Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVụ khinh khí cầu và phép thử của TQ với Mỹ

Vụ khinh khí cầu và phép thử của TQ với Mỹ

Khinh khí cầu do thám của Bắc Kinh bay trên không phận Hoa Kỳ là một kiểu khiêu khích. Vào ngày 4 tháng 2, máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đã bắn một tên lửa AIM-9X Sidewinder để hạ nó và sự cố khinh khí cầu dường như đã kết thúc. Bộ Quốc phòng TQ không thể chịu đựng được nữa, và đột nhiên nhảy lên phản đối cái gọi là “khí cầu dân sự không người lái” bị bắn hạ này.

Sự bất mãn bộc lộ qua bốn tuyên bố của ĐCSTQ

Ngày 2/2, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo về tình hình khinh khí cầu do thám Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đã nhanh chóng phản ứng, vào ngày 3 tháng 2, Bộ Ngoại giao TQ đã đưa ra một tuyên bố, thừa nhận rằng “khí cầu không người lái” đến từ Trung Quốc, nhưng nói rằng nó “có bản chất dân sự và được sử dụng cho nghiên cứu khoa học như khí tượng học”; và rằng “do bị ảnh hưởng bởi gió tây, hơn nữa, khả năng kiểm soát của nó bị hạn chế và khí cầu đã đi chệch hướng nghiêm trọng so với lộ trình đã định”; tuy nhiên, Bắc Kinh chỉ bày tỏ sự tiếc nuối vì đã “xâm nhập nhầm vào Hoa Kỳ vì lý do bất khả kháng.”

Lúc này Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã đến Hàn Quốc, ông vốn định sau đó sẽ đến thăm Trung Quốc, và được cho là sẽ gặp ông Tập Cận Bình. Chính quyền Trung Quốc đã phản ứng quá nhanh và có vẻ như họ đã dịu đi một chút về lập trường, người ta ước tính rằng họ hy vọng rằng ông Blinken có thể đến thăm Trung Quốc theo kế hoạch. Tuy nhiên, luận điệu “khí cầu có chức năng dân sự”, “xâm nhập bất khả kháng”, “nhập cảnh nhầm lẫn” và “hối tiếc” của ĐCSTQ càng khiến Tòa Bạch Ốc không hài lòng và ngay lập tức hủy bỏ chuyến thăm Trung Quốc của ông Blinken.

Ngày 4/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng đưa ra tuyên bố thứ hai, vẫn nêu rõ “đây là tình huống bất ngờ gây ra bởi lý do bất khả kháng”, đồng thời tuyên bố “không có ý định và không bao giờ xâm phạm lãnh thổ và không phận của bất kỳ quốc gia nào có chủ quyền”; nhưng lại chỉ nói “hối tiếc”. Tuyên bố còn thêm một câu, “Một số chính trị gia và phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ đã lợi dụng vấn đề này để công kích và làm mất uy tín của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó.”

Tuyên bố thứ hai của ĐCSTQ không chỉ rút lại thái độ “hối hận” mà còn bắt đầu chửi bới. Để giữ thể diện, ĐCSTQ cũng tuyên bố rằng “cả Trung Quốc và Mỹ đều không công bố bất kỳ chuyến thăm nào, và việc tiết lộ thông tin liên quan là từ phía Mỹ”.

Bắc Kinh coi hoạt động ngoại giao của hai cường quốc như một màn trình diễn, và phản ứng với các trường hợp khẩn cấp giống như bốc đồng hơn, thể hiện bản chất thật của mình. Vì khí cầu của ĐCSTQ có “lộ trình định sẵn” nên lẽ ra họ phải nghĩ rằng đi vào không phận Hoa Kỳ có thể sẽ bị phát hiện, lẽ ra họ phải chuẩn bị sẵn sàng, nhưng họ có vẻ không chuẩn bị trước và lúng túng.

Vào ngày 4 tháng 2, quân đội Hoa Kỳ đã bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng đưa ra tuyên bố thứ ba, nói rằng “Mỹ khăng khăng sử dụng vũ lực, rõ ràng là phản ứng thái quá và vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế”; “TQ sẽ kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty liên quan “; “bảo lưu quyền thực hiện các phản ứng cần thiết hơn nữa.”

Việc bất kỳ quốc gia nào bắn hạ máy bay của quốc gia khác xâm phạm không phận của mình là hợp pháp, nhưng Bắc Kinh tin rằng Hoa Kỳ “đã phản ứng thái quá và vi phạm nghiêm trọng các công ước quốc tế”. Theo logic của chính quyền Bắc Kinh, có vẻ như Hoa Kỳ nên cho phép “khí cầu không người lái” của ĐCSTQ tự rời đi mà không làm gì cả. Nếu đúng như vậy, Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ có thể từ chức.

Bắc Kinh có lẽ nghĩ rằng lời lẽ đó không đủ mạnh, vào ngày 5 tháng 2, họ lại bất ngờ đưa ra tuyên bố thứ tư thông qua Bộ Quốc phòng, nói rằng “Hoa Kỳ đã sử dụng vũ lực để tấn công khí cầu không người lái dân sự của chúng tôi” và “bảo lưu quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để giải quyết các tình huống tương tự.”

ĐCSTQ luôn tuyên bố rằng khinh khí cầu do thám này là “khí cầu không người lái dân sự”, nhưng đột nhiên quân đội của chính quyền Trung Quốc lại đưa ra tuyên bố liên quan.

Khí cầu gián điệp của Trung Quốc là biện pháp cấp thấp?

Khinh khí cầu gián điệp xâm nhập nước Mỹ, Bắc Kinh không những không nhanh chóng thừa nhận sai lầm mà liên tục chữa cháy, điều mà thế giới bên ngoài cho là vô lý; nhưng đây chính là điều ĐCSTQ đã từng làm. Những lời phủ nhận tương tự không phải là mới, ĐCSTQ đã không thừa nhận việc che giấu dịch bệnh, cố ý phát tán vi rút, gây ra bệnh dịch trên toàn thế giới.

Chính quyền Bắc Kinh đã xử lý sự cố khinh khí cầu theo hướng kích động chủ nghĩa dân tộc trong nội bộ để che đậy sự kém cỏi và xấu hổ của chính mình. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ làm căng thẳng thêm cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đặc biệt là đối đầu quân sự, và Bắc Kinh có thể sẽ chỉ càng cảm thấy khó chịu hơn.

Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, quân đội Nhật Bản không thể tấn công vào lục địa Hoa Kỳ và đã thả một số lượng lớn bóng bay đến lục địa Mỹ, vào thời điểm đó, không có công nghệ điều khiển từ xa và bóng bay chỉ có thể bay lơ lửng với gió mạnh. Ngày nay, Bắc Kinh có thể điều khiển khinh khí cầu từ xa, nhưng lực lượng quân sự thông thường của họ vẫn khó tấn công lục địa Hoa Kỳ.

Các máy bay ném bom của Liên Xô cũ và Nga đã cố gắng tiếp cận Hoa Kỳ và các nước NATO để kiểm tra hệ thống phòng không và khả năng phản ứng của NATO, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa có khả năng đó. Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc hiện nay chỉ có thể bay ra khỏi eo biển Miyako, thậm chí không thể bay đến đảo Guam, về lý thuyết chỉ có thể phát động tấn công bằng tên lửa tầm xa, nhưng thả bom rơi tự do là chưa đủ.

Khí cầu do thám của ĐCSTQ lẽ ra phải nhằm vào căn cứ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của quân đội Hoa Kỳ ở Montana, và người ta ước tính rằng họ cũng đang thử nghiệm Mạng lưới Phòng không Bắc Mỹ, nhưng những phương pháp như vậy dường như ở mức độ tương đối thấp trong thế kỷ 21.

Chất lượng chụp ảnh của khinh khí cầu do thám của Bắc Kinh có tốt hơn của vệ tinh hay không vẫn đang được thế giới bên ngoài phân tích và thảo luận. Nếu vệ tinh của ĐCSTQ thực sự không hoạt động, khí cầu không còn cách nào khác. Máy bay trinh sát của Mỹ tuần tra dọc bờ biển Trung Quốc đã trở thành thông lệ, nhưng Bắc Kinh chưa thể bắt chước và làm điều tương tự với Mỹ, và với các hoạt động ở bên kia đại dương, thả khí cầu có lẽ là phương pháp khả dụng duy nhất hiện nay của Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tin rằng khinh khí cầu gián điệp của Trung Quốc không phải là mối đe dọa tình báo đáng kể, chúng cũng không mang lại giá trị gia tăng đáng kể so với công nghệ mà Trung Quốc đã sở hữu. Quân đội Hoa Kỳ cho biết họ đã thực hiện các bước để ngăn khí cầu thu thập thông tin nhạy cảm và trong nhiều ngày đã quan tâm đến sự an toàn của người Mỹ trên mặt đất hơn là rủi ro tình báo. Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ thu thập và phân tích thiết bị của khinh khí cầu do thám Trung Quốc trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Kết quả cuối cùng có thể một lần nữa cho thấy rằng để thực hiện mệnh lệnh của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, quân đội TQ phải áp dụng các biện pháp cấp thấp tương tự để chứng tỏ rằng họ có một số khả năng đe dọa lục địa Hoa Kỳ, để đáp ứng yêu cầu nhu cầu chính trị của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ để khiêu khích Hoa Kỳ.

Sự cố khinh khí cầu đã phơi bày khoảng cách lớn trong khả năng triển khai sức mạnh của Trung Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời cũng phản ánh khoảng cách rõ ràng về sức mạnh quân sự tổng thể của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Khả năng của quân đội Hoa Kỳ trong việc loại bỏ sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với khinh khí cầu gián điệp, cho dù họ đã vô hiệu hóa thiết bị giám sát của khinh khí cầu hay cắt đứt kết nối giữa vệ tinh của TQ và khinh khí cầu, bao gồm cả vụ bắn hạ cuối cùng của máy bay F-22, có khả năng làm nổi bật khoảng cách này.

Tại sao quân đội Hoa Kỳ sử dụng F-22 bắn hạ khinh khí cầu?

Vào ngày 4 tháng 2, một máy bay chiến đấu F-22 của quân đội Hoa Kỳ đã phóng một tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder, phá hủy khinh khí cầu gián điệp của ĐCSTQ, giống như giết một con gà bằng dao mổ trâu. Một số người cho rằng không cần lãng phí một quả tên lửa trị giá 400.000 đô la Mỹ, có thể nó sẽ bị bắn hạ bằng súng máy, nhưng điều này có lẽ đã được thực hiện một cách có chủ ý bởi quân đội Hoa Kỳ.

Kể từ khi máy bay chiến đấu F-22 ra đời, không có ghi chép thực chiến nào, lần này có thể coi như trải nghiệm thực chiến chính thức. Mặc dù đó chỉ là một khinh khí cầu xâm phạm không phận Hoa Kỳ, nhưng quân đội Hoa Kỳ đã tuân theo các quy trình phòng không tiêu chuẩn và điều động các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ thứ năm F-22 để chống lại nó, cùng với máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp nhiên liệu phối hợp cùng lúc. Quân đội Hoa Kỳ đã tận dụng triệt để tình trạng khẩn cấp này để đạt được hiệu quả của các cuộc tập trận thực chiến. F-22 cuối cùng đã xuất kích lần đầu tiên trong môi trường chiến đấu thực tế, đây có thể được coi là một sự kiểm chứng hiệu quả hiếm có, vì sao quân đội Mỹ có thể giữ vững vị trí số một thế giới, đây hẳn là một lời giải thích hợp lý.

Quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận thực chiến, với F-22 đóng vai trò là xương sống để bảo vệ không phận, và F-15 cũng cất cánh để hỗ trợ. Trước khi F-22 xuất hiện, F-15 là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của quân đội Mỹ và được xuất khẩu cho các nước đồng minh, là máy bay chiến đấu hiện đại. Năm 2005, máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ thứ năm F-22 đã đi vào hoạt động nhưng F-15 vẫn chưa được cho nghỉ hưu và quân đội Mỹ tiếp tục mua những chiếc F-15EX để tăng cường khả năng tấn công mặt đất. Quân đội Mỹ hiện có hai máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không cùng lúc phục vụ, điều này thực sự quá xa xỉ, khả năng chiếm ưu thế trên không của F-35 chỉ đứng sau F-22, nhưng lại là máy bay chiến đấu đa năng.

F-22 không chỉ được sử dụng để bảo vệ nước Mỹ mà còn tiếp tục xuất hiện ở châu Âu, Trung Đông và Tây Thái Bình Dương, là vũ khí đầu tiên để quân đội Mỹ tranh giành ưu thế trên không. Ukraine không dám trông đợi Mỹ viện trợ F-22, F-35 hay F-15 mà chỉ mong có được F-16 là đã có đủ tự tin đấu với tiêm kích Nga.

F-22 bắn hạ khinh khí cầu do thám TQ không phải là kỷ lục không chiến, chỉ có thể tính là kỷ lục thực chiến, nhưng quân đội Mỹ cần chứng tỏ ưu điểm của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đặc biệt là trong việc đối phó với các hành động khiêu khích của ĐCSTQ chống lại Hoa Kỳ.

F-22, F-35 ở Tây Thái Bình Dương sẽ có mặt khắp mọi nơi

Vào ngày 28 tháng 1, khinh khí cầu do thám của TQ xuất hiện ở quần đảo Aleut, sau đó tiến vào Alaska, Hoa Kỳ và vào lục địa Hoa Kỳ qua Canada vào ngày 31 tháng 1.

Ngày 1/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Philippines, hai bên nhất trí quân đội Mỹ tiếp tục sử dụng 5 căn cứ quân sự ban đầu và bổ sung thêm 4 căn cứ, là điểm tựa chiến lược có thể đối phó tốt hơn với các hành động khiêu khích của ĐCSTQ .

Một khi ĐCSTQ có dấu hiệu chiến tranh, quân đội Hoa Kỳ có khả năng sẽ nhanh chóng khai triển máy bay chiến đấu đến Philippines, phối hợp chặt chẽ cùng căn cứ Okinawa của Nhật Bản. Quân đội Hoa Kỳ đã tối đa hóa việc khai triển phân tán của mình, các cuộc tấn công tên lửa của ĐCSTQ sẽ đồng thời chịu sự đáp trả của Đài Loan, Okinawa, Philippines, đảo Guam, hàng không mẫu hạm và tàu tấn công đổ bộ của Hoa Kỳ.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của quân đội Mỹ có thể nhanh chóng được khai triển tới đảo Luzon gần Đài Loan. F-15, F-16, A-10 cũng có thể thay phiên nhau hạ cánh xuống Philippines gần đó, nạp đạn, tiếp nhiên liệu và tấn công lại. Căn cứ của Hoa Kỳ ở miền nam Philippines nằm ngoài tầm bắn của tên lửa Đông Phong-21 của TQ. Chỉ tên lửa Đông Phong-26 mới có thể tấn công. Trong khi đó quân đội Hoa Kỳ có thể linh hoạt triển khai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 và F-35. Tên lửa Đông Phong-26 vốn có số lượng hạn chế của ĐCSTQ phải đối mặt với nhiều mục tiêu như đảo Guam, đảo Tinian, Palau, miền nam Philippines và hàng không mẫu hạm của quân đội Mỹ, độ khó tấn công cũng tăng lên gấp đôi.

Trong các mô hình mô phỏng chiến tranh trước đây qua eo biển Đài Loan do nhiều bên thực hiện, một cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa của ĐCSTQ đã được tính đến, dẫn đến việc phá hủy một số lượng lớn máy bay chiến đấu của Mỹ tại sân bay, nhưng ĐCSTQ vẫn không thể chiếm được uy thế trên cao. Ngày nay, quân đội Hoa Kỳ đã mở rộng tối đa các căn cứ được triển khai ở Tây Thái Bình Dương và khả năng máy bay chiến đấu bị một số lượng lớn tên lửa Trung Quốc tiêu diệt tại sân bay đã giảm đáng kể.

Căn cứ của Hoa Kỳ tại Palawan ở Philippines gần quần đảo Trường Sa, đây sẽ là một địa điểm tuyệt vời để máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ tấn công các đảo và rạn san hô của ĐCSTQ ở Biển Đông và Hạm đội Biển Đông. Trên các chiến trường ở Tây Thái Bình Dương, F-22 và F-35 sẽ có mặt khắp nơi, có thể phối hợp với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của quân đội Mỹ để kiểm soát vững chắc sức mạnh không quân.

Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, ưu thế trên không vẫn sẽ quyết định kết quả của cuộc chiến tiếp theo. Chiến tranh Nga-Ukraine đã chứng minh rằng lợi thế tuyệt đối trong hàng ngàn cuộc tấn công bằng tên lửa của quân đội Nga đã không được chuyển thành lợi thế trên chiến trường. Lực lượng tên lửa của ĐCSTQ có thể không thực sự chiếm thế thượng phong trong việc bắn tên lửa lẫn nhau. Đối mặt với lực lượng không quân cực kỳ hạn chế của Ukraine và hệ thống phòng không tầm thấp, Không quân Nga đã không thể hiện được ưu thế trên không. Đối mặt với máy bay chiến đấu của Mỹ và hệ thống phòng không của Đài Loan, Không quân Trung Quốc càng gặp khó khăn hơn trong việc giành ưu thế trên không.

Không quân TQ khó có thể hỗ trợ Hải quân TQ, nếu lãnh đạo ĐCSTQ ra lệnh cưỡng chế đổ bộ ở eo biển Đài Loan, đội đổ bộ và đội hộ tống có thể bị thất lạc hoàn toàn trên đường đi.

J-20 của TQ có thể bắt chước F-22 để bắn hạ một phương tiện bay không người lái tương tự như khinh khí cầu, nhưng nó không thể thay đổi bất lợi rất lớn trên không, nếu máy bay chiến đấu của TQ gặp phải một cuộc chiến thực sự, nó có thể không tìm thấy mục tiêu và nó có thể bị bắn hạ như một quả bóng bay.

Kết luận

Sự cố khinh khí cầu bất ngờ khiến ĐCSTQ rất lúng túng, bất chấp những luận điệu “dân sự”, cuối cùng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã miễn cưỡng để quân đội TQ xuất hiện. Tuy nhiên, sự xuất hiện của khinh khí cầu do thám Trung Quốc đã làm nổi bật khoảng cách quân sự rất lớn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

ĐCSTQ có thể thực hiện các hành động khiêu khích chính trị chống lại Hoa Kỳ, và họ có thể thách thức quân đội Hoa Kỳ bằng lời nói, nhưng họ nên biết rằng họ không có thực lực để thách thức quân đội Hoa Kỳ.

Quân đội Hoa Kỳ đang đẩy mạnh hoàn thành việc khai triển ở Tây Thái Bình Dương. Quân đội Trung Quốc đang kêu gọi thành lập đội hình, nhưng quân đội Hoa Kỳ đã khai triển đội hình từ lâu. Sự cố khinh khí cầu sẽ buộc chính phủ Hoa Kỳ và quân đội Hoa Kỳ chuẩn bị nghiêm túc hơn cho một cuộc chiến có thể xảy ra và xem xét các lựa chọn tấn công phủ đầu một cách nghiêm túc hơn.

Trước lời kêu gọi chiến đấu của ĐCSTQ, quân đội Hoa Kỳ nên đưa ra nhiều cảnh báo trực tiếp hơn và tăng cường phô trương sức mạnh quân sự, đây có thể là một trong những biện pháp hiệu quả để tăng khả năng răn đe và ngăn chặn quân đội của ĐCSTQ có hành động mạo hiểm.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới