Saturday, May 4, 2024
Trang chủQuân sựVũ khí - Khí tài10 loại tên lửa chủ lực của Việt Nam

10 loại tên lửa chủ lực của Việt Nam

Trong khu vực Đông Nam Á, quân đội nhân dân Việt Nam hiện đang sở hữu những dòng tên lửa đẳng cấp, dẫn đầu về kỹ thuật quân sự. Trong đó, có cả các dòng tên lửa hành trình, tên lửa đối hạm hay tên lửa đạn đạo. Tất cả đã tạo nên sức mạnh và uy tín cho quân đội nhân dân Việt Nam. Vậy thì cụ thể, đó là những tên lửa nào?

Tên lửa Brahmos

1. KH-35E

Khi nhắc đến các loại tên lửa đang có trong biên chế của hải quân Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới tên lửa “chống hạm KH-35E” là một loại tên lửa chống hạm tốc độ cận âm, được sử dụng phổ biến nhất trên tàu chiến hải quân ta hiện nay, dòng tên lửa này có thể được phóng đi từ nhiều nền tảng khác nhau như: máy bay tiêm kích, trực thăng, bệ phóng mặt đất. Với khả năng tấn công mục tiêu ở tầng xa, ngoài đường chân trời, trường bay cực thấp để tối giản thời gian, bộc lộ trước phương tiện trinh sát, radar phát hiện mục tiêu cũng như các hệ thống phòng thủ. Về thông số kỹ thuật cơ bản, mỗi quả KH-35E dài 4,40m, có sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m và trọng lượng 630kg. Nhìn chung, kích thước của nó khá nhỏ gọn, thuận tiện trong việc di chuyển, lắp đặt. Ví dụ như: khi bị trên tàu tên lửa 12418 Molniya có thể mang tới cơ số đạn 16 quả KH-35E, dù chỉ có lượng giãn nước hơn 500 tấn.

Ngoài ra, các tên lửa KH-35E còn được đặt trong ống phóng, có thể tái sử dụng của bệ phóng KT-184, có thể lắp từng quả hoặc cùng bốn quả sẵn cho việc thay thế. Đặc biệt, loại tên lửa này còn mang đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-35E được thiết kế để có thể dẫn đạn bay trúng mục tiêu, được phân công ở pha cuối hành trình. Trong đó, đầu tư dẫn thực hiện những tính năng như: phát hiện và lựa chọn đúng mục tiêu mặt nước cần công kích, theo thông số được nạp từ đầu, xác định và cung cấp tham số mục tiêu và tốc độ tiếp cận mục cho máy tính trên tàu phóng. Có thể quét mục tiêu từ khoảng cách tối đa 20 km, khối lượng 40 kg, thậm chí là trong điều kiện biển động tới cấp 6. Với vận tốc bay xấp xỉ 900km/h, những quả KH-35E của hải quân nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể tiêu diệt các mục tiêu có lượng giãn nước lên đến 5.000 tấn, từ khoảng cách 300km, chỉ với một đoạn đánh duy nhất. Vì vậy, nó đã trở thành lực lượng “xương sống” của quân chủng hải quân và trang bị phổ biến trên biên đội tàu tên lửa Molniya. Lớp tàu tấn công hiện đại và đông đảo nhất Việt Nam hiện nay hoặc trở thành trợ thủ đắc lực bên cạnh các tàu hộ vệ tên lửa Luchopard.

2. Moskit

Tên lửa hành trình Moskit, có tên đủ đây là “P270 Moskit” đây cũng là một trong những vũ khí, khí tài hiện đại của hải quân Việt Nam. Được lắp đặt chủ yếu trên tàu tên lửa Molniya 1241.8. Về thiết kế, P270 Moskit được thiết kế theo mô hình khí động học tối ưu, dành cho vật thể bay tốc độ siêu âm. Vì sử dụng động cơ phản lực, dòng khí thẳng, có động cơ khởi tốc, sử dụng nhiên liệu rắn hoạt động trong 4 giây đầu tiên sau khi phóng và động cơ phản lực dòng thẳng, nhiên liệu lỏng cho giai đoạn bay hành trình. Vậy nên, nó có thể đạt tầm bắn tối đa tới 120km, khi bay ở chế độ cao thấp hoặc 80km với chế độ thấp-thấp, cự ly tương đối là 160km. Bên cạnh đó, đồng thời thì phương thức dẫn bắn bằng radar thụ động còn cho phép tên lửa P270 Moskit nhận diện những nguồn gây nhiễu tích cực và sử dụng chúng làm kênh dẫn đường. Đặc tính này, khiến cho Moskit có khả năng chống chế áp điện tử rất cao, chỉ với 15 đến 17 quả tên lửa Moskit là đã có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực. Ngoài trang bị trên các loại tàu chiến P270, còn có thể lắp cho máy bay chiến đấu Su-27 hoặc Su-32FH. Khi máy bay phóng tên lửa ở độ cao cực đại là 12km, so với mặt nước biển, nó có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay.

3. Shaddock

Tên lửa Shaddock, tổ hợp được thiết kế nhằm tiêu diệt tất cả các loại chiến hạm đội. Đây là dòng tên lửa hành trình đối hạm tầm xa, là biến thể chống hạm của tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến thuật P-5 Pyatyorka (GRAU), gọi thiết kế này là 4K44. Còn ký hiệu của NATO là SS-N-3 Shaddock. Từ lâu, loại vũ khí này đã nằm trong trang bị của quân chủng hải quân Việt Nam và thậm chí, còn có thông tin về việc Việt Nam tiến hành cải tiến, nâng tầm bắn tên lửa Shaddock lên tới 900 km, tầm tiến công có thể bao phủ hầu hết diện tích Biển Đông. Những nổi bật khi nhắc tới loại tên lửa này chính là khả năng mang đầu đạn nặng tới 800 kg thuốc nổ hay 100kt hạt nhân. Một sức công phá khủng khiếp thừa khả năng đánh chìm chiến hạm cỡ lớn trên 7.000 tấn. Chỉ với một phát bắn duy nhất và thậm chí có thể đánh chìm cả tàu sân bay. Còn về kích thước, nó có chiều dài là 10m, đường kính 0,9 m, sải cánh 2,6 m cùng trọng lượng phóng 4500kg. Đồng thời, sử dụng 2 động cơ khởi tốc, nhiên liệu rắn và động cơ hành trình nhiên liệu lỏng, giúp nó có tầm xa 460km và đạt tới cấp độ “mach” 1.4. Sau khi phóng lên, tên lửa sẽ leo lên tận cao, tăng tốc tới và bắt đầu tìm kiếm vùng phía trước với radar tìm đường của nó. Hình ảnh, kết quả được truyền tới tàu phóng thông qua một kênh tivi và hiện nay loại tên lửa này đang được trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa (Redut-M) của hải quân Việt Nam. Đây cũng chính là tên lửa đối hạm, có tầm bắn xa nhất của Việt Nam hiện nay.

4. Tên lửa “Yakhont”.

Thực chất thì Yakhont chính là phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh “P-800 Oniks”. Đây là phiên bản sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng thuộc P-80 Zubr (GRAU), gọi nó là 3M55. Còn NATO gọi dòng tên lửa P-800 này là SSN-26, thông số cơ bản của “Yakhont” bao gồm chiều dài 8,9m, đường kính 0,67m, trọng lượng phóng 3 tấn, đầu đạn 250kg và tầm bắn từ 120 đến 300kg. Tùy chế độ bay, thế nhưng nổi bật nhất chính là tốc độ mach 2.5. Dù khá nặng, thế nhưng nhiều động cơ phản lực dòng thẳng, sử dụng nhiên liệu lỏng. “Yakhont” có thể đạt tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay, tạo lên uy lực công phá rất mạnh mẽ, đủ sức vô hiệu hóa mọi loại tàu chiến đang có mặt trên khắp các đại dương. Và đây cũng là loại vũ khí có thể phóng từ đất liền, tàu mặt nước, trên không hay từ tàu ngầm. Sau này, người ta còn dựa trên thiết kế của “Yakhont” để làm nền tảng, để phát triển tên lửa khi “BRM” và “Mos” do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển. Hiện nay, hải quân Việt Nam đang sử dụng tên lửa “Yakhont” trong hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P. Tuy nhiên, trong tương lai gần, chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ được lắp đặt trên tàu chiến.

5. Scrud

Tên lửa đạn đạo Scud hay còn được gọi là tên lửa R11-17, thuộc tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch, chiến thuật 9K72 (Elbrus) do Liên Xô phát triển. Mỗi chiếc Scrud R17E sẽ có chiều dài là 11,25m, đường kính thân 0,88m, cùng trọng lượng phóng 5,9 tấn, thiết kế của R17 có thể mang được đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân từ 5-7 kt, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4 km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5 đến 4m, rộng 12m. Đạn tên lửa R17E, thường được đặt trên bệ phóng di động 9P117 Uragan, trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543. Khi phóng, tên lửa sẽ được khung nâng đạn, dựng thẳng đứng và bắn đi. Hiện, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á, được trang bị tổ hợp tên lửa đạn đạo có uy lực tấn công cực lớn này. Các tổ hợp Scud đã được bàn giao cho Việt Nam, từ cuối những năm 1970 và vẫn sẽ được tin tưởng cho đến tận bây giờ.

6. S-300 SAM

Tên lửa S-300 SAM, phiên bản đang có mặt chung biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam là “S-300 pmu1” do Nga thiết kế phát triển từ thế hệ “S-300p”. Đây là loại khí tài thuộc thế hệ mới, hiện đại trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong chiến tranh công nghệ cao đang chiến điện tử mạnh. Với công nghệ tiên tiến, “S-300 pmu1” có thể chống được tất cả các loại nhiễu của đối phương. Ngoài ra, nó có thể trang bị tới ba loại đạn bao gồm 5V55R, 48N6E và 48N6E2, cũng như tiêu diệt được các mục tiêu bay như máy bay chiến đấu các loại, vũ khí tấn công tầm thấp, tên lửa hành trình chiến lược, các loại tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến thuật – chiến dịch hay tên lửa đường đạn hoạt động trong tầng khí quyển. Được đánh giá là hệ thống tiên tiến nhất trong mạng lưới phòng không của không quân Việt Nam, loại tên lửa này theo dõi và tấn công hàng chục mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm, kết hợp với việc sử dụng máy bay chiến đấu mạng lưới SAM rất khó bị hạ gục.

7. KH-31p

Tên lửa KH-31p. Một loại tên lửa rất đặc biệt khi so sánh với các dòng tên lửa chống radar đã có từ trước. Nổi bật với tầm bắn xa, có tốc độ siêu âm trong suốt hành trình, ổn định quỹ đạo trong điều kiện cường độ nhiễu động cao và ngắt bức xạ radar dẫn đường trước khi đến mục tiêu. Dựa trên KH-31p, Nga đã phát triển thêm phiên bản KH-31a là tên lửa chống hạm với nhiệm vụ phá hủy các tàu nổi, có lượng giãn nước lên tới 4.500 tấn và có tầm bắn tới 160 km. Theo một vài thông tin, tức giai đoạn 2010 – 2013, Việt Nam đã đặt mua từ Nga 80 tên lửa KH-31a để trang bị cho máy bay chiến đấu đa năng SU30MK2. Hiện nay, các máy bay hiện đại của không quân Việt Nam bảo vệ Trường Sa như SU27-30 đều được chuẩn bị loại tên lửa siêu âm KH-31. Bởi vì, nó có khả năng chọc mù Radar và tiêu diệt chiến hạm đối phương.

8. 3M-54 Klub

Tên lửa 3M-54 Klub. Đây là một tổ hợp tên lửa đa năng do phòng thiết kế Novator (OKB-8) của Nga phát triển. Hiện Klub đã có các phiên bản phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm và trên đất liền. Thế nhưng, chúng tôi tìm hiểu, tổ hợp trên được thiết kế với nhiều loại đầu đạn khác nhau, cho phép nó được sử dụng rộng rãi để tiêu diệt các tàu chiến hải quân như: tàu mặt nước, tàu ngầm cũng như có mục tiêu cố định trên đất liền. Đối với biến thể dài 3M – 54E ở pha cuối tên lửa bay với tốc độ siêu âm mach 2.9, khiến cho các hệ thống phòng thủ của mục tiêu không có đủ thời gian để kịp phản ứng. Còn phiên bản ngắn 3M – 54E1 lại có vận tốc cận âm mach 0.8 với tính năng tương đương với tên lửa hành trình Tomahawk và ASR của Mỹ. Thế nhưng, nó nhỏ hơn và có tầm bắn ngắn hơn. Hiện, hải quân Việt Nam đang triển khai các tên lửa Klub-S trên tàu ngầm Kilo 636, thế nhưng chưa có thông tin cụ thể về loại đạn là 3M-54E hay 3M-54E1 và tương lai, có thể thêm cả phiên bản Klub-F.

9. Brahmos

Tên lửa Brahmos. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam đang trông chờ vào một loại vũ khí có tính năng “răn đe” rất mạnh. Đó chính là tên lửa siêu thanh Brahmos của Ấn Độ. Mới trong tháng 5 vừa rồi, Ấn Độ đã tuyên bố sẵn sàng chuyển giao tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos cho Việt Nam. Được biết, Brahmos là một trong những tên lửa tiên tiến nhất của Ấn Độ với tầm bắn 290km, di chuyển với tốc độ từ 2 mạch đến 3 mạch, tương đương 1 km/s và đã được trang bị cho cả 3 nhánh trong quân đội Ấn Độ (2005). Nó có thể thích hợp trên nhiều nền tảng khác nhau, từ tàu chiến đến tàu ngầm, máy bay chiến đấu, thậm chí là bệ phóng trên đất liền. Chắc chắn, đây sẽ là một cái tên rất đáng để mong chờ trong tương lai.

10. P-15 Termit

P-15 Termit, một loại tên lửa chống hạn, được phát triển bởi thiết kế “Raduga” từ thời Liên Xô. Cục tên lửa và pháo binh “GRAU” gọi nó là 4K40. Còn trong các tài liệu báo cáo của NATO thì được định danh là“Styx” hoặc SS-N2. Thế nhưng, trong quân đội Nga, chúng thường được biết đến với tên gọi là “Rubezh”. Về thiết kế, mỗi quả P-15 Termit dài 5,8 m, có đường kính 0,76 m, cùng trọng lượng phóng 2.300 kg và đầu đạn từ 454-513kg. Loại tên lửa này không được đánh giá cao về tầm bắn vì tầm bắn của nó với khoảng 80km với tốc độ mach 0.9. Tuy, có kích thước khá lớn nhưng hàng ngàn tên lửa P-15 đã được chế tạo lại gắn trên các tàu chiến cỡ nhỏ hay cái bệ phóng trên đất liền. Trong biên chế của lực lượng hải quân Việt Nam, P-15 Termit được trang bị cho các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya Osa II, (Tarantul) 1241.RE và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh. Dù không phải là vũ khí tối tân bậc nhất, song đây vẫn là một đối thủ đáng gờm khi đối đầu.

Với lực lượng tên lửa như trên, Việt Nam có đủ sức răn đe những kẻ đối đầu trên Biển Đông hay không?

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới