Tuesday, January 14, 2025
Trang chủBiển ĐôngBãi Tư Chính và những vấn đề cần biết

Bãi Tư Chính và những vấn đề cần biết

Trong số 7 bãi ngầm không thuộc phạm vi của quần đảo Trường Sa Việt Nam đang quản lý, bãi Tư Chính được ví như là tiền đồn của vùng dầu khí Việt Nam ở khu vực phía Nam của biển Đông. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất ít thông tin và các bài viết nói về bãi ngầm này, cũng như vị trí chiến lược và tình hình hiện tại của nó.

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Vị trí và đặc điểm

Bãi Tư Chính còn gọi là bãi ngầm Tư Chính, là một cụm rạn san hô nằm ở phía Nam biển Đông, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 296 km. Tuy nhiên, thực tế, bãi ngầm này cách điểm gần nhất ở đường cơ sở khoảng 296km, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 414 km, cách huyện đảo Côn Đảo khoảng 350 km về phía Đông Nam, cách đảo Trường Sa lớn khoảng 247km về phía Tây Nam; cách đảo An Bang khoảng 328 km về phía Tây. Toàn bộ Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, tức 370,4km, tính từ đường cơ sở.

Về mặt hành chính là vị trí bãi Tư Chính thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu (không liên quan tới quần đảo Trường Sa) có chiều dài khoảng 63km, rộng 11 km và có diện tích khoảng 500 đến 700 km2. Mặt bằng quan sát được bằng mắt thường chỉ khoảng 33,88 km2, bởi không giống như các đảo chìm ở quần đảo Trường Sa nơi đông nhất của bãi Tư Chính là nằm ở đầu mút phía Bắc, có độ sâu 16m.

Bãi Tư Chính và tầm nhìn chiến lược xây dựng nhà giàn DK1

Tính tới thời điểm này, Việt Nam đã đi trước một bước cả về chiến lược lẫn chiến thuật trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo trước tham vọng xâm chiếm của Trung Quốc. Theo đó, sau sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988, Việt Nam đã sớm nhận thức rằng Trung Quốc sẽ bành trướng sang các đảo khác ở Trường Sa, và có thể còn nhóm ngó sang các khu vực khác, nhất là với khu vực thềm lục địa phía Nam- nơi Việt Nam đã tiến hành khai thác dầu khí. Với tầm nhìn chiến lược, đô đốc Giáp Văn Cương đã chỉ đạo lữ đoàn 171 khảo sát trong thềm lục địa phía Nam của biển Đông và phát hiện có 6 bãi ngập san hô có đỉnh nhô cao dưới mặt nước biển từ 9 đến 50m và một bãi bùn ở phía Cà Mau. Ngay sau đó, ông báo cáo về Bộ Quốc Phòng và Bộ Chính Trị Việt Nam. Theo đề nghị của Tư lệnh hải quân và Bộ Quốc Phòng ngày 17 tháng 10 năm 1988, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã ký quyết định số 19 nghị quyết Trung ương chủ trương tiến hành xây dựng các công trình trên tất cả các bãi đá ngầm với tên gọi là trạm dịch vụ kinh tế khoa học kỹ thuật (gọi tắt là công trình DK1) nhằm bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía Nam. Đây là một quyết định vô cùng quan trọng vào thời điểm cách đây hơn 30 năm.

Tháng 12 năm 1988, đại diện Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã làm việc với Liên doanh Dầu khí Liên Xô Petro về kế hoạch xây dựng các công trình. Ông Nguyễn Văn Linh đã ra chỉ thị động viên các lực lượng bí mật làm gấp rút để đưa công trình này ra xây dựng trên biển, Toàn bộ phần thượng tầng của nhà giàn (tức nóc nhà ở) thi công trong bờ và phần đế khi ra biển phải thi công thật nhanh. Khi xây dựng xong hai nhà dàn DK1 ở Bãi Phúc Tần và bãi Ba Kè, nằm sát các mỏ dầu Việt Nam đang khai thác, Việt Nam đã xây dựng nhà giàn DK1 còn có tên là DK1/1 tức nhà giàn Tư Chính A hay là Tư Chính 1và hoàn thành 16 giờ ngày 5/7/1989, rộng khoảng 25 mét vuông, toàn bộ công trình nặng 250 tấn cao 45m đứng sừng sững trên mặt biển. Tại thời điểm đó, hệ thống nhà giàn DK1 của Việt Nam là công trình nhà dàn đầu tiên trên thế giới xây dựng trên nền san hô. Một năm sau đó, Việt Nam tiếp tục làm nhà giàn nữa cũng nằm ở Tư Chính theo cách chặn đầu khóa đuôi là nhà giàn DK1/5 tức nhà giàn Tư Chính B (hay Tư Chính 2). Đến năm 1995 Việt Nam đã có thêm ba nhà giàn có bãi đáp trực thăng là DK 1/11, DK 1/12 và DK1/14. Sau vụ tai nạn của nhà giàn Phúc Nguyên 2A bị sóng cuốn trôi đánh sập khiến 3 cán bộ chiến sĩ hy sinh, Việt Nam đã chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng các nhà giàn được xây dựng trên nền thiết kế cũ là DK1/1 và DK1/5 tại bãi Tư Chính. Hiện tại chỉ còn 3 nhà giàn nằm ở trung tâm và phía Bắc bãi được xây dựng trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1995 còn hoạt động, do các cán bộ công nhân, các đơn vị trực thuộc và các cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh vùng 2 hải quân Việt Nam quản lý điều hành.

Kể từ năm 2017, mẫu nhà giàn thế hệ mới đã được xây dựng tại bãi Tư Chính, có thiết kế rộng rãi và vững chắc hơn nhờ ứng dụng kết cấu liên hoàn theo mẫu giàn khoan nước sâu, có thể chịu được những trận sóng to gió lớn quanh năm giữa biển Đông. Những nhà giàn cũ giữ lại và được nối với nhau bằng một cây cầu thép vô cùng kiên cố. Mỗi nhà sàn hiện được trang bị hơn 100 tấm pin năng lượng mặt trời đủ để cấp điện cho huấn luyện sinh hoạt liên tục trong 3-5 ngày trong điều kiện mưa bão không có ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, tại đây còn được phủ sóng mạng điện thoại Vinasat, truyền hình K+ … nhờ vậy, tình hình ở đất liền cũng như trên biển đảo được các cán bộ chiến sĩ nhanh chóng cập nhật.

Các nhà giàn như là một trạm thông tin thông báo cho các tàu thuyền đánh cá và vận tải hàng hải đi lại trong vùng, là nơi tránh trú bão và ứng cứu ngư dân. Nhưng có nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà giàn DK1 chính là chốt giữ bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía nam của Việt Nam, Tại bãi Tư Chính còn có hai trạm hải đăng của Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải, chiều cao thắp đèn là 22M và tầm hiệu lực chiếu sáng là 22km về ánh sáng trắng, trong đó có một ngọn hải đăng chớp nhóm 2 chu kì 13 giây, và một ngọn hải đăng chớp nhóm 3 chu kì 8 giây.

Tuy đóng quân độc lập xa đất liền, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sóng to gió lớn, ở độ cao gần 50m so với mực nước biển, nhưng các quân nhân Việt Nam trên nhà giàn tại bãi Tư Chính, nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu chấp nhận hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền vùng biển được phân công quản lý với quyết tâm “Còn người còn nhà giàn”.

Giữa mênh mông biển nước, dù thiếu nước ngọt và đất nhưng những vườn rau trên các nhà giàn vẫn luôn xanh tốt dưới bàn tay chăm sóc kỹ càng của các quân nhân, ngoài các thực phẩm sấy khô thì cá biển cũng là một trong những nguồn thực phẩm chủ yếu được cấp đông để dự trữ. Đơn vị đóng quân tại đây cũng khám cấp thuốc cho ngư dân, hỗ trợ nước ngọt cho nhiều tàu cá. Năm 2020 khi nhà giàn DK11 tại bãi Tư Chính đã cấp cứu cho 30 ngư dân, khi tàu của họ gặp giông lốc bị phá nước và chìm trên biển. Năm 2021, 2022, đơn vị đã phối hợp với các tàu của đơn vị khác để tuyên truyền đấu tranh ngăn chặn và xua đuổi các loại mục tiêu nước ngoài xâm phạm trái phép chủ quyền trên thềm lục địa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Vị trí chiến lược của bãi Tư Chính

Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng dầu khí khá lớn, đặc biệt với những phát hiện mới về dầu khí ở thềm lục địa phía Nam thu hút sự quan tâm cũng như được tăng thêm niềm tin tạo động lực là một của các nhà đầu tư. Tại Biển Đông có rất nhiều mỏ dầu và túi dầu, nhưng tại bãi trũng Tư Chính, Vũng Mây và Nam Côn Sơn ở phía Nam biển Đông mới là những túi dầu lớn nhất. Do đó, bãi ngầm Tư Chính có vị trí chiến lược rất quan trọng khi nó nằm gần sát nhất với các mỏ dầu và mỏ khí lớn nhất mà Việt Nam đang khai thác Đại Hùng, Lan Tây, Lan Đỏ, Mộc Tinh, Hải Thạch Rồng Đôi … Vì vậy Tư Chính được ví là hàng rào và là tiền đồn vùng dầu khí của Việt Nam.

Cùng với hành vi xâm phạm và chiếm đóng trái phép tại các thực thể của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, vào năm 1992, Trung Quốc đã ngang nhiên ký hợp đồng thăm dò dầu khí trên bãi Tư Chính của Việt Nam với một công ty tư nhân của Mỹ tên là Crestone Energy Corporation. Hợp đồng phi pháp này đã bị Việt Nam và cả bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phản đối. Đến năm 2009 thì Trung Quốc chính thức đệ trình lên Liên hợp quốc yêu sách đường “lưỡi bò” phi pháp nuốt trọn gần như toàn bộ biển Đông, vi phạm các chuẩn tắc cơ bản của công ước luật biển vào năm 1982 của Liên Hợp Quốc mà Trung Quốc đã cam kết.

Cách đây 3 năm, trong 113 ngày kể từ ngày mùng 4 tháng 7 đến ngày 24 tháng 10 năm 2019, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 được sự hỗ trợ và bảo vệ của một số tàu vũ trang bán vũ trang hùng hậu của Trung Quốc, đặc biệt là tàu Hải giám trên 10.000 tấn ký hiệu là 3901, và tàu dân quân trên biển Kioong Sunshine Du 0014 đã vào tiến hành 4 đợt khảo sát khu vực biển xung quanh bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Biện minh cho những hoạt động phi pháp của nhóm tàu địa chất Hải Dương 08 và sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, Trung Quốc khẳng định một cách hoàn toàn phi lý và sai trái rằng hoạt động của nhóm tàu địa chất Hải Dương 08 là hợp pháp bởi vì bãi cạn Tư Chính là một bộ phận cấu thành của Quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Nhìn chung thì động thái của Trung Quốc ở bãi tư chính nhằm cùng lúc đặt mục tiêu kép.

Thứ nhất; Trung Quốc muốn thực hiện ý đồ biến vùng biển không tranh chấp của Việt Nam trở thành vùng tranh chấp và đang có ý đồ ép Việt Nam phải khai thác chung ở khu vực biển bãi Tư Chính.

Thứ hai; Trung Quốc đang dương đông kích tây phô diễn sức mạnh biển đông để thách thức Mỹ, thử phản ứng của các nước ASEAN cũng như là cộng đồng Quốc tế.

Thứ ba; Lúc đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang việc gây sự trên biển Đông sẽ củng cố niềm tin ở nội bộ đất nước Trung Quốc, củng cố vị thế đối với các đồng minh của Trung Quốc ở các điểm nóng với Mỹ; và thâm độc hơn, là làm nản lòng các đối tác và hợp tác đầu tư vào vùng biển của Việt Nam.

Tuy nhiên, tại khu vực bãi Tư Chính nhiều năm trước, Việt Nam đã và đang tiến hành thăm dò khai thác dầu khí, đã xây dựng các cụ dịch vụ mang tên DK1, phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển theo điều 60 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 quy định về các đảo nhân tạo thiết bị và công trình ở thềm lục địa. Việt Nam tuyên bố không cố ý biến các bãi ngầm trên thềm lục địa phía Nam thành đảo nổi và không ghép chúng vào quần đảo Trường Sa đồng thời bác bỏ sự gắn ghép này.

Trước những cáo buộc phi lý của Trung Quốc về chủ quyền nước này đối với bãi Tư Chính Việt Nam mạnh mẽ khẳng định rằng; căn cứ vào địa chất địa lý và pháp lý đều cho thấy khu vực bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Không phải khu vực tranh chấp hay có chồng lấn; Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra yêu sách đối với khu vực này. Về mặt pháp lý, bãi Tư Chính của Việt Nam được các chuyên gia luật quốc tế khẳng định hoàn toàn không nằm trong khu vực chồng lấn chủ quyền cho nên bãi Tư Chính chưa hề và không bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền. Khu vực biển này đã được Việt Nam sử dụng và khai thác đặc quyền kinh tế một cách ổn định từ lâu.

Về mặt địa chất, bãi Tư Chính cùng các bãi ngầm và đá ngầm ở khu vực này là một phần không thể tách rời trên thềm lục địa của Đông Nam Việt Nam được ngăn cách với quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng một rãnh sâu, theo đó trong cấu trúc đáy biển của Biển Đông có một rãnh sâu lớn chạy dọc theo trục Đông Bắc, Tây Nam khi rãnh sâu này về đến Đà Nẵng, nó chạy về phía Nam và song song với bờ biển của Việt Nam sau đó đi tiếp lên Đông Bắc tới bãi cạn Scarborough và ra Thái Bình Dương có nơi sâu đến 4.000m, ngăn cách quần đảo Trường Sa với khu vực bãi Tư Chính đồng thời là trục đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông. Về mặt địa lý thì trong số các tài liệu chính thống của tổ chức thủy đạo Quốc tế IHO thuộc Liên Hợp Quốc cũng như các tài liệu địa lý quốc tế, tất cả các tài liệu chính thống này đều không có tài liệu hay công bố nào nói rằng khu vực tư chính thuộc quần đảo Trường Sa. Nếu nói Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa thì cố tình hiểu sai về mặt địa lý địa chất và đặc trưng đáy biển Đông một cách có chủ đích.

Bất chấp những căn cứ được đưa ra, Trung Quốc luôn có những động thái gây hấn làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông. Trước những hành động đó Việt Nam vẫn kiên trì kiên quyết, bảo vệ chủ quyền quyền đàm phán của mình trong vùng đặc quyền kinh tế, tiếp xúc nhiều lần với Trung Quốc ở các kênh khác nhau trong công hàm phản đối kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi phi pháp rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam vì khu vực bãi Tư Chính là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam được xác định theo đúng các quy định của công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều đang là thành viên. Song song với đó, các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam vẫn luôn thực thi chủ quyền quyền chủ quyền và quyền đàm phán một cách hòa bình đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển của Việt Nam.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới