Thursday, April 25, 2024
Trang chủBiển ĐôngGiới thiệu về biển ĐôngMỹ hé lộ nghi phạm vụ rò rỉ tài liệu tuyệt mật

Mỹ hé lộ nghi phạm vụ rò rỉ tài liệu tuyệt mật

Giới chức Mỹ cho rằng, nhiều chủ đề tiết lộ trong tài liệu mật cho thấy nghi phạm làm rò rỉ là một công dân Mỹ, chứ không phải từ một nước đồng minh.

Binh sĩ Ukraine tại Bakhmut.

Giới chức Mỹ đang ráo riết điều tra để xác định nguồn rò rỉ khoảng 100 trang tài liệu mật của Lầu Năm Góc.

Một số nhà phân tích an ninh phương Tây cũng như quan chức Mỹ tin rằng nghi phạm vụ rò rỉ có thể là một người Mỹ. Họ nói, các chủ đề bị rò rỉ gồm nhiều vấn đề khác nhau từ cuộc chiến ở Ukraine đến tình hình ở Trung Quốc, Trung Đông, châu Phi cho thấy nghi phạm là công dân Mỹ hơn là từ một quốc gia đồng minh.

“Theo trọng tâm hiện tại, đây là một vụ rò rỉ của Mỹ, vì nhiều tài liệu chỉ nằm trong tay Mỹ”, Michael Mulroy, cựu quan chức Lầu Năm Góc, nhận định với Reuters.

Cuộc điều tra của Mỹ mới ở giai đoạn đầu nhằm xác định động cơ của vụ rò rỉ. Họ đang xem xét 4 đến 5 giả thuyết, từ một nhân viên bất mãn cho đến một mối đe dọa nội bộ. Họ không loại trừ khả năng vụ rò rỉ có liên quan đến các nhân vật thân Nga. Lầu Năm Góc hôm qua nhấn mạnh, cơ quan này đang đánh giá vụ việc và đã gửi thư đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp điều tra.

Tuần trước, khoảng hơn 100 trang tài liệu mật của Lầu Năm Góc bất ngờ bị rò rỉ trên các mạng xã hội. Đây có thể coi là vụ rò rỉ tài liệu mật nghiêm trọng nhất kể từ vụ hơn 700.000 tài liệu, video và điện tín ngoại giao của Mỹ xuất hiện trên trang web WikiLeaks năm 2013.

Với sự nhạy cảm của thông tin xuất hiện trong tài liệu, diễn biến này có thể gây ra thiệt hại cho Mỹ, cũng như các thành viên trong liên minh tình báo Ngũ nhãn (Mỹ, Australia, New Zealand, Canada, Anh). Ví dụ, một tài liệu ghi ngày 23/2 được dán nhãn “Secret/NoForn”, nghĩa là nó không được phép chia sẻ với nước ngoài.

Truyền thông quốc tế chưa thể kiểm chứng độc lập về mức độ xác thực của những tài liệu bị rò rỉ. Hai quan chức Mỹ nói với Reuters rằng, họ không loại trừ khả năng một số tài liệu đã bị chỉnh sửa để đánh lừa các nhà điều tra về nguồn gốc của chúng cũng như để phát tán thông tin sai lệch nhằm gây tổn hại cho lợi ích an ninh của Mỹ.

Ông Mick Mulroy cho biết vụ rò rỉ cho thấy “hành động vi phạm an ninh nghiêm trọng” có thể cản trở kế hoạch quân sự của Ukraine. “Vì nhiều thông tin trong số này là hình ảnh nên có vẻ như đó là một vụ rò rỉ có chủ ý được thực hiện bởi một ai đó muốn gây tổn hại cho các nỗ lực của Ukraine, Mỹ và NATO”, ông nói.

Ví dụ, một trong các tài liệu đề ngày 23/2 được đánh dấu “Bí mật” đánh giá, với tốc độ tiêu thụ hiện tại, Ukraine có thể cạn kiệt tên lửa phòng không S-300 trước ngày 2/5. Thông tin như vậy có thể giúp ích cho Nga trên chiến trường.

Ngoài vấn đề Ukraine, tài liệu bị rò rỉ còn đề cập đến nhiều chủ đề khác và có thể bị coi là bằng chứng cho thấy Mỹ thu thập thông tin tình báo về các nước, kể cả Israel, một trong những đồng minh quan trọng nhất ở Trung Đông.

Một tài liệu nêu chi tiết các cuộc thảo luận nội bộ giữa lãnh đạo cấp cao của Hàn Quốc về việc Mỹ gây sức ép với Seoul để cung cấp khí tài cho Ukraine. Một quan chức Hàn Quốc hôm qua cho hay họ đã nắm được thông tin về tài liệu rò rỉ và dự kiến trao đổi vấn đề này với Washington.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới