Friday, January 24, 2025
Trang chủBiển ĐôngTại sao TQ không dám dùng hải quân đánh Việt Nam năm...

Tại sao TQ không dám dùng hải quân đánh Việt Nam năm 1979

Nhiều người thắc mắc tại sao đã tấn công tổng lực trên bộ rồi Trung Quốc lại không tấn công Việt Nam trên biển? Nguyên do chính là hải quân Liên Xô cùng Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cùng nhau bắt tay liên thủ để giữ biển Đông. Cuộc chiến giữ biển Đông năm 1979 tuy thầm lặng mà vô cùng khốc liệt.

Cam kết tương trợ Việt Nam

Trong năm 1978, sau những vụ xung đột liên tiếp xảy ra trên biên giới Việt-Trung, ngoài một loạt tuyên bố ngoại giao, các hành động như biểu tình, viện trợ, Liên Xô đã thông qua hạm đội Thái Bình Dương gửi những cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam hết mình. Tháng 5 năm 1978, tàu Tuần Dương tên lửa đô đốc Focin ghé thăm quân cảng Cam Ranh. Tháng 12 năm 1978, một phái đoàn sĩ quan cao cấp của Bộ tư lệnh hải quân Xô Viết và Hạm đội Thái Bình Dương do đô đốc Coslock dẫn đầu đến thăm chính thức nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gắn với nhiệm vụ tìm hiểu cảng Cam Ranh để đảm bảo quân đội Liên Xô đóng trú lâu dài tại đây. Trong chuyến đi này, phái đoàn cũng đã đến thăm tất cả các căn cứ hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hải Phòng, Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng; đã gặp nhóm chuyên gia quân sự các sĩ quan và hạ sĩ quan Xô Viết làm nhiệm vụ huấn luyện viên cho các thủy thủ Việt Nam điều khiển khai thác và sử dụng các tàu tuần tra ven biển thuộc dự án 159 “SKR-82” và “SKR-96”.

Từ tháng 6 năm 1978, một cụm lực lượng công kích chủ lực gồm hai tàu Tuần Dương và hai tàu khu trục của hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô đã tiến hành một cuộc diễn tập ở eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines để dằn mặt với Trung Quốc. Tháng 1 và tháng 2 năm 1979, tàu Tuần Dương và tàu khu trục của hạm đội đã hoạt động trong khu vực biển Đông nhằm biểu dương lực lượng ủng hộ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của Việt Nam ngay sau khi nhận được thông tin về ý đồ của Trung Quốc dạy cho Việt Nam một bài học. Ngay khi cuộc xung đột nổ ra trên biên giới Việt-Trung, tại Liên Xô đã diễn ra các cuộc mít tinh lên án Cuộc Chiến Tranh Biên Giới do Trung Quốc tiến hành. Thủy thủ của tuần Dương hạm tên lửa Vladivostok đã giận dữ lên án cuộc chiến tranh đồng thời cam kết sẽ duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất thực hiện mọi nhiệm vụ mà Nhà nước Liên Xô giao phó. Tinh thần quốc tế vô sản của các thủy thủ được thể hiện nửa đầu tháng 3, tuần dương tên lửa Vladivostok được lệnh nhổ neo ra khơi bắt đầu một chuyến hải hành thực hiện nhiệm vụ quốc tế. Sớm hơn nữa vào đầu tháng 2, khi tình hình chiến tranh biên giới Việt-Trung sắp nổ ra, các tàu ngầm của hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô bắt đầu triển khai lực lượng, thuyền trưởng tàu B-88 Fedor Gnatusin nhớ lại: “Vào đầu năm 1979, chúng tôi được nghỉ ngơi. Tàu được đưa vào sửa chữa định kỳ tại xưởng, khi đó nổ ra cuộc chiến tranh không thể hiểu nổi giữa hai nhà nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á. Sau đó một tuần, chúng tôi được lệnh ra khơi từ nhà máy sửa tàu, nhanh chóng nhận nhiệm vụ. Thủy thủ đoàn đưa thủy lôi và ngư lôi vào khoang vũ khí. Tuần tiếp theo chúng tôi tiếp nhận đưa lên tàu và sắp xếp vào các khoang chứa vật cứng hàng tấn chất tái tạo cơ số trang thiết bị, vật chất đảm bảo lương thực thực phẩm, các trang thiết bị trinh sát, thám sát và tìm kiếm mục tiêu, chuẩn bị hành quân ra chiến trường. Tại các quân cảng Vladivostok, Nakhodka, Odessa diễn ra những hoạt động khẩn trương đưa hàng viện trợ quân sự xuống các đoạn vận tải quân sự cho một nước xã hội chủ nghĩa nhỏ bé ở Đông Nam Á. Từ Ulysses hành quân tới bờ biển của Việt Nam đã có 5 liên đội tàu cộng với cấp độ tàu đến từ Konyushko và Vanguard, Shell, Sovoavan, Magadan và Bicheva. Trên đường đi, các thủy thủ luôn đề phòng hải quân Trung Quốc sẽ tấn công, thậm chí là đã nghĩ đến kịch bản sẽ bị tấn công bằng các thuyền nhỏ và các tàu cá mang thuốc nổ tấn công theo kiểu Kamikaze của Nhật. Đến ngày 20 tháng 2 có 13 chiến hạm Xô Viết cùng hoạt động trên biển Đông tạo nên một liên đoàn tàu quy mô; sau đó liên đoàn tàu chiến tiếp tục được tăng cường một cụm binh lực với kỳ hạm là tàu Tuần Dương đô đốc Senvavin. Đến tháng 4 năm 1979, dù chiến tranh trên bộ đã kết thúc Liên Xô vẫn cho tăng cường tới 30 chiến hạm hoạt động trên Biển Đông với nhiệm vụ đảm bảo hành lang vận tải, sẵn sàng tham gia chiến đấu và ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài.

Hạm đội Liên Xô đầu tiên tại Cam Ranh

Gluhov Vladimir Efimov đại úy hạng 2, thuyền trưởng tàu thủy văn hạm đội nhớ lại những ngày đầu ở Cam Ranh tháng 4 năm 1979.

“Tôi lúc đó đã là tham mưu trưởng tiểu đoàn, được bổ nhiệm làm sĩ quan điều hành chính cho các tàu vận tải Xô Viết tiến vào các cảng Việt Nam. Chuẩn bị cho chuyến hải hành, chúng tôi chỉ có vài ngày. Chỉ sau 5 ngày, chúng tôi đã cập cảng Đà Nẵng. Có nhiệm vụ nhanh chóng thực hiện công tác đảm bảo kỹ thuật cho các chiến hạm Xô Viết cập các cảng của Việt Nam xác định độ sâu hải trình; cập cảng dòng chảy và các nội dung khác; kiểm tra và rà soát tất cả các cầu tàu. Sau đó, chúng tôi tiến vào quân cảng Cam Ranh đã tổ chức ở đó một cơ sở đảm bảo hậu cần kỹ thuật hải quân. Công việc được hoàn thành trong vòng một tháng, chờ liên đoàn chiến hạm của hạm đội Thái Bình Dương cập cảng. Ở Cam Ranh rất lộng gió, khí hậu nóng và biển cũng rất nóng. Các chàng lính thủy tàu ngầm khi mô tả cảm giác của mình tưởng tượng như đang bơi trong một nồi nước sôi vậy. Tôi cho rằng bằng những hành động kiên quyết và mạnh mẽ của lực lượng hải quân Xô Viết cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc mới trở thành một cuộc xung đột vũ trang có giới hạn. Các chiến hạm của hạm đội Thái Bình Dương hoàn toàn không chỉ có dự kiến là biểu dương lực lượng quyền lực.- Gluhov Vladimir Efimov khẳng định rằng; “nếu PLA tức quân Trung Quốc mở rộng chiến tranh thì chiến hạm Thái Bình dương sẽ tiến vào Vịnh Bắc Bộ khi đó tên lửa đã lên bệ phóng và mọi chuyện đều có thể”.

Đại úy Gluhov Vladimir Efimov cùng các thủy thủ của liên đoàn tàu chính là những thủy thủ Liên Xô đầu tiên đóng quân tại cảng Cam Ranh. Trong 2 năm 1978 và 1979, phía Liên Xô và Việt Nam cũng đã nhiều lần đến khảo sát cảng. Thế nhưng, phải tới ngày 30 tháng 12 năm 1979, các bên cùng với các đại diện chính thức của các Bộ tư lệnh hải quân mới ký vào văn bản dự thảo hiệp ước, và tới năm 1980 mới ký văn kiện chính thức. Bởi vậy, những ngày tháng đầu đoàn thủy thủ và cán bộ Liên Xô gặp nhiều khó khăn, họ thiếu nước ngọt, chịu cái nóng như rang và kinh khủng hơn cả là “muỗi”. Dù tiến độ xây dựng được đẩy nhanh, nhưng tháng 12 năm 1979, tổng tư lệnh lực lượng hải quân Liên bang Xô Viết đô đốc S.Gorshkov đến thăm vẫn phàn nàn. Tới năm 1983, các công trình kỹ thuật tại cảng Cam Ranh mới hoàn thành.

Hải quân Mỹ tái mặt

Việc Liên Xô đưa hải quân tới giúp Việt Nam vô tình lại khiến hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương lo sợ cho rằng Liên Xô thực chất đang muốn gây chiến với mình, và Hải quân Mỹ bày trận. Cụm lực lượng công kích chủ lực tàu sân bay AUG do tàu sân bay Constellation (CV-64) là kỳ hạm, thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ngoài khơi bờ biển Đông Nam Á từ mùng 6 tháng 12 năm 1978. Biên chế của cụm AVG bao gồm tàu Tuần Dương hạm Leany (CG16) khu trục hạm Morton (DD 948) tàu vận tải đổ bộ Takelma (ATF 113).

Ngày 25 tháng 2 năm 1979, cụm AUG do tàu sân bay Constellation (CV-64) là kỳ hạm đậu ngoài khơi bờ biển Việt Nam trên Biển Đông với mục đích như tuyên bố của người Mỹ – là theo dõi và kiểm soát tình hình. Để ngăn chặn các chiến hạm Mỹ tiếp cận khu vực tác chiến quy mô lớn các tàu ngầm Diesel của hạm đội Thái Bình Dương đã lập một phòng tuyến ngăn chặn một số các tàu ngầm cơ động ở độ sâu tác chiến. Một số tàu ngầm đã nổi hẳn lên mặt nước trong tầm quan sát của hải quân Mỹ nhằm thách thức theo kiểu “có giỏi thì bơi hết vào đây!”. May người Mỹ hiểu tình hình nên đã không dám vượt qua tuyến ngăn chặn của tàu ngầm Liên Xô. Không đạt được mục tiêu đề ra ngày 6 tháng 3 cụm AUG dẫn đầu bởi tàu sân bay Constellation cơ động hành quân về vịnh Aden – nơi đang xảy ra xung đột dữ dội giữa miền Bắc và miền Nam của Yemen. Vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng cách mạng việc 36 quân nhân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Liên Xô đã được trao những giải thưởng cấp Nhà nước.

Ngăn chiến tranh lan rộng

Cụm chiến hạm Xô Viết đầu tiên đó có mặt trận Vịnh Bắc Bộ đến tận tháng 4 năm 1979, những hoạt động sẵn sàng chiến đấu của hạm đội Thái Bình Dương đã gây ra một sức ép nặng nề lên hải quân Trung Quốc, dù theo thống kê, hạm đội Nam Hải của Trung Quốc có tới 300 tàu chiến các loại, đa phần là các tàu tuần biển hạng nhẹ, trong khi các tàu Liên Xô đều có hỏa lực mạnh. Đó là lý do hạm đội Nam Hải-Trung Quốc không dám nghĩ tới việc tấn công. Các chiến hạm Xô Viết còn bảo vệ an toàn việc chuyên chở hàng hóa viện trợ vào Việt Nam. Cảng Hải Phòng chỉ cách phòng tuyến chiến đấu từ 100 tới 200 km/h nhưng Liên Xô thường xuyên cho năm tới sáu tàu vận tải bốc dỡ hàng quân sự, trong đó có cả các đài radar và tên lửa. Đồng thời, cảng Hải Phòng còn có các tàu vận tải của Ba Lan Cộng hòa Dân chủ Đức, Bulgaria…. Cũng phải nói thêm, làm việc trên bến cảng Việt Nam có cả những công dân Xô Viết tham gia bốc dỡ hàng. Trên cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn một đội bốc xếp chuyên nghiệp từ các cảng Vladivostok, Nakhodka và Vanina Korsakov. Hệ quả tích cực nữa mà hạm đội Thái Bình Dương mang lại, là đẩy nhanh tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định giữa Chính phủ liên bang Xô Viết và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiệp định cho phép các chiến hạm Xô Viết cập bến và neo đậu tại quân cảng Cam Ranh của Việt Nam, cũng như các máy bay chiến đấu của không quân, hải quân Liên Xô được cất hạ cánh trên sân bay quân sự Cam Ranh. Nhờ đó Việt Nam đã bắt đầu tiếp nhận những tàu chiến và khinh hạm của Liên Xô; các trường đại học quân sự và các trường huấn luyện kỹ thuật Liên Xô đã tiếp nhận hơn hai nghìn sĩ quan và hạ sĩ quan của Việt Nam sang nghiên cứu và học tập. Số tàu chiến cùng các sĩ quan được đào tạo này thành nòng cốt để Việt Nam xây dựng lực lượng hải quân trong những năm tiếp theo.

Về phần Liên Xô với việc đóng quân tại cảng Cam Ranh lực lượng hải quân Xô Viết đã nâng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Nam Á nằm gần kề với các trung tâm chính trị quân sự và kinh tế của Trung Quốc, đồng thời lại cận kề với các quốc gia thuộc khối Asean Ấn Độ Dương eo biển Malacca và Indonesia. Cụ thể hải đoàn AUG bao gồm 4 chiến hạm và kỳ hạm – tàu sân bay Minsk đã xuất hiện tại vịnh Thái Lan vào tháng 10 năm 1980, sau khi thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu trên biển Đông trong tháng 9. Một tàu Tuần Dương độc lập xuất hiện tại vùng nước thuộc bờ biển Singapore vào tháng 2 năm 1983. Sự xuất hiện của hải quân Liên Xô trên vùng nước phía tây Thái Bình Dương mỗi năm một tăng, từ 6.900 giờ hải hành năm 1979, lên 10.400 giờ hải hành năm 1980 và 11.800 giờ hải hành năm 1981. Nhìn về tổng thể sự hiện diện của hạm đội Thái Bình Dương với lực lượng không quân hỗn hợp của hải quân Xô Viết đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bình ổn tình hình Biển Đông nói riêng và khu vực châu Á Thái Bình Dương nói chung; khiến những chiến hạm của hải quân Mỹ cũng không thể xuất hiện thường xuyên trên biển Đông trong gần hai thập kỷ. Trung Quốc thì cứ luôn phải thập thò nghe ngóng. Tới tận năm 1988, khi Liên Xô bị khủng hoảng và hải quân tại Cam Ranh không còn đủ năng lực tác chiến, mới dám ngang ngược gây hấn, tấn công mạnh vào Trường Sa.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới