Đảo Song Tử Tây là một cồn san hô thuộc cụm Song Tử ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam như một phần của xã đảo Song Tử Tây, thuộc huyện đảo Trường Sa của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.
Điều kiện tự nhiên
Đảo Song Tử Tây cách cảng Cam Ranh khoảng 560 km về phía Đông, cách đảo Đá Nam khoảng 5 km về phía Đông Bắc và cách đảo Song Tử Đông 3km, Song Tử Tây có hình bầu dục chạy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, có chiều dài là 698m, chiều rộng 295m và có diện tích tự nhiên vào khoảng 12ha, là đảo lớn thứ sáu trong một số các đảo nổi tự nhiên tại quần đảo Trường Sa và là đảo lớn thứ hai thuộc chủ quyền của Việt Nam sau đảo Trường Sa lớn.
Song Tử Tây hình thành bởi quá trình vôi hóa hàng triệu năm của san hô lớp này chồng đến lớp kia. Trước đây, đảo Song Tử Tây đã từng là bãi đẻ trứng của chim biển. Ngày nay phân chim cùng với cát san hô và xác lá cây phân hủy tạo thành một lớp mùn màu mỡ thuận lợi cho cây cối phát triển. Không có nước ngọt, chỉ có nước lợ, xung quanh đảo bao phủ bởi nhiều cây xanh như Phong Ba, Keo Lá Tràm, Phi Lao, Bàng Vuông… Song Tử Tây mang đặc điểm khí hậu thủy văn của quần đảo với đặc điểm mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Thời tiết trên đảo chia làm hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa đến sớm, thường bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 12, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Hàng năm Song Tử Tây phải hứng chịu những cơn bão nhiệt đới. Năm 2021, đảo chịu cơn bão số 9 với sức gió giật cấp 13, 14 khiến gần như toàn bộ cây xanh trên đảo bị đổ, nhiều công trình bị hư hại.
Biến cố đảo Song Tử Tây và Song Tử Đông
Các bản đồ địa lý cổ của Việt Nam ghi nhận bãi cát vàng được dùng địa chỉ chung cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 17. Cuốn Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn ghi nhận, Hoàng Sa và Trường Sa, bao gồm là Song Tử Tây và Song Tử Đông đã được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi. Thời Pháp thuộc, chính quyền Pháp đã sáp nhập các đảo ở quần đảo Trường Sa bao gồm cả đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây vào tỉnh Bà Rịa thuộc Nam Kỳ. Khi thực dân Pháp thất bại và rút quân về nước vào năm 1954, năm 1956 Việt Nam Cộng hòa đã cử tàu đi thị sát quần đảo Trường Sa trong đó có đảo Song Tử Tây. Năm 1963, hải quân Việt Nam Cộng hòa xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Sách Trắng năm 1975, về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ; ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây là ngày 24 tháng 05 năm 1963.
Năm 1970 tổng thống Philippines khi đó là Ferdinand Marcos đã ra lệnh cho một nhóm biệt kích bí mật chiếm đảo Song Tử Tây và đảo Song Tử Đông mà không gặp bất kỳ kháng cự nào. Ngày 1 tháng 2 năm 1974, hải quân Việt Nam Cộng hòa bất ngờ đổ bộ lên đảo Song Tử Tây và lấy lại quyền kiểm soát đảo này, tháng 4 đến tháng 12 năm 1974, hải quân Việt Nam Cộng hòa đã hoàn tất việc xây dựng hệ thống phòng thủ trên đảo, ngày 14/4/1975, hải quân Việt Nam dân chủ cộng hòa đã giải phóng đảo Song Tử Tây, sau 30 phút chiến đấu lực lượng hải quân của Việt Nam đã làm chủ được trận địa, kể từ đó đến nay đảo Song Tử Tây nhằm dưới sự quản lý của Việt Nam, còn Song Tử Đông chỉ cách đó 3km vẫn bị phía Philippines chiếm đóng bất hợp pháp.
Vị trí chiến lược của đảo Song Tử Tây
Đảo Song Tử Tây có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng cả về kinh tế lẫn quốc phòng. Về kinh tế, Song Tử Tây cùng với các đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam án ngữ đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Châu Phi với Đông Nam Á và Đông Á là điểm thuận lợi để làm dịch vụ hàng hải giữa Biển Đông. Quanh đảo có nhiều loại hải sản quý hiếm dễ đánh bắt khai thác chế biến phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Về quốc phòng, Song Tử Tây nằm án ngữ ở phía bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hòn đảo như một đài quan sát giúp phát hiện từ xa tàu thuyền và máy bay từ phía Bắc xuống phía Nam và từ Đông sang Tây. Đảo cũng có một trạm khí tượng thủy văn và sân đỗ trực thăng. Ngoài ra, đảo cũng được trang bị radar đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn P-18MA và giúp gia tăng đáng kể quyền thực thi chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển tiền tuyến của Việt Nam. Đảo Song Tử Tây còn là nơi đặt hải đăng Song Tử Tây hải đăng này được xây dựng từ năm 1993 trên nền đất cao 5,5m, chiều cao tháp đèn là 38m, chiều cao tâm sáng là 36m, ngọn hải đăng này có hiệu lực ánh sáng 39km vào ban ngày và khoảng 40km vào ban đêm, Hải đăng này vai trò quan trọng trong việc chiếu sáng giúp tàu thuyền lưu thông thuận lợi trong phạm vi biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đời sống và cơ sở vật chất trên đảo Song Tử Tây
Nhìn trên bản đồ ta có thể thấy đảo Sinh Tồn như một chú cua biển đưa cặp càng khổng lồ của mình xuống phía Nam thì người anh em Song Tử Tây đang hướng cặp càng về phía Tây Bắc. Nhìn từ xa, đảo Song Tử Tây là một màu xanh ngắt của các loài cây. Ước tính các đảo Song Tử Tây có trên 1.000 cây xanh các loại, trong đó có nhiều cây hàng trăm năm tuổi, như Phong Ba trồng ở vòng ngoài vừa để chắn sóng và gió vừa giúp chữ nước ngọt. Vào sâu trong là những cây Phi Lao, Bàng Vuông và Mù U. Có nhiều loại cây đem từ đất liền ra trồng như cây đa, cây trứng cá, dừa, chuối, đu đủ, na chúng được trồng xen kẽ với những vườn rau xanh. Giờ đây, đảo Song Tử Tây có thể đảm bảo được 100% rau xanh. Giữa muôn trùng khơi chỉ toàn nắng và gió nhưng đảo Song Tử Tây lại được ví là một trang trại. Lực lượng quân đội của Hà Nội chăn nuôi các loại gia súc gia cầm như lợn, bò, chó, gà, vịt. Hiện nay, đàn lợn trên đảo Song Tử Tây đã có số lượng hàng chục con. Mang từ đất liền ra nhưng chỉ sau một thời gian chúng không như lợn rừng, Song Tử Tây còn nuôi cả bò đây cũng là hòn đảo duy nhất trong quần đảo Trường Sa nuôi được bò để lấy thịt và để nhân giống.
Những năm gần đây, cơ sở vật chất diện mạo của xã đảo Song Tử Tây có nhiều thay đổi. Khung cảnh trên đảo rất thanh bình với những mái nhà đỏ tươi nằm xen kẽ cây xanh, những con đường nhỏ đổ bê tông sạch sẽ. Sở chỉ huy, nhà của ủy ban xã, khu nhà quân nhân, bệnh xá, trường tiểu học và được xây dựng khá khang trang. Đặc biệt, đảo còn có tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và chùa Song Tử Tây nằm sát biển. Đi hết Làng nào cũng nghe tiếng trẻ con học bài cùng tiếng chuông chùa ngân vang. Hệ thống năng lượng mặt trời cung cấp đủ điện cho toàn bộ hòn đảo sử dụng 100% hộ dân và các đầu mối đơn vị quân nhân được trang bị tivi đáp ứng nhu cầu giải trí. Thư viện của đảo cũng có phòng đọc sách với hơn 4.000 đầu sách và trên 30 đầu báo tạp chí các loại, có sân bóng đá, bóng chuyền để quân dân vui chơi, rèn luyện sức khỏe.
Giữa biển khơi bao la xã đảo Song Tử Tây đã trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Âu tàu của đảo cũng chứa được từ 80 đến 100 tàu cá công suất lớn, cung cấp dịch vụ sửa chữa tàu cung cấp dầu diesel, nước ngọt, thực phẩm cho ngư dân. Ngoài ra, khu làng chài trên đảo cũng sẵn sàng phục vụ khoảng 400 người dân an nghỉ tại chỗ.
T.P