Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnHóa ra Mỹ đầu tư vào Al ở TQ nhiều nhất

Hóa ra Mỹ đầu tư vào Al ở TQ nhiều nhất

Theo một báo cáo mới, các công ty Mỹ đã tham gia vào ít nhất 37% tổng giá trị giao dịch đầu tư vào lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI) của Trung Quốc, từ năm 2015 đến 2021.

Camera an ninh với trí thông minh nhân tạo, có công nghệ nhận dạng khuôn mặt, được trưng bày tại Triển lãm Quốc tế về An toàn và An ninh Công cộng Trung Quốc lần thứ 14, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Trung Quốc ở Bắc Kinh, Trung Quốc, 24/10/2018.

Một báo cáo mới của Trung tâm An ninh và Công nghệ Mới nổi của Đại học Georgetown cho thấy, các giao dịch có liên quan đến các nhà đầu tư Mỹ đổ vào các công ty về trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc đạt tổng giá trị 40,2 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2021. Nhưng báo cáo cũng cho biết, không rõ bao nhiêu phần trăm số tiền đó được thực hiện bởi các nhà đầu tư Mỹ hay đối tác nước ngoài của họ.

Số tiền 40,2 tỷ USD này đã được trao cho 251 công ty về trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc. Trong đó, 91% số giao dịch được thực hiện ở giai đoạn đầu tư vốn mạo hiểm.

Báo cáo lưu ý rằng, có những rủi ro với các khoản đầu tư như vậy vì chúng thường đi kèm với các lợi ích vô hình khác, trong đó có việc chuyên môn của Mỹ được chuyển giao cho các công ty có trụ sở tại Trung Quốc.

“Mặc dù dữ liệu của Crunchbase cho thấy đầu tư ra nước ngoài của Mỹ ít vào các công ty về trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc, nhưng hoạt động tài chính, liên kết thương mại, và chuyên môn ngầm như thế, mà được chuyển từ các nhà đầu tư có trụ sở tại Mỹ sang các công ty mục tiêu trong hệ sinh thái trí thông minh nhân tạo đang bùng nổ của Trung Quốc, thì mang ý nghĩa vượt ra ngoài lĩnh vực kinh doanh”, báo cáo nêu rõ.

“Đặc biệt, các khoản đầu tư vốn mạo hiểm giai đoạn đầu có thể mang lại lợi ích vô hình ngoài vốn, bao gồm việc cố vấn và huấn luyện, công nhận tên tuổi, và cơ hội kết nối mạng lưới. Do đó, đầu tư ra nước ngoài của Mỹ vào công nghệ Trung Quốc, và đặc biệt là trí thông minh nhân tạo, đáng được chú ý và theo dõi thêm”.

Các công ty Mỹ đầu tư vào các công ty trí thông minh nhân tạo Trung Quốc
Các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty về trí thông minh nhân tạo có trụ sở tại Trung Quốc đã bị chỉ trích trong những năm gần đây, vì mức độ kiểm soát của chính quyền Trung Quốc đối với các công ty như vậy.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn cai trị Trung Quốc trong trại thái một quốc gia độc đảng, đã ban hành một số luật bắt buộc các công ty có trụ sở tại Trung Quốc cung cấp tất cả dữ liệu mà họ sở hữu cho chính quyền này khi có yêu cầu.

Điều này có nghĩa là bất kỳ dữ liệu hoặc công nghệ nào do các công ty có trụ sở tại Trung Quốc phát triển với sự hậu thuẫn của Mỹ đều có thể được ĐCSTQ trực tiếp sử dụng để cải thiện khả năng quân sự của mình, phù hợp với chiến lược “kết hợp quân-dân sự” của chính quyền này.

Hơn nữa, những khoản đầu tư như vậy trực tiếp thúc đẩy những nỗ lực của Trung Quốc nhằm vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu.

Điều này được thể hiện qua giá trị của các khoản đầu tư được thực hiện bởi các nguồn từ Mỹ vào các công ty trí thông minh nhân tạo của Trung Quốc. Các giao dịch đầu tư liên quan đến các nguồn từ Mỹ chỉ chiếm 17% tổng số giao dịch vào các công ty trí thông minh nhân tạo Trung Quốc, nhưng chiếm đến 37% tổng giá trị đầu tư của tất cả các giao dịch đó, theo báo cáo cho hay.

Đáng chú ý, các khoản đầu tư của Mỹ cũng bao gồm khoản đầu tư lớn vào các công ty Trung Quốc, mà nghiên cứu của các công ty này có thể mang lại lợi ích rõ rệt cho việc theo đuổi trí thông minh nhân tạo và các hệ thống tự động của quân đội Trung Quốc.

“Một số khoản đầu tư lớn nhất bao gồm khoản đầu tư riêng lẻ của Goldman Sachs vào 1KMXC, một công ty rô-bốt trí thông minh nhân tạo, cũng như khoản đầu tư của ba công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Mỹ vào Geek+, một công ty rô-bốt di động tự động”, báo cáo nêu rõ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới