Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển ĐôngBãi cạn Vũng Mây, sự cố sập nhà giàn Ba Kè và...

Bãi cạn Vũng Mây, sự cố sập nhà giàn Ba Kè và sự khắc nghiệt của biển cả

Bãi Vũng Mây hay bãi cạn Vũng Mây, bãi ngầm Vũng Mây là một rạn san hô vòng nằm ở phía Nam của Biển Đông và hoàn toàn chìm ngập dưới nước. Bãi này nằm cách bờ biển Đồi Nhái, Vũng Tàu khoảng 563 km, cách Mũi Dinh của tỉnh Ninh Thuận khoảng 476 km về phía Đông Nam, cách Brunei khoảng 430 km về phía Tây Bắc và cách Bãi Tư Chính 172 km về phía Đông. Đối với Quần đảo Trường Sa thì bãi Vũng Mây cách đảo Trường Sa Lớn khoảng 72km về phía Nam và cách đảo An Bang khoảng 130km về phía Tây. Toàn bộ Bãi Vũng Mây đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, tức 370,4 km tính từ đường cơ sở. Cụ thể, bãi ngầm chỉ cách Hòn Hải khoảng 360km.

Về mặt hành chính và vị trí, bãi Vũng Mây thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, không liên quan đến quần đảo Trường sa, tách biệt với Quần đảo Trường Sa của Việt Nam bởi một rãnh sâu.

Bãi Vũng Mây là một rạn san hô vòng, lõm ở giữa, có chiều dài khoảng 60km, rộng 27km và có diện tích lên đến 1030km2. Tuy nhiên, mặt bằng rạn quan sát được bằng mắt thường chỉ 59,65km2. Rìa ngoài của bãi thoải dần ra đến độ sâu 200m, sau đó độ sâu đáy biển biến đổi nhanh chóng. Tại đây, còn có một số bãi đá nằm trên vành san hô được đặt tên, chẳng hạn như bãi Ba Kè, Bãi Đất, Bãi Kim Phụng, Bãi Đại Nội, Bãi Đinh, Bãi Ngự Bình. Các bãi đá này có độ sâu từ 3 đến 11m. Nơi nông nhất trong bãi Vũng Mây là đá Ba Kè ở phía Bắc, có độ sâu là 3,2 m dưới mực nước biển. 

Vị trí chiến lược của bãi Vũng Mây 

Hoạt động tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở Việt Nam đã được triển khai từ những năm 1960 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Ở thềm lục địa phía Nam, công việc này được tiến hành từ những năm 1970. Kết quả nghiên cứu địa chất, địa vật lý đã xác định tại Biển Đông có rất nhiều mỏ dầu và túi dầu. Trong đó, bãi trũng Tư Chính, Vũng Mây và Nam Côn Sơn ở phía Nam Biển Đông là những túi dầu lớn nhất ở Biển Đông. Do đó cũng giống bãi ngầm Tư Chính, bãi ngầm Vũng Mây có vị trí chiến lược rất quan trọng khi nó nằm gần sát nhất các mỏ dầu và mỏ khí lớn đang khai thác hiện nay là Đại Hùng, Lan Tây, Lan Đỏ, Mộc Tinh, Hải Thạch, Rồng Đôi,… Vì vậy, Vũng Mây được ví như một hàng rào và là tiền đồn của vùng dầu khí Việt Nam.

Về tình trạng pháp lý 

Phía Trung Quốc luôn cho rằng bãi Vũng Mây là một phần của quần đảo Nam Sa tức Quần đảo Trường Sa, đồng thời xem quần đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ bất khả phân của Trung Quốc. Ngoài ra, bản đồ do Brunei xuất bản năm 1988 thể hiện rằng thềm lục địa mở rộng 350 hải lý của nước này đã bao trùm cả bãi Vũng Mây. Đòi hỏi của Brunei được xem xét là không phù hợp với luật biển năm 1982, do thềm lục địa nước này bị máng miền Đông Palawan, làm gián đoạn sự kéo dài tự nhiên.

Thực tế cho thấy bãi Vũng Mây nằm trên thềm lục địa Việt Nam và thuộc vùng đặc quyền kinh Tế 200 hải lý, được xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Khu vực biển này đã được Việt Nam sử dụng và khai thác đặc quyền kinh tế ổn định từ lâu, càng không phải khu vực đang có tranh chấp trên biển, căn cứ điều 60 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 quy định về các đảo nhân tạo thiết bị và công trình trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và điều 80 quy định về các đảo nhân tạo thiết bị và Công trình ở thềm lục địa.

Nhà giàn DK1 tại bãi Vũng Mây

Sau sự kiện Gạc Ma năm 1988, Việt Nam đã sớm nhận thức rằng Trung Quốc sẽ bành trướng sang các đảo khác ở Trường Sa và có thể nhòm ngó sang các khu vực khác, nhất là khu vực thềm lục địa phía Nam – nơi Việt Nam đã tiến hành khai thác dầu khí.

Với tầm nhìn chiến lược, sau khi phát hiện ra bảy bãi ngầm, trong đó có Bãi Vũng Mây, Việt Nam đã chủ trương tiến hành xây dựng các công trình trên tất cả các bãi đá ngầm, với tên gọi Trạm Dịch vụ Kinh tế Khoa học Kỹ thuật. Trên biển hiệu của các nhà giàn này đều ghi rõ: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, sau đó mới là Trạm Khoa học Dịch vụ và tên của bãi ngầm, nhằm chứng tỏ cho thế giới biết rằng đây là vùng biển của Việt Nam, tách biệt hoàn toàn với quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Nếu như bãi Tư Chính, khó xác định được vị trí của các nhà giàn, thì ở bãi Vũng Mây lại khác, rất dễ dàng nhìn thấy vị trí của ba nhà giàn, được xây dựng vào năm 1993 và 1998. Trước khi xây dựng ba nhà giàn này, Việt Nam đã xây dựng một nhà giàn ký hiệu là DK1/4 ở Đá Ba Kè, phía Bắc bãi Vũng Mây. Cụ thể là vào ngày 16 tháng 6 tháng 6 năm 1989, nhà giàn DK1/4, tức là nhà giàn Ba Kè A hay là Ba Kè 1 đã được hoàn thành. Nhà giàn DK1/4 cũng chính là nhà giàn thứ hai được xây dựng tại khu vực thềm lục địa phía Nam. Giai đoạn đầu, các nhà giàn, trong đó có nhà giàn DK1/4, tương đối thô sơ, kết cấu dạng boong-tong – một dạng pháo lớn hình khối hộp làm bằng kim loại đặt trên nền san hô, dễ bị dịch chuyển khi có sóng lớn gấp bốn hoặc dòng nước chảy mạnh. Đêm ngày mùng 4 tháng 12 năm 1990, một cơn bão lớn với gió giật cấp 12 đã giật sập một số nhà giàn, trong đó thiệt hại lớn nhất là nhà giàn DK1/3, khiến ba chiến sĩ hy sinh. Nhà giàn DK1/4 tại bãi Vũng Mây cũng bị đánh sập, nhưng không gây thiệt hại về người.

Không dừng lại ở đó, trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên vùng Biển Đông, các nhà giàn mới liên tục được xây dựng thêm. Những nhà giàn về sau được xây dựng trên bốn cọc thép chắc chắn, cắm sâu xuống đáy biển, phía trên là tổ hợp sinh hoạt, công tác gồm hai tầng nhà, có diện tích sàn khoảng 100m2.

Tại Vũng Mây trong giai đoạn từ năm 1993 cho đến năm 1998, Việt Nam đã xây dựng thêm ba nhà giàn. Theo đó, nằm cách đá bạc kè khoảng 10 km về phía Nam là nhà giàn DK1/9, tức nhà giàn Ba Kè B hay Ba Kè 2, được hoàn thành vào ngày 22 tháng 8 năm 1993. Năm năm sau đó, hai nhà giàn là DK1/20, tức nhà giàn Ba Kè C hay Ba Kè 3 và nhà giàn DK1/21 tức nhà giàn Ba Kè D hay Ba Kè 4 lần lượt được hoàn thành tại trung tâm phía Đông và phía Nam của Vũng Mây. Đây cũng là ba nhà giàn nắm sát đất liền nhất trong hệ thống các nhà giàn DK1 của Việt Nam.

Hiện nay, mẫu nhà giàn thế hệ mới đã được xây dựng tại bãi Vũng Mây với chi phí ước tính khoảng 15 tỷ đồng. Đây có thể coi là thế hệ nhà giàn thứ ba bởi nó được xây dựng với kinh nghiệm cùng kỹ thuật tân tiến hơn. Bên cạnh những nhà giàn cũ đã xuống cấp, mỗi nhà giàn mới này có thiết kế rộng rãi và vững chắc hơn khi ứng dụng kết cấu liên hoàn theo mẫu giàn khoan nước sâu, có thể chịu đựng được những trận sóng to gió lớn quanh năm giữa Biển Đông. Những nhà giàn mới được xây dựng trên 6 cọc thép vững chãi, phía trên là 3 tầng nhà cao khoảng 30m so với mặt nước để sinh hoạt và công tác. Hệ thống cọc móng của nhà giàn được cắm sâu xuống bề mặt san hô từ 30 đến 40m để giữ cho nhà giàn đứng vững trước những cơn gió bão, với sức gió lên tới 160 km/h và sóng biển cao đến 15m. Trên nóc có sân bay trực thăng để phục vụ các đoàn nghiên cứu và ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Những nhà giàn thế hệ 2 đều được giữ lại nối với những nhà giàn mới bằng một cây cầu thép dài khoảng 50m.

Theo một số thông tin, bãi Vũng Mây có tới ba ngọn hải đăng, nhưng trên website của Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam, thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, bãi ngầm này chỉ có một ngọn hải đăng được đặt trên mái nhà của nhà giàn DK1 xây dựng trước năm 1995. Cụ thể thì Hải đăng Ba Kè có chiều cao tâm sáng là 22,5 m, có tầm hiệu lực ban ngày là 10 hải lý, ban đêm là 12 hải lý, ánh sáng trắng chớp nhóm 3 + 1 chu kì 12 giây. 

Đời sống trên bãi cạn Vũng Mây ngày nay 

Trước đây, điều kiện sống tại các nhà giàn DK1 cực kỳ thiếu thốn. Không có điện, thiếu nước ngọt, khả năng liên lạc hạn chế, sáu tháng mới được tiếp vận một lần thường là vào khoảng tháng 3 và tháng 8 và chỉ có thể thực hiện vào những ngày đẹp trời. Điều kiện tiếp vận cũng rất khó khăn, kể cả việc tiếp vận bằng tàu hoặc bằng trực thăng cũng vậy. Những người làm nhiệm vụ trên nhà giàn DK1 thường ít nhất phải trải qua 8 đến 9 tháng mới trở về đất liền. Tiếp cận được những người lính ở nhà giàn luôn là thử thách đối với những người sợ độ cao.

Mỗi nhà giàn hiện nay đều được trang bị hơn 100 tấm pin năng lượng mặt trời, đủ để cấp điện cho huấn luyện và sinh hoạt liên tục từ 3 đến 5 ngày trong điều kiện mưa, không có ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, tại đây còn được phủ sóng mạng điện thoại Vinasat, truyền hình K+, … Nhờ vậy, mọi tình hình ở đất liền cũng như là biển đảo đều được nhanh chóng cập nhật.

Tại các nhà giàn DK1/9, DK1/20 và DK1/21 được trang bị máy lọc nước biển để cải thiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt, cũng như là nước canh tác rau xanh của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió. Rau xanh luôn quan trọng với những người sống trong vùng khí hậu chỉ có muối, nước mặn và nắng rát quanh năm khi lượng nước ngọt quá hiếm hoi. Vì thế, mọi khoảng diện tích đều được tận dụng để trồng rau, tự cung, tự cấp tại chỗ. Nước sử dụng để tưới rau thường được tận dụng từ nguồn nước sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, ở các nhà giàn thường rất đa dạng với các loại hải sản. Lúc rảnh rỗi, các chiến sĩ có thể câu cá tăng gia cho bữa ăn hàng ngày. Có những ngày câu được cả những con cá gần 30 kg. Ngoài việc chế biến thành thức ăn, cá còn được quân nhân ủ làm nước mắm. Trong 6 tháng đầu năm 2019, chỉ riêng tại nhà giàn DK1/21 đã thu được hàng tấn rau xanh các loại, đánh bắt gần 500kg cá, làm được gần 100kg giá đỗ, hàng trăm lít nước mắm.

Dù đóng quân độc lập ra đất liền, điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, sóng to, gió lớn cũng như việc sống ở độ cao gần 50m so với mặt nước, nhưng quân nhân trên các nhà giàn tại bãi Vũng Mây luôn vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nêu cao tinh thần, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền vùng biển.

Không chỉ hoàn thành tốt công việc được giao, đơn vị tại bãi Vũng Mây cũng luôn làm tốt công tác dân vận, khám cấp thuốc cho ngư dân; hỗ trợ nước ngọt cho nhiều tàu cá; hỗ trợ một số lương thực thực phẩm trong ngư dân và là chỗ dựa điểm tựa vững chắc cho người dân vươn khơi bám biển.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới