Wednesday, June 26, 2024
Trang chủBiển ĐôngNhiều học giả TQ tố cáo “Đường Lưỡi Bò” phi lý

Nhiều học giả TQ tố cáo “Đường Lưỡi Bò” phi lý

Nhà nước Trung Quốc ngày càng gia tăng các hoạt động độc chiếm Biển Đông, xâm phạm chủ quyền Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực. Ở trong nước, Bắc Kinh không ngừng tuyên truyền cho người dân những thông tin ngụy tạo sai sự thật. Tuy nhiên tại Trung Quốc, bất chấp những thông tin tuyên truyền sai lệch vẫn có những tiếng nói của các học giả chân chính, học giả Lý Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, về nguồn gốc các biển đảo trên Biển Đông và đường lưỡi bò sai trái.

Đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

Trên blog cá nhân, ngày 21/5/2014, Lý Lệnh Hoa viết: “Truyền thông Trung Quốc đã đăng tải quá nhiều ý kiến vô trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến Biển Đông. Họ chẳng hiểu gì Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS). Họ bỏ qua lý lẽ và thậm chí coi thường công ước đã ký. Tất cả các đường ranh giới trên đất liền và hải phận trên thế giới đều là những đường liền mạch rõ ràng. Còn đường lưỡi bò chỉ là một vệt 9 đoạn đứt quãng quá mơ hồ…” Từ thế kỷ 17, thiền sư Thích Đại Sán đã qua Việt Nam ghi, chép đầy đủ và trung thực chủ quyền của nhà Nguyễn ở Đàng trong với Vạn Lý Trường Sa. Thiền sư Đại Sán là một trong những vị sư nổi tiếng không chỉ về Phật giáo mà còn nổi tiếng cả về thi họa thời kỳ cuối Minh đầu Thanh của Trung Quốc. Tiếng tăm của ông không lan truyền đến tận Việt Nam và được Chúa Nguyễn thỉnh mời đến Quảng Nam.

Năm Ất Hợi 1695, niên hiệu Khang Hy thứ 34, thiền sư Thích Đại Sán đã sang thăm Việt Nam, tới Phú Xuân (nay là Thừa Thiên Huế). Trong cuốn sách mang tên “Hải ngoại kỷ sự” của vị ông đã viết về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: “Những cồn cát nằm thẳng bờ biển, trải dài từ Đông Bắc qua Tây Nam, động cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm phải ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là “Vạn Lý Trường Sa…” Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, trước đây, Trung Quốc đánh giá Thích Đại Sán rất cao, nhưng gần đây vai trò của ông bị hạ bệ. Có lẽ do gắn bó với thái độ chính trị gần đây về chủ quyền của ở Việt Nam ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi vì những tư liệu của Thích Đại Sán ghi chép về Hoàng Sa và Trường Sa là khách quan và trung thực cho nên nhiều sử gia Trung Quốc cho rằng ông bị… mất trí “Dù các nhà khoa học Trung Quốc cố tình phủ định Thích Đại Sán nhưng không thể nào phủ định được vì “Hải ngoại kỷ sự” ghi chép ra là giấy trắng mực đen từ hơn 300 năm nay”, giáo sư Ngọc thẳng thắn nói. Có thể thấy, lúc ấy, vương triều Trung Hoa đang “quay lưng ra biển”, chỉ quan tâm đến lục địa. Song những ghi chép, quan sát, cảm nhận của vị thiền sư Trung Quốc danh tiếng đã cho thế giới và người Trung Quốc góc nhìn về sự thật ở Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Vào đầu thế kỷ 20, Trung Quốc bắt đầu “dòm ngó” và nhảy vào cưỡng chiếm Hoàng Sa, một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tham vọng chưa dừng tại đây, “đường lưỡi bò” được vẽ ra chiếm gần trọn Biển Đông từ “một phút giây” hứng khởi bất thường của một viên chức Trung Hoa Dân Quốc đã trở thành chính sách bành trướng của nhà nước Trung Quốc xuyên suốt từ thế kỷ 20 đến thế kỷ 21. Tuy nhiên, ngay tại chính Trung Quốc, vẫn có những người dũng cảm, bất chấp nguy hiểm để nói lên sự thật với nhân dân, đồng bào của mình và nhân dân trên thế giới. Học giả Lý Lệnh Hoa sinh năm 1946. Từ năm 1964 đến năm 1970 học khoa Hải Dương học tại học viện Sơn Đông. Sau khi ra trường, từ năm 1970 đến năm 2006 ông công tác tại Trung tâm thông tin Hải Dương quốc gia (ở Thiên Tân). Nhờ môi trường công tác tại Trung tâm thông tin Hải Dương quốc gia, ông đã tiếp cận và nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử, tài liệu khoa học về biển đảo và các vấn đề liên quan. Từ đó, ông liên tục nói lên sự thật, chân lý và lẽ phải. Ngay từ đầu ông đã khẳng định: “Trung Quốc muốn phát triển kinh tế và nâng cao uy tín thì cần phải tích cực và chủ động giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), phải xác lập được cơ chế đàm phán, thương lượng song phương và đa phương hữu hiệu, được các nước liên quan cùng chấp nhận, thiết thực sớm chấm dứt cục diện xung đột dài ngày ở Nam Hải (Biển Đông)”. Những bài viết sắc bén, có căn cứ khoa học, pháp lý và lịch sử phản bác lại lập luận sai trái của Trung Quốc về Biển Đông của ông không được các báo chính thống của Trung Quốc đăng tải. Do đó, ông đã thường xuyên sử dụng Block cá nhân để truyền tải đến Nhân dân Trung Quốc sự thật và lẽ phải. Vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông đã nghiêm khắc cảnh báo tai họa cho đất nước và nhân dân của mình. Lý Lệnh Hoa đã tìm ra nguồn gốc ra đời “đường lưỡi bò” và gọi tác giả và cơ quan chuyên môn này là “Ổ sáng tác ra đường lưỡi bò”. Và, “đường chín đoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý”. Chính nhờ ông mà cả thế giới biết xuất xứ về “đường lưỡi bò” (Cửu tuyến đoạn) là một sản phẩm do một công chức bình thường của Trung Quốc vẽ sau một chuyến đi qua Biển Đông. Lý Lệnh Hoa nhiều lần phát biểu công khai: “Đường 9 đoạn” chỉ là đường ảo, trong khi đường biên giới trên biển phải đưa quốc tế thừa nhận là có thực”. Khi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa cưỡng chiếm của Việt Nam, ông thẳng thừng tuyên bố: “Không nên làm trò hề cho thế giới cười”. Ông đã dành gần cả cuộc đời nghiên cứu và công bố sự thật với mong muốn “không để Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc ảo mộng”. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, trước sự bành trướng ngày càng hung hăng của chính quyền Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa đã nỗ lực không ngừng để cung cấp cho người dân và giới nghiên cứu Trung Quốc những bằng chứng, lý lẽ, luật pháp quốc tế để “lay tỉnh” mọi người thoát khỏi “ác mộng” và “đại họa”.

Ngày 14/6/2012, Viện nghiên cứu kinh tế Thiền Tắc Trung Quốc tổ chức Hội thảo Tranh chấp Biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế, học giả Lý Lệnh Hoa được mời tham gia cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu của Trung Quốc. Tại đây, ông đã thẳng thắn đánh giá hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông như sau: “Không thể xỏ giày trước rồi mới đi tất”. Ông đã chứng minh cho các diễn giả thấy những sai trái của Trung Quốc khi dùng vũ lực xâm chiếm cưỡng đoạt nhiều đảo và Biển Đông. Chiếm xong rồi tìm cách “chứng minh”. Vì vốn không phải sự thật nên không chứng minh được, đành phải viện dẫn nhiều chứng cứ vu vơ, vô căn cứ.

Đến thư viện Harvard – Yenching (Hoa Kỳ), tiếp cận kho tư liệu đồ sộ ở trường đại học danh tiếng này, với hy vọng tìm thêm nhiều tư liệu quý, ngay trong ngày đầu tiên, tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn đã tìm thấy và sao chụp một số tư liệu rất có giá trị. Trong đó, đáng chú ý là hai tập bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Hoa Đời nhà Thanh. Đây là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ quốc gia do hoàng đế Khang Hy (1662 – 1722) nhà Thanh khởi xướng và tổ chức thực hiện trong hàng chục năm trời, với sự hợp tác của các nhà bản đồ học phương Tây. Vì thế, các bản đồ này vẽ rất khoa học và rõ ràng, kèm theo các bản đồ còn có các trang chú dẫn rất chi tiết. Thứ nhất là tập bản đồ “Càn Long Thập Tam Bài Đồng Dư Địa Đồ”, niên đại năm Càn Long Canh Thìn (1760). Tập này gồm khoảng 200 tờ bản đồ được in theo kỹ thuật “đồng bản họa” (khắc hình lên lá đồng dát mỏng, phun mực rồi in lên giấy, một kỹ thuật in rất phổ biến ở Trung Hoa thời nhà Thanh). Các bản đồ này vẽ chi tiết địa hình toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa dưới triều Càn Long (1735 – 1796), từ đại lục đến hải đảo và các vùng biển bao quanh Trung Hoa. Trong gần 200 tờ bản đồ thuộc bộ dư địa đồ đồ sộ này, không có tờ nào vẽ hay đề cập đến hai địa danh “Tây Sa quần đảo” và “Nam Sa quần đảo”, những cái tên mà sau này người Trung Quốc đặt ra để gọi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đáng chú ý là tờ bản đồ gần cuối của tập dư địa đồ này vẽ vùng biển đảo cực nam của Trung Quốc đương thời chỉ đến đảo Hải Nam.

Thứ hai là bộ “Atlas von China” (Tập bản đồ Trung Quốc) gồm 2 tập do nhà xuất bản Verlag von Dietrich Reimer xuất bản tại Berlin năm 1885 (kích thước 55cm x 45 cm). Hai tập của bộ atlas này có 16 trang diễn giải bằng tiếng Đức và 55 bản đồ in màu, là những bản đồ hành chính và bản đồ địa hình vẽ kinh đô Bắc Kinh và 26 phủ ở Trung Quốc dưới triều hoàng đế Quang Tự (1875 – 1908). Qua phân tích cụ thể, tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn nhận thấy: Bản đồ đầu tiên trong tập 1 của bộ “Atlas von China” là bản đồ tổng thể Trung Quốc lúc đó. Phần cực nam của bản đồ này chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Trong tập 2 của bản đồ hành chính và bản đồ địa hình Quảng Đông (Canton). Ông Sơn cho biết thêm: “Tuy nhiên khác với các bản đồ vẽ vào cuối thời nhà Thanh và bản đồ thời Trung Hoa dân quốc, hai bản đồ Quảng Đông này không có đảo Hải Nam, lúc bấy giờ vẫn được gọi là Quỳnh Phủ. Trong các thư tịch cổ Trung Quốc, vùng đất phía Nam Quỳnh Phủ (sau này Trung Quốc gọi là Hải Nam) luôn được gọi là “hải giác thiên nhai” (góc biển, chân trời) ám chỉ đó là vùng biên viễn xa xôi của Trung Quốc”. Từ năm 1885 (năm xuất bản bộ “Atlas von China”), cho tới năm 1933 (năm tái bản bộ “Postal Atlas of China”) thì triều đình nhà Thanh và Trường Sa của Việt Nam là thuộc về Trung Quốc. Vì thế mà hai quần đảo này không được vẽ hay ghi danh lên những bản đồ do Trung Quốc soạn vẽ, hay trong những tập bản đồ do Trung Quốc hợp tác với các nhà bản đồ học phương Tây biên soạn và ấn hành. “Ngoài tập bản đồ “Càn Long Thập Tam Bài Đồng Dư Địa Đồ” và các bộ atlas, tôi còn sưu tầm được nhiều bản đồ riêng lẻ cũng do nhà nước Trung Quốc ấn hành chính thức từ cuối thế kỷ 19 đến thập niên 1930, đều không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc sau này gọi là Tây Sa và Nam Sa”- Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn nhấn mạnh.

Học giả Lý Lệnh Hoa từng viết bức thư ngỏ gửi truyền thông Việt Nam. Một lần nữa ông lại kêu gọi các học giả Trung Quốc và truyền thông phải có trách nhiệm hơn với phát ngôn và việc đưa tin của mình về những tranh chấp trên Biển Đông và Việt Nam. Cả hai bên Trung Quốc và Việt Nam cần bình tĩnh đàm phán để giải quyết những tranh chấp về biên giới lãnh thổ và hàng hải. Tôi một học giả bình thường ở Trung Quốc, hy vọng rằng chính phủ hai nước và các dân tộc sẽ sống trong tình bạn và có một tương lai tốt đẹp hơn”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới