Tuesday, November 19, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiEVN, TKV không lỗ mới lạ

EVN, TKV không lỗ mới lạ

Thông tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm qua lỗ đậm gần 29.000 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam (TKV) lỗ rất đậm 74.000 tỉ đồng được bơm kích gây phẫn nộ trong dư luận. Nhưng sự thật là…

Số nợ của TKV lớn gấp 1,6 lần vốn sở hữu 45.000 tỉ đồng. Người ta kháo nhau đào than lên bán mà cũng lỗ thì khó tin. Đúng là rất khó tin khi nhìn vào những con số trên nhưng nếu nhìn toàn cảnh sẽ có thể đánh giá khác. Thứ nhất, đây là số nợ được tích tụ qua nhiều năm. Thứ hai, TKV là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có nghĩa là nó không chỉ có nhiệm vụ đào than mang đi bán mà còn phải đảm bảo nhiệm vụ về an ninh năng lượng.

Mà nếu như vậy thì lại phải đặt nó vào trong câu chuyện của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Chính TKV đã phải chìa vai san sẻ bớt những áp lực của EVN. Nói thẳng nếu không có một bên vai của TKV thì con số lỗ 29.000 tỷ của EVN sẽ phải tăng lên gấp nhiều lần.

Tại sao nói vậy? Cần nhắc lại rằng, 2022 là năm thứ 3 liên tiếp giá bán lẻ điện bình quân giữ nguyên dù giá nhiên liệu đầu vào cho phát điện tăng rất cao. Đây là do nhà nước áp giá trần. Nghĩa là buộc phải bán điện giá thấp cho người dân. Điều này tốt cho dân, tốt cho thu hút đầu tư. Các nhà đầu tư lớn khi lựa chọn quốc gia để đặt nhà xưởng, hiển nhiên đều muốn chi phí sản xuất thấp nhất. Và giá điện là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng nhất. Nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực thì giá điện Việt Nam thấp hơn nhiều và cũng là một yếu tố giúp thu hút nguồn FDI lớn.

Và để làm được điều đó thì chính phủ cũng yêu cầu TKV phải cấp than cho EVN với giá phù hợp. Năm 2022, dù giá than nhập khẩu bình quân lên tới trên 300 USD/tấn nhưng TKV đã phải hỗ trợ mức phí thấp bằng 1/2 giá than thế giới. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận hơn là bị quên lãng trong cái bĩu môi bỉ bôi về việc lỗ nặng của 2 doanh nghiệp nhà nước.

Tất nhiên, không phải mọi nguồn than EVN sử dụng đều do TKV cấp. Và không phải toàn bộ than TKV đào lên đều cấp cho EVN. Thế nên không loại trừ việc quản lý yếu kém cũng góp phần tạo nên bức tranh thua lỗ triền miên của 2 tập đoàn siêu to khổng lồ này. Tuy vậy, nguyên nhân chính của việc thua lỗ là bởi họ đang gánh giá điện cho dân. Việc này hoàn toàn nằm trong kế hoạch, và đã được dự báo.

Thanh tra kiểm tra là việc lên làm nhưng rõ ràng cần phải có cái nhìn toàn cảnh để đánh giá đúng và đủ vấn đề. Sai đến đâu xử đến đó, chứ không thể đánh đồng quy chuẩn từ những con số vô hồn được. Từ đó mới thấu hiểu được mỗi chính sách của Chính phủ…

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới