Tuesday, November 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhững vấn đề bạn chưa biết về 5 khu tự trị của...

Những vấn đề bạn chưa biết về 5 khu tự trị của TQ – Tân Cương

Khu Tự Trị Tân Cương – 1 vùng đất bí ẩn sở hữu những kỳ quan của thế giới và những di tích lịch sử còn nguyên vẹn giá trị.

Là một khu vực rộng lớn và dân cư thưa thớt ở phía Tây Bắc Trung Quốc, Tân Cương có nghĩa là biên cương mới hay Khu Tự Trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Khu vực này có đường biên cương với phía Nam tiếp giáp với Ấn Độ và Pakistan, phía Tây tiếp giáp với Kazakhstan, Kyrgyzsan, Tajikistan và Afghanistan. Phía Bắc tiếp giáp với Liên Bang Nga, phía Đông Bắc tiếp giáp Mông Cổ. Còn phía Đông và Đông Nam là ba vùng của Trung Quốc bao gồm Cam Túc, Thanh Hải và Khu Tự Trị Tây Tạng. Khu Tự Trị Tân Cương hiện nay là nơi sinh sống của 25.852.000 người và có diện tích khoảng 1.666.000km2 chiếm khoảng 1/6 tổng diện tích của đất nước Trung Quốc hiện nay. Điểm thấp nhất ở Tân Cương là hồ Ayding nằm ở phía Nam của khu vực Tupan với độ sâu 1534m dưới mực nước biển. Đây là điểm thấp nhất trên đất liền ở Trung Quốc và là nơi thấp thứ 2 trên thế giới sau Biển Chết. Còn điểm cao nhất ở Tân Cương là đỉnh Chogori hay đỉnh Kahai thuộc dãy núi Karakorum. Nằm ở biên giới giữa Pakistan và Trung Quốc với độ cao 8611m so với mực nước biển, chỉ đứng sau đỉnh Everest.

Tam Sơn Giáp Lưỡng bồn

Địa hình Khu Tự Trị Tân Cương rất đặc biệt có thể gọi đơn giản là Tam Sơn Giáp Lưỡng Bồn – tức là ba dãy núi tiếp giáp với hai bồn địa bao gồm dãy Côn Lôn ở phía Nam, dãy An Tài ở phía Bắc, bồn địa Tarim ở phía Nam cùng môn Địa Junga phía Bắc, bị ngăn cách bởi dãy Kiện Sơn ở giữa. Theo thông lệ, người ta thường gọi phía Nam của dãy Kiên Sơn là Nam Tân Cương, phía Bắc Thiên Sơn là Bắc Tân Cương. Được ví như trái tim của Châu Á là trung tâm giao lưu văn hóa Đông Tây thời cổ đại. Dãy Thiên Sơn ở Tân Cương được người Duy Ngô Nhĩ gọi là Kengytac nghĩa là dãy núi Thần Linh, nó chạy dài trên 4 quốc gia là Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan với tổng chiều dài 2.500 km. Trong đó dãy núi ở phần lãnh thổ Trung Quốc kéo dài 1.700 km theo hướng Đông-Tây và rộng từ 250 đến 300 km theo hướng Bắc Nam. Với độ cao trung bình từ 3.000 đến 5.000m, nằm giữa dãy núi Thiên Sơn ở Tân Cương với độ cao khoảng 2500m so với mực nước biển và thuộc địa phận của Bayinbulak ở phía Tây Bắc của huyện Hà kinh là đồng cỏ Bayinbulak – đây là đồng cỏ lớn thứ hai ở Trung Quốc và có diện tích 23.835km2. Nhờ lượng mưa dồi dào trong các năm qua đã khiến cho thảm thực vật ở đồng cỏ này trở nên tươi tốt. Cho nên khi đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đồng cỏ bạt ngàn, những dòng sông được bao quanh bởi những ngọn đồi thoai thoải cùng với đó là đàn gia súc lên đến hàng ngàn con bên những túp lều vải tỏa khói của người dân du mục.

Đồng cỏ Bayinbulak cũng có hồ Skone. Đây là nơi sinh sống của quần thể thiên nga hoang dã lớn nhất ở Trung Quốc và là khu bảo tồn thiên nhiên thiên nga lớn nhất ở Châu Á. Cứ từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, hàng ngàn con thiên nga lại đến đây để sinh sản. Có thể nói Thiên Sơn chính là một dãy núi lớn nhất thế giới với phong cảnh thiên nhiên đẹp mê đắm lòng người. Trên dãy núi Thiên Sơn còn có một hồ nước tự nhiên trong vắt, mặt nước phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ soi bóng dãy núi với rừng lá kim xanh bạt ngàn và để nối tiếp phủ trắng, đó là hồ Thiên Trì. Hồ Thiên Trì nằm ở độ cao 1.928m so với mực nước biển, trải dài 3,5 km từ Bắc xuống Nam, chỗ sâu nhất là 103m, nước hồ có màu xanh biếc tô điểm hài hòa với rừng tùng dạng Bách trên những dãy núi xung quanh, những hàng cây Vân Sam xanh mướt bao bọc xung quanh hồ, núi tuyết in bóng trên mặt hồ phong cảnh hết sức tráng lệ. Vào năm 2013, Hồ Thiên Trì cùng hệ sinh thái ở nơi đây đã được Unesco vinh danh.

Ngoài ra, Khu Tự Trị Tân Cương cũng nổi tiếng với các sa mạc. Diện tích sa mạc chiếm tới 2/3 tổng diện tích sa mạc của Trung Quốc. Trong đó sa mạc Taklimakan bao phủ diện tích 337.000km2 của bồn Địa Tarim. Đây là sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc. Ở rìa phía Bắc của sa mạc Taklimakan còn có một địa danh là Hỏa Diệm Sơn, chúng ta vẫn nghĩ Hỏa Diệm Sơn chỉ có trong Tây Du Ký nhưng thật ra đây là một địa điểm có thật. Hỏa Diệm Sơn vốn là một vùng đồi Sa Thạch màu đỏ thuộc dãy Thiên Sơn có nhiệt độ luôn ở mức 40 đến 50 độ C, bề mặt gồ ghề cùng nhiệt độ cao ngất ngưởng khiến người ta dễ liên tưởng đến một vùng núi đang bốc cháy. Đến khu vực này chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một nhiệt kế khổng lồ được mô phỏng theo Như Ý Kim Cổ Bồng của Tôn Ngộ Không đặt gần kề Hỏa Diệm Sơn. Ngoài ra chính quyền cũng cho tạo ra những bức tượng mô phỏng các nhân vật trong Tây Du Ký như bốn thầy trò Đường Tăng, Ngưu Ma Vương và đây cũng chính là đợi được chọn để quay bản Tây Du Ký là 1986.

Còn lưu vực Junga ở phía Bắc là một trong những bể trầm tích lớn nhất ở Tây Bắc Trung Quốc. Địa chất của bồn địa Junga chủ yếu bao gồm đá trầm tích với nền tảng là đá nóng Macma và đá biến chất. Do tác động của núi lửa và sự lắng đọng của trầm tích cho nên đây là khu vực rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như dầu mỏ, than đá và các mỏ quặng.

Tân Cương nằm cách xa đại dương sâu trong lòng đất liền có núi cao bao bọc nên những luồng khí tại đại dương không thể dễ tiếp cận, do đó hình thành kiểu khí hậu ổn đới lục địa rất rõ rệt, nhiệt độ chênh lệch giữa mùa hè và mùa đông ở Tân Cương là rất lớn. Vào mùa đông, nhiệt độ có thể giảm xuống tới âm 20 độ C trong bồn địa Junga có tuyết rơi và sông hồ đều bị đóng băng. Trong khi đó mùa hè vùng Tân Cương lại có nhiệt độ khá cao, trung bình là 40 độ. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Tân Cương là khoảng 150 ml và thay đổi rất nhiều giữa các khu vực. Phía Nam Tân Cương có lượng mưa ít hơn với lượng mưa hàng nằm dưới 100mm, thậm chí ở trung tâm bồn địa Tarim lượng mưa hàng năm chưa tới 20ml và vùng nội địa sa mạc thì quanh năm không có mưa. Tuy nhiên ở các vùng núi lượng mưa sẽ nhiều hơn. Điển hình như dãy núi Thiên Sơn có lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 500ml. Đặc biệt là khu vực gần với rừng Gongnaisi là khoảng 800ml.

Sông ngòi

Dù có diện tích rộng lớn nhưng tài nguyên nước của Tân Cương chỉ chém khoảng 3% trữ lượng nước của Trung Quốc. Toàn bộ Khu Tự Trị Tân Cương chỉ có 570 con sông và chủ yếu là các dòng chảy để hình thành do tuyết tan chảy ở vùng núi trong đó lớn nhất là sông Tarim. Đây là con sông nội địa lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ 5 trên thế giới. Sông Tarim bắt nguồn từ dãy Taraboram và chảy vào Lokno dọc theo rìa phía Bắc của sa mạc Taklinmakan. Nó có chiều dài 2.327 km và là con sông rất quan trọng trong đời sống của các dân tộc Tân Cương bởi nó cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho vùng đồng bằng và các ốc đảo ở Khu Tự Trị này.

Một lưu ý nhỏ cho những ai chưa biết thì Loklu là một nhóm các hố và hồ muối nhỏ nằm ở phía Đông Khu Tự Trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cường. Đây chính là khu vực ngoài Trung Quốc đã thử thành công bom nguyên tử lần đầu tiên vào ngày mùng 6 tháng 10 năm 1964. Dù tài nguyên nước khan hiếm là vậy nhưng ở Tân Cương có hơn 18.600 đồng bằng lớn với tổng diện tích lên tới 24.000km2 chiếm 42% diện tích đồng bằng của Trung Quốc và trữ lương có thể đến tới 258 triệu mét khối.

Vùng đất của khoáng sản

 Trữ lượng khoáng sản phong phú của Tân Cương được phân bố rộng rãi trong khu vực. Với 76 loại khoáng sản đã được xác định trữ lượng, trong số đó có 23 loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất trong 5 tỉnh và Khu Tự Trị phía Bắc Trung Quốc và 8 loại có trữ lượng lớn nhất trong cả nước: dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, đồng và vàng, đất hiếm là những loại khoáng sản quan trọng nhất ở Tân Cương.

Trữ lượng dầu mỏ tại đây được ước tính lên tới 8,68 tỷ tấn khoảng 61 tỷ thùng và trữ lượng của khí đốt tự nhiên vào khoảng 2,5 tỷ mét khối. Tuy nhiên trữ lượng đã tính trung bình là khoảng 10 tỷ thùng dầu chiếm 40% và 75 tỷ mét khối khí đốt chiếm 45% trữ lượng của quốc gia.

Tài nguyên than của Tân Cương cũng được ước tính khoảng 2,19 nghìn tỷ tấn chiếm 40% tổng trữ lượng của Trung Quốc. Tân Cương cung cấp 45% sản lượng silicon đa tinh thể được sử dụng làm nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp điện tử và điện mặt trời của thế giới.

Cùng với sự phát triển kinh tế nhu cầu khai thác quặng, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ của Trung Quốc đã tăng đều đặn kể từ những năm 1990 khiến quốc gia này mở rộng hoạt động khai thác ở Tân Cương. Nhà máy lọc dầu Doosandi được Liên Xô xây dựng từ năm 1939, hiện là trung tâm của mạng lưới đường ống dẫn dầu từ Trung Á tới trung tâm công nghiệp ở miền Đông và miền Trung Trung Quốc.

 Năm 2020 Tân Cương có tổng sản phẩm khu vực GRDP là 215,74 tỷ USD đồng nghĩa GDP bình quân đầu người lần tới 8.664 USD. Tuy nhiên GDP bình quân đầu người và tiền lương ở thành phố Caramay, khu vực hành chính sở hữu các mỏ dầu lớn và quận Dusandi – nơi có nhà máy lọc dầu Dusandi ngang bằng với các đô thị lớn giàu có ở khu vực ven biển của Trung Quốc. Mặt khác, tại Nam Tân Cương với 95% dân số không phải người Hán được xếp vào hàng nghèo nhất Trung Quốc, họ chỉ có thu nhập bình quân đầu người bằng một nửa so với toàn bộ Tân Cương.

Xứ sở trái cây

Dù có khí hậu khắc nghiệt, phần lớn đất đai là sa mạc và đồi núi hiểm trở nhưng Tân Cương lại được mệnh danh là xứ sở của trái cây. Nghe có phải nghịch lý nhưng đó chính là sự kỳ diệu của các ốc Đảo. Dù chỉ chiếm khoảng 5% diện tích của Tân Cương nhưng các hoang mạc tiêu điều bao nhiêu thì ốc đảo trù phú bấy nhiêu. Tân Cương là trung tâm sản xuất có hơn 300 giống cây ăn quả. Người Duy Ngô Nhĩ có tình yêu đặc biệt đối với trái cây và thế giới trái cây của họ cực kỳ phong phú. Hầu hết các gia đình người Duy Ngô Nhĩ đều có vườn cây ăn trái như các loại dâu tằm chín vào tháng năm, những vườn mơ vào tháng 6 và nhiều loại trái cây khác như đào, chuối, dưa lưới. Vào mùa đông, người Duy Ngô Nhĩ thường chế biến các loại trái cây khô như óc chó, mơ khô, hạnh nhân, nho, táo, lê để có thể tích trữ qua mùa hè. Người ta tính rằng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương tiêu thụ từ 100 đến 200 kg trái cây vào mùa hè, họ cũng thường xuyên sử dụng các loại trái cây trong các bữa ăn thay cho trà và cơm. Các bạn có bao giờ thắc mắc vì sao giữ một chốn khắc nghiệt như Tân Cương mà người ta lại có trái cây ăn đề huề như vậy không? Có bí quyết cả đấy nha!

Vạn Lý Trường Thành vốn nổi tiếng là tường thành dài nhất thế giới nhưng tại Tân Cương có một hệ thống dẫn nước cũng dài không kém, hệ thống dẫn nước này được người Duy Ngô Nhĩ gọi là Karest. Đây là một trong những công trình nổi bật của Trung Quốc và từng dẫn nước cho cả Khu Tự Trị Tân Cương. Karest dẫn nước từ phía Tây của chân núi Thiên Sơn tới các ốc đảo của Tupan để tránh nước bốc hơi giữa ánh nắng của mùa hè, các đường hầm ngầm đã được xây dựng để kết nối hơn 1.000 giếng nước khắp khu vực. Mỗi đường hầm có chiều dài từ 3 đến 30km. Vào năm 1784, hệ thống Karest có chiều dài lên tới 5.272 km với 1237 km kênh dẫn nước chạy qua vùng bồn địa Tupan dòng nước này chảy trực tiếp qua các trang trại vào vườn nho. Trong khi nguồn nước sinh hoạt của người dân ở đây sử dụng từ 172.367 giếng nước khác nhau. Hệ thống Karest đã giúp vùng lòng chảo Tupan trở thành một ốc đảo dọc con đường tơ lụa huyền thoại. Nhờ có nguồn nước tỉnh khiết cho nên nhỏ xanh của Tupan có vị ngọt đặc biệt và nơi đây cũng trở thành nơi sản xuất nho xanh lớn nhất thế giới.

Nơi giao thoa văn hóa

Hiện nay, Tân Cương hiện có 47 dân tộc sinh sống. Mặc dù được gọi là Khu Tự Trị Duy Ngô Nhĩ nhưng từ năm 1954 hơn 50% diện tích đất của Tân Cương được cho là sở hữu của 13 nhóm sắc tộc không phải là người Duy Ngô Nhĩ bản địa. Năm 1949, ước tính người Duy Ngô Nhĩ chiếm 76% dân số Tân Cương so với 7% người Hán. Đến năm 2018, theo số liệu chính thức dân số người Hán đã tăng lên 40% tương đương khoảng 9 triệu người. Ngược lại tỷ lệ người Duy Ngô Nhĩ giảm xuống còn 51% tương đương 12,7 triệu người trên tổng số 24,9 triệu người sinh sống tại đây. Người Tân Cương đặc biệt là con gái Tân Cương có một vẻ đẹp rất ma mị với mái tóc màu nâu, mắt hơi xanh, sống mũi cao. Bằng chứng là Tân Cương đã sản sinh ra rất nhiều mỹ nữ người Duy Ngô Nhĩ được coi là tuyệt sắc giai nhân như Địch Lệ Nhiệt Ba, Cổ Lực Na Trát hay Mạch Địch Na.

Do có nhiều thành phần dân tộc nên Tân Cương là nơi đa dạng tôn giáo nhưng Đạo Hồi vẫn có ảnh hưởng lớn nhất trong đời sống xã hội của Tân Cương và chiếm 58% số người theo tôn giáo ở đây. Ngoài ra còn có bộ phận dân cư theo các tôn giáo truyền thống Trung Hoa nhưng Phật Giáo Trung Hoa, Đạo Giáo chiếm 41% dân số. Phần còn lại là một bộ phận nhỏ người dân theo Phật Giáo Tây Tạng, Chinh Thông giáo phương Đông, Công giáo.

Hiện Khu Tự Trị Tân Cương được chia thành 4 đơn vị hành chính trong đó thành phố Urumchi hay Ô Lỗ Mộc Tể là thành phố lớn nhất và là thủ phủ của Khu Tự Trị Tân Cương. Với dân số khoảng 4.05 triệu người Urumchi là thành phố đông dân nhất miền Tây Trung Quốc, thành phố này nổi tiếng ở nơi có nền kinh tế phát triển thần tốc và hiện đang ở nút giao thông của vùng . GRDP của Thành phố đạt khoảng 52,4 tỷ USD và GDP bình quân đầu người khá cao so với mức trung bình của khu tự trị, lên đến 12.950 USD. Thành phố này cũng nổi tiếng với những thắng cảnh vừa cổ kính vừa thơ mộng, nổi tiếng nhất ở thành phố Urumchi là chợ quốc tế Tân Cương được hoàn thành vào năm 2003, có diện tích gần 40.000m2 và được xây dựng nhằm tái hiện sự thịnh vượng của con đường tơ lụa cổ đại. Đồng thời thể hiện các đặc điểm dân tộc mạnh mẽ và văn hóa khu vực của các vùng đất phía Tây Trung Quốc. Ngày nay chợ quốc tế Tân Cương là phiên chợ của nhiều Quốc gia nơi giao lưu văn hóa thương mại đa sắc tộc, bao gồm Pakhzistan,Bekhzistan, Kazakhstan, Uzbekistan, Nga, Mông Cổ, Hàn Quốc và cả Trung Quốc.

Do có lịch sử lâu đời, nên hiện nay Tân Cương tồn tại nhiều công trình kiến trúc lịch sử văn hóa nổi tiếng có thể kể đến như thành phố đá Tajik Taxkorgan. Thành phố này có niên đại khoảng 1.700 năm nhưng mọi thứ vẫn được bảo quản tốt nhiều lớp tàng tích trong thành phố vẫn vẹn nguyên như cũ. Mọi người thường nói: “ Bạn không được tính đã đến tận tưởng trừ khi bạn đã đến Cacsca”.

Mặc dù Tân Cương là một nơi rất đẹp, có nhiều khu vực nguyên sơ hiếm có nhưng khi đặt chân tới tại thành phố đá bạn sẽ choáng ngợp trước những bức tường đổ nát mà lịch sử để lại. Theo truyền thuyết, nơi này được xây dựng từ thời nhà Hán và là một trong 36 vương quốc ở miền Tây. Theo các ghi chép lịch sử thành phố Đá được coi là kinh đô của vương quốc gia Jipanto, do tổ tiên người Ta-rích thành lập vào đầu Công Nguyên. Điều này cho thấy nơi này có lịch sử rất lâu đời.

 Tàn tích Subash – nơi lưu giữ di sản còn đường tơ lụa.

Từng là trung tâm của vương quốc Cocha thời cổ đại, tàn tích Phật Giáo Supat nằm cách quận Cuqua – Khu Tự Trị Tân Cương 23 km về phía Tây Bắc. Trong tiếng Urgo, Subat có nghĩa là nguồn nước, tổng thể khu di tích rộng khoảng 190.000m2 được xây dựng theo phong cách Phật Giáo Gandhara dưới thời Ngụy Tấn từ năm 220 đến năm 420. Tuy nhiên, ngôi đền đã bị bỏ hoang từ thế kỷ thứ 13. Trong khoảng một nghìn năm tồn tại, Subash đóng vai trò quan trọng trong giao lưu văn hóa Đông- Tây, tàn tích Subash là bằng chứng lịch sử quan trọng trong sự truyền bá Phật giáo dọc theo con đường tơ lụa. Vào thời kỳ thịnh trị của nhà Đường, từ năm 618 đến năm 907, Subash không chỉ là nơi sinh sống của 10.000 nhà sư mà còn là điểm đến của đoàn người hành hương Phật giáo đến từ các quốc gia và nền văn hóa lân cận. Theo Đại Đường Tây Vực ký, nhà sư Đường Huyền Trang đã đến vùng đất này trên hành trình sang Thiên Trúc, kéo dài 19 năm. Tàn tích Phật giáo Subat là một thành phần  quan trọng của con đường tơ lụa đã được Unesco công nhận là di sản thế giới vào năm 2014.

 Làng Quỳnh Cố Thập

 Tọa lạc tại  Kaladalaxiang, Tekes, Tân Cương, ngôi làng Quỳnh Cố Thập này, được bao quanh bởi núi, rừng và sông rất thơ mộng và đã được liệt vào danh sách các ngôi làng văn hóa lịch sử của Trung Quốc vào ngày 13 tháng 12 năm 2010. Có nhiều vật liệu để xây dựng nên ngôi làng này nhưng chủ yếu bạn chất liệu gỗ có giá trị lịch sử và văn hóa cao, kiến trúc theo phong cách cổ điển nằm giữa vùng thảo nguyên Tân Cương càng nổi bật hơn bao giờ hết. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi cừu, dê nên mỗi buổi chiều sẽ có từng đàn gia súc nối đuôi nhau về nhà. Đến với ngôi làng Quỳnh Cô Thập, du khách không chỉ được thiên nhiên tiếp đãi với những cảnh đẹp đến mê hồn mà còn được trải nghiệm một cuộc sống bình dị và an yên đến kỳ lạ.

(Hết)

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới