Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ và Mỹ làm Biển Đông nổi sóng

TQ và Mỹ làm Biển Đông nổi sóng

Hãng thông tấn Global Times dẫn nguồn tin cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hôm 23/3 đã trục xuất một tàu khu trục của Mỹ khi tàu này xâm phạm lãnh hải Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam trong bối cảnh Mỹ tiếp tục nỗ lực gây bất ổn trong khu vực.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Milius.

Thượng tá Tian Junli, phát ngôn viên của PLA Southern Theatre Command, cho biết trong một thông cáo báo chí cùng ngày, tuy không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc, nhưng tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Milius hôm 23/3 đã đi vào sâu trong quần đảo Hoàng Sa, động thái được cho là đang phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam Trung Quốc Tian Junli cho biết quân đội nước này “đã tổ chức các lực lượng trên biển và trên không để theo dõi và giám sát tàu chiến Mỹ theo luật” và “cảnh báo nó rời đi”.

Bộ Tư lệnh sẽ luôn cảnh giác cao độ và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia cũng như hòa bình và ổn định ở Biển Đông, người phát ngôn cho biết.

Tuy nhiên, Hải quân Hoa Kỳ sau đó đã bác bỏ cáo buộc của quân đội Trung Quốc, nói rằng tàu khu trục Milius đang tiến hành “các hoạt động bình thường” ở Biển Đông và không bị xua đuổi. Hơn nữa, khu vực quần đảo Hoàng Sa là nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam được quốc tế và Hoa Kỳ hoàn toàn công nhận, nên lời cáo buộc của Trung Quốc là hoàn toàn phi lí, đi ngược lại luật pháp quốc tế.

Một tuyên bố từ Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ cho biết, “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi thuyền và hoạt động miễn là luật pháp quốc tế cho phép”.

Hoa Kỳ đã nhiều lần triển khai các tàu sân bay và lực lượng tấn công đổ bộ đến Biển Đông, tuyên bố rằng hoạt động này nhằm “thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Trước đó vào cuối tháng 2, một máy bay do thám P-8A của Hoa Kỳ đã đưa một nhóm phóng viên Hoa Kỳ tham gia một hoạt động do thám tầm gần trên Biển Đông, trong thời gian đó nó đã bị một máy bay chiến đấu của PLA cảnh cáo khi nó đến gần không phận Trung Quốc xung quanh quần đảo Hoàng Sa.

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị TQ chiếm đóng trái phép. Trung Quốc ngang nhiên công bố thành lập cái gọi là “quận đảo” Tây Sa và Nam Sa để “quản lý” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới