Friday, January 10, 2025
Trang chủQuân sựHải quân Việt Nam phóng tên lửa siêu âm 300km tập trận

Hải quân Việt Nam phóng tên lửa siêu âm 300km tập trận

Hoạt động thử nghiệm vũ khí của hải quân nhân dân Việt Nam vừa mới được truyền thông chính thức của Bộ quốc phòng Việt Nam công bố.

Hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển Bastion.

Vậy là sau 11 năm chờ đợi lần đầu tiên được xem các thước phim ghi lại khoảnh khắc hải quân Việt Nam khai hỏa thành công hệ thống tên lửa hành trình K-300P Bastion-P ra biển Đông. Trong bản tin quân sự quốc phòng “Dấu ấn 2022” kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tiếng nói của Lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam đã đăng tải một loạt các thước phim quý giá về hoạt động huấn luyện diễn tập có bắn đạn thật của tất cả các quân binh chủng, các quân khu, quân đoàn, các sư đoàn không quân, các lữ đoàn hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Việt Nam lần đầu tiên được trông thấy hình ảnh bệ phóng thẳng đứng hai ống phóng chia thẳng lên trời một đặc trưng không thể sai vào đâu được của hệ thống tên lửa K-300P Bastion-P, sau đó ầm một tiếng tên lửa rời bệ phóng theo phương thẳng đứng bẻ góc 90 độ lao vụt ra hướng biển Đông, vụ phóng kết thúc với màn đánh trúng tàu bia ở một cự li bí mật. Về thời điểm diễn ra hoạt động diễn tập trên tất cả các phương tiện truyền thông chính thống của quân đội đều không được công bố. Nhưng theo một nguồn tin riêng rằng; ngay sau triển lãm quốc phòng Việt Nam 2022 hồi giữa tháng 12 rằng; Việt Nam chuẩn bị bắn tên lửa 300 ở Cam Ranh, ban đầu nghĩ rằng đó là hệ thống phòng không F300 một vũ khí mà Việt Nam chưa bao giờ công khai hình ảnh bắn thử lần đầu tiên. Tuy vậy, đến thời điểm này có thể khẳng định hệ thống được bắn thử là K-300P Bastion-P, cùng mã số 300, cũng là xe phóng 8 x 8 bánh, cũng là bệ phóng thẳng đứng nhưng là tên lửa đất đối hải. Xin nhắc lại đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam công khai các hình ảnh bắn thử tên lửa bờ K-300P Bastion-P kể từ sau khi nhập khẩu 2 tiểu đoàn vào năm 2011 hiện nay trang bị cho lữ đoàn tên lửa bờ 681 và 682 trực thuộc quân chủng hải quân. 11 năm đã trôi qua K-300P vẫn là hệ thống tên lửa bờ hiện đại nhất của Việt Nam và có thể coi là hiện đại nhất ở khu vực Đông Nam Á tính tới đầu năm 2023.

Có thể khẳng định là hiện nay trong khu vực không có quốc gia nào sở hữu hệ thống hỏa lực tương tự. Có lẽ, tới năm 2024, K-300P Bastion-P mới có sự cạnh tranh ngôi đầu bảng ở Đông Nam Á, khi Philippines nhận các tổ hợp tên lửa Brahmos từ Ấn Độ, với tầm bắn 290km và có tốc độ siêu âm. Về tham số của hệ thống K-300P như đã từng đề cập K-300P Bastion-P là định danh của khối quân sự NATO là SSC-5 là hệ thống phòng thủ bờ biển di động do tập đoàn quốc phòng Kalashnikov phát triển đưa vào sản xuất từ năm 2010. Ngay khi được biên chế cho hải quân Nga vào tháng 3 năm 2011, Việt Nam và Syria cùng đồng loạt ký hợp đồng mua các tiểu đoàn K-300p từ Nga để hiện đại hóa lực lượng phòng thủ bờ biển. Vai trò chính của hệ thống K-300p là tiêu diệt các nhóm tàu mặt nước bao gồm; nhóm tác chiến tàu sân bay, nhóm tàu hậu cần và tàu đổ bộ. Ngoài ra, hệ thống có khả năng được sử dụng để tiến công mặt đất như tên lửa đối đất khi cần.

Trong cuộc xung đột tại Ukraina hiện nay, Nga đã nhiều lần sử dụng K- 300p cho các nhiệm vụ không kích mặt đất tấn công các thành phố ở phía Nam Ukraina, minh chứng cho khả năng thứ hai của tổ hợp vũ khí này.

Có thể nói K-300p thực chất có thể coi là hệ thống tên lửa hành trình đa năng làm hai nhiệm vụ đối hải và đối đất. Vậy là Việt Nam có thêm một hệ thống tên lửa đất đối đất có thể sử dụng cùng với tên lửa đạn đạo Scat. Một tiểu đoàn của K-300p thường bao gồm 1 đến 2 xe điều khiển K-380p có trọng tải 25 tấn đặt trên gầm xe MZKT, 4 xe phóng từ hành K340p đặt chân gầm xe MZKT 7930 8×8 bánh mỗi xe mang hai ống phóng TPS chứa đạn tên lửa, một xe đảm bảo chiến đấu 4 xe tiếp đạn K-342 PZM được trang bị cần cẩu tải trọng 5,9 tấn và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu. Nói chung, hệ thống chuyển trạng thái sẵn sàng khai hỏa chỉ trong vòng 5 phút, phóng loạt hai tên lửa cách nhau 2-5 giây, xe phóng có thể giữ trạng thái chiến đấu trong 3 đến 5 ngày hoặc lên đến 30 ngày nếu có xe hỗ trợ trên trường. Quá trình triển khai chiến đấu các giải phóng có thể bố trí cách đài điều khiển đến 25km. Ngoài ra, khách hàng có thể đặt mua thêm thiết bị hỗ trợ ngắm bắn mục tiêu như; hệ thống chính xác chỉ thị mục tiêu mongod B hay hệ thống ngắm bắn đường không một K-130e gắn trên trực thăng K-31.

Hiện nay, ghi nhận về Việt Nam mua K300p kèm với hệ thống trinh sát để tìm kiếm phát hiện và theo dõi tầm xa trên đường chân trời, phát hiện theo dõi mục tiêu mặt nước, tiếp nhận và xử lý thông tin tình hình bằng các nguồn tin bên ngoài từ tàu chiến, trực thăng, đài quan sát xung quanh, cũng như tạo và trích xuất dữ liệu chỉ định mục tiêu cho hệ thống điều khiển tên lửa hành trình. Đặc điểm chính của tổ hợp này theo công bố của nhà sản xuất sẽ bao gồm; tìm kiếm, phát hiện, theo dõi, phân loại mục tiêu mặt nước bằng radar chủ động, phát hiện phân loại, xác định tọa độ của các radar phát ra ngoài đường chân trời, sử dụng phương tiện phát hiện radar thụ động và đo khoảng cách, tự động thu thập, xử lý và hiển thị dữ liệu về mặt biển nhận từ các đối tượng các nguồn dữ liệu tương tác, tạo và trích xuất dữ liệu mặt biển chỉ thị mục tiêu cho hệ thống điều khiển tên lửa, tự động tạo và chuyển các lệnh tín hiệu và chỉ thị rõ ràng được mã hóa cũng như dữ liệu tình hình mặt biển tới các đơn vị bạn bằng đường truyền bảo mật, phạm vi phát hiện mục tiêu mặt biển với radar chủ động trong điều kiện truyền sóng bình thường về ăngten đạt được độ cao 9 đến 12m so với mặt nước biển là 35km trong điều kiện siêu khúc xạ lên tới 250km, cự ly phát hiện mục tiêu trong chế độ bị động là trên 450km, có khả năng theo dõi 30 mục tiêu trong chế độ chủ động, 50 mục tiêu trong chế độ phát hiện thụ động và 10 mục tiêu trong chế độ trích xuất dữ liệu chỉ thị tên lửa.

Đạn tên lửa tổ hợp K-300p được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont. Đây là phiên bản xuất khẩu của tên lửa P800 Oniks dùng trong quân đội Nga. Khi trong ống phóng TPS đạn nặng 3 tấn, dài 8, 9 m, đường kính thân 0,7 m, trang bị đầu đạn xuyên giáp nổ mạnh 250kg. Khi nhận định phóng đạn tên lửa kích hoạt buồng đốt thuốc phong rắn để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh điều hướng. Đồng thời, các van điều hướng luồng phụt tại phần đáy đàn và hệ thống tạo luồng phụt tại chóp mũi đàn giúp đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến đó là lý do chúng ta thấy khoảnh khắc đẹp đạn bẻ góc 90 độ lao vào biển Đông, khi đạn tên lửa là nằm đúng hướng phóng phần cho mũi che đường hút không khí động cơ phản lực sẽ được loại bỏ nhưng đạn vẫn tiếp tục sử dụng động cơ khởi tốc để đạt tới ngưỡng tốc độ kích hoạt động cơ chính, khi tới ngưỡng tốc độ này phần buồng đốt thuốc phong rắn bố trí trong lòng buồng đốt phản lực tĩnh và hệ thống van điều hướng lùm cụt phía đáy đại sẽ bị loại bỏ để nhường chỗ cho buồng đốt phản lực T 6 dùng dầu hỏa vận hành, vận tốc tối đa có thể đạt tới mach 3, tương đương với 3.704 km/h. Tại thời điểm này, đạn tên lửa của chiều dài 8,1 m, sải cánh ổn hướng là 1,25m, sải cánh điều hướng là 0,96m, trọng lượng đầu nổ 250kg. Về tầm bắn tên lửa liên quan tới quỹ đạo bay của đạn, cụ thể có hai trường hợp được công khai hành trình bay cao thấp hỗn hợp pha đầu và pha giữa leo lên độ cao 14.000m và cuối mỗi hạ xuống 10 đến 15m tên lửa đạt tầm bắn 300km.

Như vậy, tên lửa có khả năng bị đánh chặn cao nhất ở pha giữa đối với các tàu mục tiêu được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa có thể đánh chặn mục tiêu siêu âm tàng hình. Đối với quỹ đạo bay thấp toàn phần ở mức 10 đến 15m, tầm bắn rút ngắn của 120km. Đổi lại việc đánh chặn là vô cùng khó khăn, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu tên lửa P800 sử dụng hệ thống radar tích hợp để phân loại, khóa mục tiêu hoàn toàn tự động, loại radar này có tầm chính xác 50km. Dĩ nhiên, nói như vậy chứ việc đánh chặn tên lửa hành trình siêu âm không phải đơn giản ngay cả với tên lửa cận âm cũng vậy, vậy tiết diện phản xạ ra làm cực nhỏ lại được bao bọc bởi lớp vỏ hấp thụ sóng radar.

Về tầm bắn phiên bản nội địa của Nga, theo tuyên bố của Bộ trưởng Shoigu vào năm 2022, tổ hợp có thể tiêu diệt mục tiêu mặt nước cách 350 km, mục tiêu mặt đất cách 450km, đó là với phiên bản của Nga. Còn phiên bản của Việt Nam chỉ biết là tầm bắn tối đa với mục tiêu mặt nước là 300 km mặt đất thì không rõ Trên đây là những gì được công khai về tổ hợp tên lửa bờ K-300P Bastion-P phiên bản xuất khẩu cho Việt Nam. Về việc ứng dụng chúng như thế nào khi tầm bắn tối đa 300km và nếu ngoài 300 km thì dùng cái gì để bắn? điều này thuộc về vấn đề bố trí phòng bị, chiến lược phòng thủ, những vấn đề không thể đem ra bàn luận. Nhưng có thể nói vắn tắt rằng lực lượng phòng thủ bờ biển hải đảo không chỉ bao gồm tên lửa B mà còn hải quân và không quân và tất cả các lực lượng đều có hệ thống tên lửa hành trình chống hạm.

Hiện nay, Việt Nam có sơ sơ 6 loại tên lửa chống hạm tàu mặt nước được trang bị trên bộ, trên biển, trên không cho nên chớ lo lắng theo kiểu 300km thì làm ăn được gì, cũng cần lưu ý K-300p là một hệ thống di động miễn là đủ không gian thì nó có thể lăn bánh tới bất kỳ đâu kể cả các hải đảo xa xôi. Ví dụ: các đảo ở Trường Sa chẳng hạn, đã có không ít tư liệu cho thấy việc Việt Nam diễn tập cơ động các bệ phóng tên lửa bằng tàu đổ bộ (hiểu vắn nó là như vậy). Bên cạnh đó không loại trừ khả năng việc Việt Nam công bố hình ảnh K-300p bắn thử lần đầu tiên là còn nhằm mục đích khác đó là răn đe đối phương.

So với năm 2022, tương đối yên tĩnh tình hình biển Đông năm 2023 được dự báo là có thể gia tăng phức tạp nếu diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc căng thẳng hơn. Từ cuối năm ngoái Trung Quốc đã thay đổi chiến lược phòng dịch từ bỏ chiến lược Zero Covid chuyển sang giai đoạn mới sau khi tiêm chủng đầy đủ, cũng như Việt Nam và thế giới từng trải qua trong giai đoạn năm 2021-2022.

Hiện nay, Trung Quốc đang đối mặt với việc tăng nhanh các ca nhiễm mới, việc này đang khiến các nước trong khu vực và thế giới chú ý nhiều hơn và như thường lệ họ quay trở lại cách làm cũ mỗi khi bên trong có biến lại tung quân ra ngoài quấy phá để thu hút sự chú ý.

Từ cuối tháng 12 năm ngoái tới đầu năm nay Trung Quốc lại tăng nhanh các hoạt động quân sự gây sức ép với Đài Loan trên hướng biển Đông, máy bay chiến đấu Trung Quốc khiêu khích máy bay quân sự Mỹ ở vùng biển quốc tế, trên mặt biển tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện ở vùng trồng lấn Việt Nam, Indonesia. Sau đó, cùng với việc các lực lượng bảo vệ chủ quyền tăng cường canh trực theo dõi động thái thì cũng cần những hành động mang tính răn đe để khiến đối phương không leo thang căng thẳng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới