quốc cấm cung cấp vũ khí cho các nước đang có xung đột. Tuy nhiên, ông Stoltenberg nói rằng nhiều nước như Đức, Thụy Điển, Na Uy đã điều chỉnh chính sách để xuất khẩu vũ khí cho Kiev.