Friday, May 3, 2024
Trang chủQuân sựVũ khí - Khí tàiViệt Nam có tham vọng tàu ngầm nội địa không?

Việt Nam có tham vọng tàu ngầm nội địa không?

Công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam hiện không chỉ các loại tàu chiến cỡ lớn mà là đa dạng cả về chủng loại tàu. Chủng loại tàu quân sự ở đây không chỉ bao gồm các tàu chiến săn ngầm, tàu chiến tên lửa, tàu tuần tra, tàu đổ bộ, tàu hậu cần mà còn cả tàu ngầm. Chắc chắn rồi nghe cái tên tàu ngầm chắc là ai cũng cảm thấy phấn khích phải không?

Tàu ngầm Hà Nội trong quá trình nạp đạn tên lửa hành trình Kalibr.

Đó là tổ hợp vũ khí hải quân tinh vi của loài người với lịch sử hơn 100 năm đã có khá nhiều ví dụ về việc sức mạnh tàu ngầm giúp hải quân một số quốc gia thiếu tầu mặt nước lại trở thành nỗi đáng sợ kinh hoàng nhất. Ở đây, đó là hải quân Đức trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, do giới hạn của hòa ước Versailles hải quân Đức chỉ có 6 thiết giáp hạm, 6 tuần dương hạm và 6 khu trục hạm vào thập niên 30, 40. Nhưng nhờ có hạm đội tàu ngầm hùng mạnh nhất, họ đã khiến cho quân đồng minh thiệt hại khủng khiếp và thiếu chút nữa đã diệt vong. Hiện nay, hải quân Nga vẫn nắm giữ được một vị thế đáng kể trên các đại dương, tuy thua kém về số lượng tàu cỡ lớn so với Mỹ nhưng nhờ hạm đội tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm diesel điện khổng lồ, hải quân Nga vẫn tạo ra một sự răn đe lớn đối với NATO. Với những người mong muốn hải quân Nhân dân Việt Nam ngày càng hiện đại và hùng mạnh, tàu ngầm là lực lượng không thể thiếu. Sáu tàu ngầm trong con mắt của nhiều người được coi là chưa đủ. Tuy nhiên khi đưa ra vấn đề, chúng ta vẫn phải đặt nặng câu chuyện chi phí mua sắm, xây dựng và vận hành. Theo một số nguồn tin, phải tốn khoảng 2 tỷ đô cho 6 tàu ngầm Kilo từ Nga và tốn một ngân sách tương đương để xây dựng hạ tầng căn cứ cũng như huấn luyện con người – một con số không hề nhỏ chút nào. Giữa lúc đó, thực sự đang có những kỳ vọng rõ ràng về việc với sự tiến bộ của ngành đóng tàu quân sự trong nước, tiếp thu công nghệ mới và hiện đại từ các tập đoàn đóng tàu hàng đầu của Nga và Tây Âu. Phải chăng Việt Nam có thể tự đóng các tàu ngầm trong tương lai? Nghe có vẻ hơi xa xôi nhưng sự kỳ vọng mong ước đó đang có những dấu hiệu cho thấy có thể sẽ trở thành hiện thực.

Chẳng là, từ hồi năm ngoái, trường Đại học Hàng hải Việt Nam – trụ sở tại thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị Khoa học và Công nghệ Cơ khí động lực để cùng trao đổi các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học về tàu biển. Trong đó, đáng chú ý là có một báo cáo liên quan tới lĩnh vực tàu ngầm, đó là báo cáo tính toán lực cản tàu ngầm bằng phương pháp CFD. Cụ thể, một đoạn báo cáo được chụp lại đăng trên báo Tuổi Trẻ cho biết: về các phương pháp xác định lực cản tàu ngầm hiện có 3 phương pháp. Một là phương pháp gần đúng, có ưu điểm là đơn giản cho áp dụng, cho kết quả nhanh nhưng nhược điểm là có độ chính xác rất thấp. Hai là phương pháp thử mô hình hay chúng ta thường nghe nhiều đó chính là sử dụng các bể thử mô hình tàu bè để đánh giá. Đây là phương pháp chính xác và tin cậy nhất hiện nay, tuy nhiên nó rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Dù vậy với các nền đóng tàu hàng đầu thế giới hiện nay như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đều sở hữu nhiều bể thử mô hình và như ta đã biết: Việt Nam cũng đang gặp khó như thế nào đối với các dự án bể thử mô hình tầm cỡ quốc gia vốn đã chết lâm sàng cùng với Vinashin. Ngoài ra chúng ta có một bể thử mô hình loại nhỏ nằm ở khoa đóng tàu Đại học Hàng hải. Tuy nhiên, khó mà đánh giá được liệu chúng có thể áp dụng để thử các dự án đóng tàu quân sự. Cho đến giờ với các dự án nghiên cứu tàu săn ngầm, tàu đổ bộ nội địa cũng là dấu hỏi về việc chúng ta đã dùng phương pháp tính toán như thế nào.

Thứ ba là phương pháp CFD được đánh giá là khá tin cậy, cung cấp nhiều hình ảnh về đường bao quanh thân tàu, phục vụ cho bài toán tối ưu hình dáng tàu. Dĩ nhiên nó có nhược điểm là có độ chính xác phụ thuộc vào kỹ năng tính toán của các kỹ sư. Ở đây CFD là tên viết tắt của cụm từ Computational Fluid Dynamics tạm dịch là tính toán động lực học chất lưu, được coi là công cụ không thể thiếu trong công việc thiết kế bất kỳ dự án nào hiện nay.

Theo các thông tin sơ bộ từ khoa đóng tàu của Đại học Hàng hải, bản báo cáo do ba giảng viên nghiên cứu trình bày kết quả mô phỏng tính toán lực cản tàu ngầm hoạt động tại chế độ chạy ngầm bằng phương pháp CFD. Kết quả mô phỏng có sự so sánh với kết quả thử mô hình trong bể thử để khẳng định độ tin cậy của kết quả mô phỏng tính toán. Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra các hình ảnh về đường ròng bao quanh thân tàu ngầm ở các tốc độ khác nhau, phục vụ cho các bài toán khác nhau, yếu tố hiệu hóa, thiết kế hình dáng tàu ngầm. Nói chung, đây là những thông tin mang tính chất sơ bộ, tất cả vẫn còn đang nằm trên giấy nhưng có nằm trên bảng nghiên cứu thì mới có cơ hội ra ngoài đời thực. Mọi dự án được sinh ra không phải bỗng dưng làm luôn mà đều trải qua những bước đầu tiên như thế này.

 Nếu ai thường xuyên tìm hiểu về kỹ thuật quân sự chắc ít nhất vài lần nhìn thấy các dự án xe tăng, máy bay bị chết yểu trên thế giới. Tuy nhiên từ những cái chết yểu đó người ta mới tạo ra thành quả như ngày hôm nay. Ý tưởng, nghiên cứu tính khả thi, thiết kế rồi mới có thực nhưng xuyên suốt quá trình này phải có sự chỉ đạo từ các ngành, các cấp không tự dưng mà có. Tuy nhiên có một điều rõ ràng là chúng ta đã và đang ở các bước nghiên cứu tính khả thi của một dự án đóng tàu ngầm nội địa. Thậm chí, các bước thiết kế có thể đã triển khai một nơi nào đó cũng như dự án tàu săn ngầm mà thôi, con số có lẽ đã tính bằng hàng năm. Liệu nó có thành công hay không thật khó mà để nói gì vào lúc này. Do vậy, tôi có thể đoán được rằng chúng ta sẽ bắt đầu tư thể loại tàu ngầm nào. Tôi tin đó sẽ là tàu ngầm mini vì đây là cách mà các nền công nghiệp đóng tàu mới nổi sẽ thử sức. Trước khi thu đủ kinh nghiệm, bắt đầu với các cỡ tàu lớn hơn. Một trong những ví dụ điển hình đó là nền đóng tàu bị bao vây cấm vận, ngặt nghèo nhất thế giới – Triều Tiên và Iran họ đã khởi đầu và thành công. Từ các lớp tàu ngầm mini trước khi vươn tới tàu ngầm cỡ lớn hoàn chỉnh.

Trong đó, Triều Tiên nổi tiếng với lớp tàu ngầm mini Yugo và Yono hơn 100 tấn dài 20-22m, chở được 6-7 người, 2 trái ngư lôi 533 mm. Đặc biệt là lớp tàu Sang-O nặng cỡ 370 tấn, dài 34m có 4 quả ngư lôi 533mm và chở được 15 người. Triều Tiên đã đóng tới 40 chiếc loại này sử dụng phổ biến cho nhiệm vụ đặc biệt, chở biệt kích. Hiện nay, từ các thành tựu có được, từ các thiết kế tàu ngầm mini, Triều Tiên được cho là đang thi công tác tàu ngầm cỡ lớn Sinpo cỡ 2000 tấn, dài 68m có thể triển khai 3 tên lửa đạn đạo. Iran thì nổi tiếng với số lượng lớn tàu ngầm Ghadir được cho là học hỏi thiết kế tàu ngầm của Triều Tiên. Loại này dài 29m, cỡ 125 tấn khi lặn, chở 7 người, mang 2 ngư lôi 533mm. Sau khi đóng được khoảng 20-30 tàu ngầm mini. Năm 2019 họ đã đưa vào trang bị tàu ngầm cỡ trung lớp pha lê dài 48m, cỡ 593 tấn, lặn sâu 250m, thời gian hoạt động tới 35 ngày, tàu trang bị 4 ống phóng ngư lôi có thể bắn tên lửa hành trình.

Đó là kinh nghiệm của các nền công nghiệp quốc phòng mới nổi, các nước bắt tay vào đóng tàu ngầm trong khoảng 40 đến 50 năm trở lại đây. Một số quốc gia thì chơi kiểu đi tắt đón đầu với rất nhiều tiền – đó là mua luôn dây truyền công nghệ, thuê chuyên gia cầm tay chỉ việc. Đó là Hàn Quốc với việc mua bản quyền và công nghệ đóng tàu ngầm kiểu 209 – 214 từ Đức. Đó là Indonesia với giải pháp tương tự mua từ Hàn Quốc và Đức, còn nếu tự lực sẽ lâu hơn phải xác định rõ ràng là như vậy, phải đi từng bước một nhưng đổi lại có thể làm chủ được nhiều khâu nhất có thể. Vậy với kích cỡ thông thường chỉ ở mức 100 đến 200 tấn, dài đâu đó 20 đến 30m các tàu ngầm mini làm được cái gì? Thực ra với việc trang bị ngư lôi, chúng có thể chiến đấu nhưng nhiệm vụ chủ yếu của tàu ngầm mini hiện nay là tác chiến đặc biệt. Sự nhỏ gọn của nó góp phần tăng khả năng cơ động xoay sở thậm chí với trọng lượng nhẹ các tàu này có thể tắt máy nằm im dưới đáy biển, chờ đợi con mồi đi qua rồi tấn công hoặc là chờ đợi thời điểm thích hợp để tiếp cận bờ biển, hải đảo. Chúng cũng được coi là khó bị phát hiện do tín hiệu thủy âm sinh ra là khá nhỏ.

Nếu nói về tác chiến đặc biệt thì Triều Tiên cũng là một ví dụ điển hình với tàu ngầm mini Sang-O cỡ 370 tấn, dài 34m. Ngày 15 tháng 9 năm 1996, 1 tàu ngầm loại này đã đột nhập thành công bờ biển Hàn Quốc ở hướng thành phố Gangneung tỉnh Gangwon. Một tiểu đội trinh sát 3 người đã xuất phát từ tàu, xâm nhập sâu vào nội địa Hàn Quốc do thám các căn cứ hải quân rồi quay lại. Tuy nhiên khi trở về tàu ngầm bị mắc cạn dẫn tới việc cả đội không thể trở về bằng đường biển. Toàn bộ thủy thủ đoàn và các chiến đấu viên đặc nhiệm bao gồm 26 người đã hủy trang bị trong tàu trước khi tìm đường về thông qua khu phi quân sự DMZ. Không may họ đã bị một tài xế địa phương phát hiện và báo cho chính quyền Hàn Quốc. Sau đó 49 ngày truy lùng gắt gao từ ngày 18 tháng 9 tới ngày mùng 5 tháng 11 khiến 4 thường dân và 12 binh sĩ Hàn Quốc thiệt mạng, 27 binh sĩ bị thương trong số 26 lính Triều Tiên chỉ có 1 người sống sót. Hàn Quốc đã tiến thành trục vớt tàu ngầm và trưng bày tại công viên Thống Nhất tại thành phố Ganeung.

Cũng liên quan tới tàu ngầm Triều Tiên, theo một số báo cáo năm 1997 Việt Nam thông qua chương trình đổi gạo lấy vũ khí đã nhận 2 tàu ngầm mini kiểu Yugo do Triều Tiên đóng. Suốt nhiều năm, đây là một bí mật của hải quân Việt Nam chúng được cho là trang bị cho các đơn vị Đặc công Hải quân có mật danh 196. Đến đây, chắc chắn sẽ có người nhắc tới cái tên tàu ngầm Hoàng Sa và Trường Sa của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa ở tỉnh Thái Bình. Người từng gây sốc hồi năm 2014 với các cuộc thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa trên mặt hồ, mặt biển. Chắc là sẽ có những người lặp lại câu chuyện: Tại sao nước ta bỏ phí nhân tài? bỏ phí thiết kế đó? rồi đổ tại nhà nước này nọ. Thực ra, những trách móc đó là do các bạn thiếu thông tin mà thôi cũng như luôn mặc định tư tưởng tiêu cực về đất nước mình. Bây giờ các bạn có thể dùng anh Google lật lại và xem. Thực tế Bộ Quốc Phòng đã tới khảo sát tàu ngầm Trường Sa cũng như hỗ trợ quá trình thử nghiệm tàu ngầm tự chế của bác Hòa chứ không phải là họ đứng nhìn. Các bạn cần biết rằng các phương tiện bay và ngầm đều thuộc sự quản lí của Bộ Quốc Phòng vì liên quan tới an ninh quốc gia và chủ quyền. Không ai được phép bay lên trời hoặc lặn xuống biển mà không chịu sự quản lí của Bộ Quốc Phòng.

Theo báo chí trong nước, ngày 24 tháng 3 năm 2014, Viện Thiết kế của Bộ Quốc Phòng đã khảo sát tàu ngầm Trường Sa 1, đích thân đồng chí Đào Ngọc Thạch viện thiết kế đã tới khảo sát tàu cùng nhiều cán bộ cấp cao. Theo chia sẻ của người trong cuộc, thực tế Bộ Quốc Phòng vẫn theo dõi thường xuyên tàu ngầm ông Hòa và họ công nhận là chiếc tàu đáp ứng các nguyên lí cơ bản của 1 tàu ngầm. Theo các nhà kĩ thuật quân sự, điểm yếu lớn nhất của tàu ngầm Trường Sa 1 là thoát ra quá nhiều khí CO2 tạo thành các bọt khí. Nếu áp dụng vào công nghệ quốc phòng thì phải giải quyết vấn đề này. Hai tiến sĩ ngành đóng tàu quân sự khi đó cũng được phân công nhiệm vụ hỗ trợ về mặt kĩ thuật, kiến thức và kinh nghiệm cho ông Hòa. Ngày 30 tháng 5 năm 2014, với sự hỗ trợ từ Bộ Quốc Phòng và nhà máy đóng tàu Đại Dương tại cảng Diêm Điền tỉnh Thái Bình, tàu ngầm Trường Sa 1 đã tiến hành chạy thử nghiệm trên biển lần đầu tiên, ra tới khu vực số 0 làm thử nghiệm ở pha số 5 trong khoảng 30 phút. Quá trình thử nghiệm luôn có tàu, ca nô của bộ đội biên phòng theo sát hỗ trợ, sẵn sàng ứng cứu. Sau Trường Sa 1, năm 2015 ông Hòa tiếp tục phát triển tàu ngầm Hoàng Sa và tới ngày 24 tháng 6 năm 2016, hội đồng của bộ quốc phòng và hải quân đã thông qua kỳ sát hạch độ an toàn cho phép thử nghiệm trên biển. Sáng ngày 3/7/2016, tàu ngầm Hoàng Sa đã lần đầu tiên chạy thử nghiệm trên biển dưới sự giám sát và hỗ trợ của bộ quốc phòng cũng như Hải quân Nhân dân Việt Nam. Theo ông Hòa, buổi thử nghiệm thành công tốt đẹp, hội đồng kết luận tàu Hoàng Sa đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn để chạy trên biển.

Từ giữa năm 2018, ông Hòa cùng anh em công nhân tiếp tục chế tạo tàu ngầm mini mang tên Trường Sa 2 với ước vọng mang ra biển Trường Sa chạy thử. So với chiếc Trường Sa 1 và Hoàng Sa, tàu Trường Sa 2 ra dáng thiết kế hiện đại. Tuy nhiên, từ đó tới nay dự án chưa được cấp phép chạy thử.

Lý do của câu chuyện tàu ngầm Hoàng Sa và Trường Sa chỉ là các thiết kế nằm trong nhà xưởng là gì? Hầu như người ta chỉ quan tâm tới việc nhà nước bỏ phí một nhân tài mà không quan tâm tới việc không phải tự dưng người ta sinh ra các quy trình tiêu chuẩn khắt khe về thiết kế tàu biển. Tôi không phải là dân chuyên thiết kế về tàu biển nhưng một người không biết gì như tôi cũng phải đặt ra một dấu hỏi về việc con tàu này liệu có lẩn tránh được các hệ thống xô la thủy âm của đối phương hay không? Vỏ tàu có an toàn dưới áp lực nước trong thời gian dài hay không? Hệ thống đảm bảo an toàn, hệ thống thoát hiểm của nó như thế nào? Những tính toán của ông Hòa về việc tàu ngầm Hoàng Sa lặn ba ngày ba đêm mới chỉ là lý thuyết. Thực tế có ai dám chắc với không gian dài 7m rộng 2,5m thủy thủ đoàn sinh hoạt như thế nào? ăn rồi cũng phải thải ra nữa. Quá nhiều thứ phải tính toán! Bác ấy bảo tàu được đóng với thép cường lực nhưng loại thép đó đã được thử nghiệm kỹ càng hay chưa? Các thử nghiệm với môi trường biển, độ bền của nó như thế nào? Nếu cho hội chuyên đóng tàu hỏi chắc là còn phải ra hàng trăm câu hỏi. Không tự dưng mà họ sinh ra các phương pháp thiết kế như bể thử mô hình, như phương pháp CFD để làm gì? Thế giới họ đã có lịch sử thiết kế tàu lâu đời, đã trải qua hàng trăm phương pháp để tìm ra một giải pháp tối ưu nhất. Không phải là lần mò tự vẽ ra được, tất cả là vì sự an toàn sống sót cao chứ không phải là tàu ngầm chỉ để lặn là xong. Bất kỳ phương tiện quân sự nào đều phải trải qua quy trình kiểm tra vô cùng khắt khe vì nó mang trên mình tính mạng của những người lính. Đành rằng, những điều bác Hòa làm được là đáng khen ngợi và thực tế hải quân họ công nhận điều đó nhưng không có nghĩa mặc nhiên là đi vào sản xuất hàng loạt tàu ngầm Hoàng Sa và Trường Sa.

Còn các thông tin về việc một số doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn mua tàu ngầm Trường Sa và Hoàng Sa, ông Hoà cũng nói rõ là họ cần ý tưởng, họ muốn ý tưởng được hoàn thiện. Đây là cần ý tưởng chứ không hẳn là lấy tàu về dùng ngay các bạn nhé! Muốn ý tưởng nó hoàn thiện thì phải nghiên cứu thêm, thử nghiệm tiếp. Thực tế, ba tàu ngầm của ông Hòa cũng thể hiện sự hoàn thiện thiết kế theo thời gian, càng về sau tàu càng to và đẹp hơn, giống các tàu ngầm hiện đại hơn dù chất lượng bên trong là một dấu hỏi. Do vậy thời xưa người ta đóng tàu biển khi chưa có phương pháp tính toán như bể thử mô hình là theo một phương pháp đơn giản tương tự, đóng theo kinh nghiệm, rút kinh nghiệm qua từng phương án. Nhưng chúng ta thường nói đi tắt đón đầu ta không có thời gian để đi theo những thiết kế như vậy khi đã có những công nghệ mới, phương pháp rút ngắn thời gian và an toàn hơn. Do đó khi đánh giá về các thiết bị bay, thiết bị lặn của các kỹ sư chân đất, chúng tôi hy vọng rằng chúng ta có một cái nhìn khách quan đừng mặc nhiên rằng quân đội nhà nước chẳng làm gì. Nên nhớ bạn bè chúng ta, anh em chúng ta hay con cháu chúng ta sẽ có những người ngồi lên trang bị đó. Đừng mặc nhiên nghĩ rằng cứ làm được, không phải mua là tốt rồi mà quên đi tiêu chuẩn kỹ thuật và sự an toàn nhất là khi chúng dùng cho mục đích chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới