Sunday, December 22, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhững dự án đốt tiền dân của quan chức TQ

Những dự án đốt tiền dân của quan chức TQ

Lưu Cường, cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, người đã bị kết án 12 năm tù, mới đây đã gây chú ý với chiếc “vòng sắt” trị giá 120 triệu NDT mà ông ta đã cho xây dựng trong thời gian tại nhiệm, người ta cho rằng chiếc vòng lớn này giống như một chiếc còng tay, nó cũng đang trở thành biểu tượng cho các dự án tham nhũng và dự án thành tích chưa hoàn thành của các quan chức.

Lưu Cường, cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, người đã bị kết án 12 năm tù, mới đây đã gây chú ý với chiếc “vòng sắt” trị giá 120 triệu NDT mà ông ta đã cho xây dựng trong thời gian tại nhiệm, người ta cho rằng chiếc vòng lớn này giống như một chiếc còng tay.

Theo trsng Secretchina, chiếc vòng sắt đứng sừng sững ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh được đặt tên là “Vòng sinh mệnh”, nhưng về bản chất, nó là “vòng hào quang” thành tích của các quan chức. Mặc dù lượng điện năng tiêu thụ của đèn LED được không cao nhưng tiền điện cho 12.000 đèn LED trên vòng sắt cũng là khoản tiền lớn trong tài chính của địa phương. Nếu không, tại sao nó lại “hiếm khi bật đèn” sau khi Lưu Cường bị cách chức”.

Truyền thông TQ cho biết, chiếc vòng sắt lớn có đường kính là 175 mét, tương đương với chiều cao của một tòa nhà 50 tầng, với tổng trọng lượng thép là 3.500 tấn, đây có thể nói là biểu tượng mà Lưu Cường muốn người đời ghi nhớ, giống như bắt người dân “uống nước phải nhớ người đào giếng”, công trình hình tượng kiểu này là có dụng ý.

Ngay từ ngày 13 tháng 11 năm 2012, đài BBC đã đưa tin rằng, so với Đại Khố Xái (Tòa nhà trụ sở CCTV) và Đại thu khố ở Tô Châu, vòng sinh mệnh có hình dạng độc đáo hơn, nhưng thực ra nó không hữu dụng lắm, và chức năng còn lại duy nhất của nó là để ngắm nhìn.

Trên thực tế, kênh truyền thông Trung Quốc “Sohu” vào năm 2019 còn ca ngợi chiếc vòng có “ý nghĩa sâu sắc”, nhưng nó lại bị một số người chế giễu. Mà khi đó cũng có thông tin nói rằng, “Phó tỉnh trưởng Lưu (Liu) đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ chiếc vòng sắt lớn này, bởi vì vòng sắt lớn này là do thuộc hạ cũ của Phó tỉnh trưởng Lưu xây dựng”.

Giờ đây khi nhắc đến vòng sắt lớn, nhiều người sẽ chợt nhận ra ý nghĩa thực sự của vòng sắt này nằm ở chỗ: Mọi thứ đều trở về con số không như hình dạng chiếc vòng. Và “lúc đầu bỏ mấy trăm triệu NDT để xây, sau lại bỏ mấy trăm triệu để phá”, tiền thuế của dân có thể bị hao tổn bất cứ lúc nào dưới chế độ độc tài, nhưng rất ít trường hợp bị phanh phui.

Các công trình thành tích, hình tượng bị “dở dang” sau khi quan chức ngã ngựa

Ngoài ra, theo “Thời báo Hoàn Cầu”, Dương Chấn Siêu (Yang Zhenchao), người đã bị cách chức phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy, khi đảm nhiệm chức Bí thư Thành ủy Hoài Nam vào năm 2016 đã cho xây dựng hai “công trình trọng điểm”, thứ nhất là dự án Công viên Hạnh phúc Trí Cao, Hoài Nam, thứ hai là công viên Olympic Hoài Nam. Tổng kinh phí của 2 công trình là 7,8 tỷ NDT và đến nay vẫn trong tình trạng dở dang.

Lý Gia (Li Jia), cựu Bí thư Thành ủy Chu Hải tỉnh Quảng Đông bị công chúng chỉ trích vì “phụ trách thúc đẩy xe điện ở Chu Hải” nhưng “thời gian xây dựng hết lần này đến lần khác bị trì hoãn, và những lời hứa hết lần này đến lần khác trở thành lời nói suông”. Lý Gia này là một trong những phó bí thư thành ủy “cấp cao” của 15 thành phố cấp tỉnh của TQ, nhưng vô cùng ngang ngược, tàn bạo. Theo tờ Sina, vào tháng 3 năm 2014, ông ta tiến hành nghiên cứu tại thị trấn Nam Bính thành phố Chu Hải, khi dân làng kêu oan, một số người đã phải quỳ gối trước ông ta để phản ánh tình hình, hơn nữa, Lý còn ra lệnh giam giữ hình sự 5 dân làng, và người bị giam lâu nhất hơn ba tháng.

Những ví dụ khác như: Vạn Khánh Lương (Wan Qingliang-万庆良), cựu Bí thư Thành ủy Quảng Châu và “phong trào xây dựng thành phố” dang dở ở Nam Sa; Thân Duy Thần (Shen Weichen-申维辰), cựu Bí thư Thành ủy Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, đã chiếm dụng không gian xanh để xây dựng những khu nhà cấp cao và việc cải tạo khu vực Long Đàm Phiến gây ra sự bất mãn từ công chúng.

Thành phố Hàn Thành, tỉnh Thiểm Tây đã chi 190 triệu nhân dân tệ để xây dựng cảnh quan “Cá chép vượt long môn“, huyện Độc Sơn tỉnh Quý Châu đầu tư 256 triệu nhân dân tệ để xây dựng “Thủy ti lâu” và “Dự án phân luồng nước mưa và nước thải” của Nam Kinh, tỉnh Giang Tô bị hủy bỏ vì Quý Kiến Nghiệp (Ji Jianye) Cựu Thị trưởng Nam Kinh bị điều tra liên quan đến số tiền 18 tỷ đầu tư bị thất thoát, những công trình này đều là kiệt tác của quan chức nhằm mục đích kiếm tiền.

Trong số những ví dụ này, đáng chú ý nhất là bức tượng Quan Công khổng lồ cao 57,3 mét ở thành phố Kinh Châu tỉnh Hồ Bắc, tiêu tốn 172,9 triệu nhân dân tệ, nhưng bị phán định là “xây dựng trái phép”, và công trình phải di dời tiêu tốn thêm 155 triệu nhân dân tệ. Hoàng Gia Kiệt (Huang Jiajie), cựu phó tổng bí thư chính quyền thành phố Cửu Giang, cựu bí thư đảng ủy kiêm giám đốc Văn phòng Thương mại thành phố, cũng bị bỏ tù.

Trên thực tế, tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã thống kê rằng 663 “dự án hình ảnh” và “ thành tích” trên toàn quốc đã bị đình chỉ, bao gồm cả “Hành lang văn hóa” ở Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, được xây dựng với chi phí 270 triệu nhân dân tệ. Ba năm sau khi hoàn thành, 300 triệu nhân dân tệ khác đã được chi tiêu để tháo dỡ nó.

Bức tượng Liễu Tông Nguyên (nhà thơ Liu Zongyuan) được xây dựng tại Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây với chi phí 70 triệu nhân dân tệ sẽ cao 68 m và có thể xoay 360 độ sau khi hoàn thành. Nó được dự định được xếp vào hàng “tượng nhân vật bằng đồng cao nhất Trung Quốc”, nhưng nó đã bị phá bỏ trước khi hoàn thành. Ngoài ra còn có đèn đường ở Linh Bích, một quận có mức độ nghèo đói cao, lãng phí 3 triệu nhân dân tệ tiền điện mỗi năm.

Nhưng hiện nay, quan chức vẫn đang xây dựng không biết mệt mỏi, vì làm dự án thì sẽ có tiền, khiến địa phương nợ nần chồng chất? Wall Street Journal, cho biết, theo dữ liệu của EU, tính đến quý 3 năm 2022, tổng số nợ của các phương tiện tài trợ cho chính quyền địa phương của Trung Quốc đã vượt quá tổng nợ chính phủ của Đức, Pháp và Ý. Ít nhất, động cơ thầm kín của các quan chức và các công trình đều có thể góp phần làm tăng vọt nợ.

Như tờ “Wall Street Journal” đã nói, vấn đề nợ địa phương nghiêm trọng của ĐCSTQ là “cơn ác mộng không thể thoát khỏi dưới sự trỗi dậy của Trung Quốc và đã đẩy chế độ ĐCSTQ đến bờ vực thẳm”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới