Friday, November 15, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnViettel đang làm UAV cảm tử cho Quân đội Việt Nam

Viettel đang làm UAV cảm tử cho Quân đội Việt Nam

Trước đây, chúng ta từng phải suy đoán có khả năng Viettel đang phát triển UAV cảm tử, nhưng hiện tại đã có xác nhận rõ ràng về việc này, trong bài viết về hành trình phát triển UAV ở Việt Nam đăng trên tạp chí Viettel đã xác nhận về việc Viettel đang phát triển các loài UAV cảm tử cất hạ cánh thẳng đứng đa nhiệm. Hồi triển lãm Việt Nam Defence cuối năm ngoái chúng tôi cũng mong Viettel mang loại UAV cỡ lớn mang vũ khí cũng như UAV cảm tử và tên lửa VCM01.

Mẫu UAV trong triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022.

Tuy nhiên, xem ra mặt hàng đặc biệt này chưa được phép công khai chính thức trước bàn dân thiên hạ vào lúc này, chúng vẫn chỉ được phép tồn tại một cách bán chính thức qua sách báo quân đội có đăng ảnh nhưng chẳng bao giờ nhắc tới. Tuy nhiên, dù nó là gì đi nữa cơ bản sản phẩm đó vẫn sẽ tuân theo một khái niệm cơ bản nguyên lý hoạt động chung của UAV cảm tử. UAV cảm tử hay còn gọi là UAV Kamikaze hay đạn thuần kích được xếp vào nhóm vũ khí hàng không. Dù gọi là gì, chúng đều dùng để chỉ một loại vũ khí có thể bay xung quanh mục tiêu chờ đợi và tấn công khi xác định được mục tiêu. Đạn tuần kích cung cấp khả năng phản ứng nhanh hơn trước các mục tiêu được che giấu hoặc ẩn nấp trong thời gian ngắn mà không cần đọc các nền tảng có giá trị cao như pháo binh xe tăng gần khu vực mục tiêu đồng thời cho phép nhóm mục tiêu một cách có chọn lọc hơn vì cuộc tấn công có thể hủy bỏ. Có thể nói, đạn tuần kích phù hợp với vị trí nằm giữa phân khúc tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu không người lái UCAV khi nó chia sẻ đặc điểm của cả hai, chúng khác với tên lửa hành trình ở chỗ được thiết kế để lảng vảng trong một thời gian tương đối dài xung quanh vùng mục tiêu.

Cần biết rằng; tên lửa hành trình chẳng hạn như Tomahawk và Kalibr có tầm bay siêu xa, có một số tính năng điều khiển từ xa nhưng nhiệm vụ của chúng là tấn công chứ không phải là thu thập mục tiêu, tên lửa hành trình như tên gọi của chúng được tối ưu hóa cho chuyến bay tầm xa tốc độ trung bình không đổi. Chúng không thể lảng vảng ở tốc độ tiết kiệm nhiên liệu, còn nếu so với UCAV mặc dù UCAV cũng là một chiếc UAV nhưng mục đích chính của nó là dành cho hoạt động bay có thể thu hồi và tái sử dụng. Mặc dù nhiều UAV được thiết kế rõ ràng cho nhiệm vụ tuần tra chính xác nhưng chúng không được tối ưu cho nhiệm vụ tiến công thiếu camera nhìn phía trước và nhất là không phù hợp với đơn giá của việc sử dụng một lần.

Phải rõ ràng là UAV cảm tử sẽ cần có một cái giá rẻ hơn nhiều để chỉ cần sử dụng một lần một lần đánh đổi và thu lời, nếu như dùng các UAV trinh sát thông thường có giá từ vài trăm nghìn tới cả triệu đô la thật sự không khác nào ném tiền qua cửa sổ. Thật vậy, ví dụ điển hình là việc Nga sử dụng đạn tuần kích Shahed-136 của Iran tiến hành các chiến dịch tập kích thủ đô Kyiv của Ukraina thời gian qua trong sự bất lực của các hệ thống phòng không tiên tiến mà Nato chuyển giao. Uớc tính chi phí một quả đạn tên lửa Iris T mà Đức cung cấp có giá hơn 400.000 đô, trong khi một chiếc Shahed-136 có giá đâu đó khoảng 10 đến 20 ngàn đô. Hiện nay, các kênh của Ukraina tin rằng Nga chủ yếu dùng đạn tuần kích để không kích IS và các thành phố lớn chứ không phải là dùng số lượng lớn tên lửa hành trình vốn rất đắt tiền hay nói cách khác Nga đã thay đổi chiến thuật sử dụng sử dụng đạn tuần kích tiêu hao hệ thống phòng không của Ukraina trước khi phóng tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu có giá trị cao, điều này đảm bảo hiệu quả của một cuộc tấn công tiết kiệm tên lửa hành trình đắt tiền trong khi làm tiêu hao rút cạn ví tiền đồng minh Nato của Ukraina.

Trường hợp của Việt Nam giải pháp mua đạn tuần kích không thiếu, nếu muốn Việt Nam có thể mua được ngay, chi phí không phải là lên tới hàng triệu đô một chiếc. Đạn tuần kích hiện có giá không đắt nếu so với tên lửa hành trình và cũng không thiếu quốc gia sẵn sàng bán cho Việt Nam, ví dụ nổi bật là bạn hàng Israel họ là một trong những bên đi đầu về công nghệ đạn tuần kích hiện nay với hàng loạt mẫu mã mà tại triển lãm Việt Nam Defence cuối năm ngoái họ giới thiệu đạn tuần kích Spyke Firefly nặng 3 cân có thể bay với tốc độ 60 km/h thời gian hoạt động 30 phút phù hợp để tác chiến đô thị, tấn công xe bọc thép, bộ binh trú ẩn trong công sự nhà cao tầng bằng đầu đạn nhỏ, hai mẫu đạn nổi tiếng nhất của họ là Harros dài 2,5m, tầm bay lên tới 1.000km, thời gian bay 9 tiếng, mang đầu đạn nặng 23 kg đã từng được ứng dụng thành công tại chiến trường Trung Á và Trung Đông.

Giải pháp từ Nga hiện nay đang sử dụng tương đối thành công đạn tuần kích laser đã có hình ảnh kèm video ghi lại việc laser được sử dụng để tiêu diệt các bệ phóng S-300, Bug-11, xe tăng T-64 địu pháo M777, pháo tự hành M109 … cũng như tàu hải quân Ukraie. Tuy nhiên, mua thì vẫn phải tốn chi phí đó là điều đương nhiên và dĩ nhiên, rẻ nhưng không có nghĩa có cái giá chỉ vài ngàn đô trở lại con số có thể lên tới cả trăm ngàn đô một bộ khí tài. Điều quan trọng trong tình huống chiến sự có sự can thiệp từ quốc tế việc Việt Nam thiếu hụt nguồn cung là điều phải được tính tới. Do đó, nền công nghiệp quốc phòng có khả năng tự chủ thì cần phải khuyến khích tốt nhất là nên như vậy đối với mặt hàng dân sự thì không nói, nhưng với quân sự, tự chủ vẫn là điều mà nhiều quốc gia hướng tới vì nó đem lại sự an tâm lớn trong tình huống bị bao vây cấm vận.

Đạn tuần kích hay UAV Cảm Tử chỉ là một trong những tham vọng to lớn của Viettel, cũng theo tạp chí nội bộ của Tổng công ty mục tiêu tới năm 2025 Viettel sẽ nghiên cứu các dòng UAV cỡ lớn mang vũ khí và tiến dần tới phát triển các dòng UAV thế hệ 4 sở hữu các công nghệ hiện đại nhất thế giới.

Đây là điều mà rất nhiều người trong chúng ta mong mỏi vào lúc này, chắc chắn là như vậy, ai mà chẳng mong ta sản xuất được các mẫu UAV tương đương các loại UAV tấn công nổi tiếng như Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, MQ-1 của Mỹ hay là cầu vồng CH4 của Trung Quốc. Thực ra, hồi năm ngoái Viettel đã và đang thực hiện ít nhất một dự án UAV cỡ lớn có khả năng triển khai vũ khí, mẫu UAV hai thân một động cơ cánh quạt đặt ở đuôi đã từng có video bay thử doanh nghiệp cũng như mang theo đạn tên lửa nhưng cho tới nay nó vẫn là bí ẩn về tên gọi cũng như tính năng, nhưng ở đây tôi đã thấy hứng thú với UAV thế hệ 4 mà Viettel hướng tới cũng như máy bay chiến đấu, xe tăng, tên lửa UAV cũng được phân ra làm nhiều thế hệ tới này có hơn 4 thế hệ đã ra đời.

Có thể tóm gọn như thế này thế hệ 1 là các loài UAV trong chiến tranh thế giới thứ hai và trong giai đoạn chiến tranh lạnh điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến. Thế hệ 2 từ năm 1986 trở đi là các loài UAV điều khiển tự động theo hệ thống định vị toàn cầu GPS. Thế hệ 3 từ năm 2010 trở lại đây là những loại UAV có thể hoạt động mà không có GPS và bị tác chiến điện tử mạnh cùng với đó là nhỏ hóa các vật tư linh kiện thiết bị đa nhiệm hơn.

Thế hệ 4 là thế UAV bầy đàn được trang bị các công nghệ trí tuệ nhân tạo mới xuất hiện từ năm 2015 trở lại đây số ít các nước đang phát triển nghiên cứu dòng sản phẩm này, trên thế hệ 4 là loại UAV tự vận hành tự trị hoàn toàn như dòng X47b của Mỹ. Tuy nhiên hiện tại phần lớn UAV trên thế giới trên mặt công nghệ đang ở thế hệ 2 hoặc 3, về xu hướng UAV bầy đàn đây là hướng phát triển có nhiều triển vọng tương lai hiện nay hướng này vẫn còn đang nghiên cứu thêm nhưng tự trung lại chúng sẽ phù hợp với các đòn tấn công bất ngờ và các vị trí mà đối phương không kịp phòng bị, chiến thuật này sẽ càng hiệu quả hơn nữa với công nghệ trí thông minh nhân tạo AL trong khi các đơn vị UAV trong bầy đàn sẽ tự biết phân công nhiệm vụ và chọn được mục tiêu có giá trị chiến thuật cao nhất.

Dĩ nhiên càng thông minh thì sẽ càng phức tạp đòi hỏi các nghiên cứu chuyên sâu về phần mềm điều khiển, đó sẽ là bài toán học búa nhưng đáng để thử thách với các kỹ sư trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết của Viettel hãy chờ xem Viettel sẽ hoàn thành mục tiêu của mình như thế nào.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới