Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mới Chiến thuật mới của Philippines trên Biển Đông

 Chiến thuật mới của Philippines trên Biển Đông

Tới thời điểm này, làm “bẽ mặt” Trung Quốc thì không quốc gia bằng Philippines qua vụ kiện Biển Đông ra Tòa trọng tài thường trực (PCA) thành lập theo Phụ lục VII Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).

Tàu hải cảnh Trung Quốc chiếu laser về phía tàu Philippines chiều 6.2

“Vụ kiện đình đám”, “vụ kiện hy hữu”, “hành động quả cảm” – đó là những ngôn từ dư luận quốc tế sử dụng khi đề cập vụ kiện này, nhằm diễn tả tính chất đặc biệt và sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế về vụ kiện

Hồ sơ vụ kiện đệ trình PCA tháng 1 năm 2013. Nghĩa là gần một năm sau cuộc giành giật, và cuối cùng, Philippines mất quyền kiểm soát bãi cạn Scaborough vào tay Trung Quốc, tháng 4 năm 2012.

Sự phẫn nộ của người dân Philippines thúc đẩy vụ kiện – đành thế. Nhưng nếu như khi đó, chính quyền của tổng thống Benigno Aquino III không cứng rắn và  mạnh mẽ trước Bắc Kinh, thế giới hẳn đã không được chứng kiến một màn đấu lý nảy lửa của Philippines với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc, bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia quá trình xét xử.

Sau ba năm ròng rã theo đuổi vụ kiện, cuối cùng, Manila cũng được đền đáp xứng đáng với Phán quyết của Tòa Trọng tài công bố vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, trong đó bác bỏ cái gọi là “các quyền lịch sử” dựa trên cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” ngang ngược mà Bắc Kinh đơn phương đưa ra và áp đặt.

 Thậm chí, Philippines còn coi như giành “thắng lợi kép” khi  PCA cũng bác bỏ luôn khả năng Trung Quốc được yêu sách vùng biển từ các đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng trái phép ở Trường Sa, đồng thời xác định Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển, mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp.

Một khi đã từ chối tham gia quá trình xét xử, Bắc Kinh không công nhận Phán quyết của PCA là dễ hiểu. Tuy nhiên, sự ương bướng không cứu nổi sĩ diện của Trung Quốc – một quốc gia từng thò bút ký UNCLOS 1982. Nói cách khác, sau vụ kiện, cộng đồng quốc tế không chỉ nhìn Trung Quốc với con mắt coi thường, mà còn mỉa mai mỗi khi chứng kiến Bắc Kinh cao giọng nói về đạo đức và luật pháp.

Tiếc là khi Phán quyết của PCA ban hành, ông Rodrigo Duterte – người kế nhiệm ông Aquino – lại tỏ ra yếu đuối tới mức nhét Phán quyết vào ngăn bàn để theo đuổi một chính sách ngoại giao “thân Trung Quốc”.

Nhùng nhằng, tận mãi thời gian cuối nhiệm kỳ, ông Duterte mới nhận ra Trung Quốc chẳng thể là “bạn vàng” thì đã quá muộn. Muộn nên ông Duterte chẳng thể làm gì khác ngoài việc vớt vát trước dư luận bằng một số ngôn từ được coi là “cứng hơn” nhằm vào Bắc Kinh; cùng với đó, là các động thái trở lại với đồng minh Mỹ.

Tổng thống đương nhiệm là ông Ferdinand Marcos Jr vẻ như sáng suốt “ngộ” ra sự thật nhanh hơn người tiền nhiệm Duterte.

Trong chiến dịch tranh cử cũng như khi đã thành tổng thống, người đàn ông này từng chủ trương và đề ra kế hoạch tiếp tục theo đuổi “chính sách thân thiện”  với Bắc Kinh như người tiền nhiệm Duterte.

Với việc làm đó, thậm chí, ông Marcos còn “ghi công” trước Trung Nam Hải. Bằng chứng sự “ghi công” là lời cảm kích của nhà ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp với tân Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo ngày 6-7, rằng: “Chúng tôi cảm ơn cam kết theo đuổi chính sách thân thiện với Trung Quốc gần đây của Tổng thống Marcos. Những tuyên bố này đã gửi đi tín hiệu rất tích cực cho thế giới”.

Đầu năm 2023, ông Marcos, trong chuyến thăm Trung Quốc, còn lấy làm hoan hỷ về việc hai bên ký được một một thỏa thuận thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Bộ Ngoại giao hai nước ở các cấp khác nhau về các vấn đề trên Biển Đông, nhằm xử lý ổn thỏa bất đồng trong vấn đề này trong khi vẫn đảm bảo hợp tác chung giữa hai nước – điều mà cả Bắc Kinh lẫn Manila đều coi là tối quan trọng.

Tuy nhiên, mọi sự như đảo chiều với vụ tàu hải cảnh Trung Quốc chiếu “laser cấp độ quân sự” ngày 6/2 vào các tàu Philippines gần rạn san hô Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Chẳng thể là chuyện đùa, khi vụ chiếu laser này khiến thủy thủy đoàn của tàu Philippines bị “mù tạm thời” trong khoảng thời gian hơn 10 giây – như cáo buộc của cơ quan cảnh sát biển Philippines (PCG) ngày 13/2.

Một vụ việc nghiêm trọng do cố ý của Trung Quốc. Càng nghiêm trọng hơn khi nó xảy ra chỉ một tháng sau chuyến công du của ông Marcos tới Bắc Kinh. Những đôi co to tiếng giữa Manila và Bắc Kinh cho thấy, cơ chế “đường dây liên lạc trực tiếp giữa Bộ Ngoại giao hai nước ở các cấp khác nhau…” vừa đạt được chỉ có ý nghĩa trên…giấy; nếu cơ chế này hiệu quả, hẳn mọi chuyện đã giải quyết ổn thỏa và êm ru trong im lặng….

Đằng này, câu chuyện lại khác.

Khác với việc cơ quan cảnh sát biển Philippines (PCG) ngày 13/2 ra tuyên bố chính thức tố cáo vụ “laser cấp độ quân sự” như một vụ việc gây hấn ngang ngược.

Khác nữa là, thay vì im lặng trước những lần Manila nín nhịn, chỉ phản đối ngầm, lần này, ngay sau sự lên tiếng của PCG, Bắc Kinh lạp tức nhảy dựng lên, giãy đành đạch, sai người phát ngôn ngoại giao Uông Văn Bân chối bai bải rằng: “Tàu hải cảnh Trung Quốc đã không chiếu tia laser vào thủy thủ đoàn Philippines và thiết bị cầm tay không gây thiệt hại cho bất cứ vật gì hoặc bất kỳ người nào trên tàu” (?!)

Cho dù đó vẫn chỉ là những lời cãi… cùn của Bắc Kinh, nhưng ít nhất Manila cũng đạt được một điều là làm cho dư luận và cộng đồng quốc tế thấy rõ thêm Trung Quốc là như thế nào? Có đáng tin và đáng chơi không? Nếu chơi, thì cần cảnh giác những gì?…

Đặc biệt hơn, trong cuộc họp báo tại thành phố Quezon ngày 25.2, phó đề đốc Jay Tarriela, cố vấn tư lệnh Tuần duyên Philippines (PCG) về an ninh biển, còn khẳng định: việc công khai nhiều hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông đang định hình chiến thuật của PCG dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.

Một cách gọi khác, chiến thuật đó liệu có thể gọi là “chiến thuật làm bẽ mặt Trung Quốc” – như mặc định của nhiều người?

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới