Saturday, January 11, 2025
Trang chủQuân sựQuân đội Việt Nam biến máy bay MIG-21 thành UAV-hợp lý, hiệu...

Quân đội Việt Nam biến máy bay MIG-21 thành UAV-hợp lý, hiệu quả

Việt Nam có thể đang tiến hành chương trình cải tạo các máy bay tiêm kích Mig-21 thành máy bay không người lái để tham gia các nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Nếu thành công với dự án đặc biệt này, đó sẽ là một bước tiến vượt bậc thể hiện sự tiến bộ mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật quân sự nước ta. Bên cạnh đó, việc này sẽ góp phần nâng cao khả năng huấn luyện sát với thực tế và khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội phòng không không quân.

Máy bay chiến đấu MiG-21 của quân đội Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, kể từ năm 2015, Không quân Nhân dân Việt Nam đã chính thức cho nghỉ hưu toàn bộ các máy bay tiêm kích Mig-21. Chính xác là vào ngày 20/3/ 2015, phi công Phạm Xuân Sơn và Lê Tuấn Nghĩa đã vinh dự nhận nhiệm vụ thực hiện Chuyến Bay Cuối Cùng trên máy bay Mig-21UM phiên hiệu 8216. Sau chuyến bay này, Mig-21 vĩnh viễn rời khỏi bầu trời đất Việt sau 50 năm bảo vệ. Thông thường sau khi loại biên chế, đa phần máy bay sẽ bị đưa đi tháo dỡ, bán sắt vụn, một số có thể đưa vào các viện bảo tàng các tỉnh thành phố quân khu, quân đoàn. Nhưng với trường hợp Mig-21 của Việt Nam, theo các thông tin mà chúng tôi nắm được, chúng ta vẫn giữ lại được một ít, có thể là tới một phần hai số Mig-21 từng có trong biên chế. Số máy bay này được giữ lại theo các nguồn tin riêng của chúng tôi, thì chúng cũng chưa hẳn là hết niên hạn sử dụng và vẫn còn có thể dùng khi cần hay nói một cách khác là khi có biến. Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để phục vụ các dự án nghiên cứu khác của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mà dự án biến Mig-21 thành máy bay không người lái gọi tắt là UAV là một trong số các kế hoạch dành cho Mig-21 sau nghỉ hưu.

Theo các nguồn tin không chính thức, dự án nghiên cứu cải tạo này có sự tham gia của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Đây là doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu của Việt Nam đã có một số thành tựu trong việc phát triển máy bay không người lái tầm ngắn và tầm trung. Có thể nói, đây là thông tin rất vui với Quân chủng phòng không không quân nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung. Và tất nhiên là cả những người dân của đất nước Việt Nam nữa. Vui vì sự tiến bộ của ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam là một chuyện, chuyện khác là UAV Mig-21 sẽ làm được rất nhiều nhiệm vụ có hiệu quả cho nhân dân Việt Nam.

Đầu tiên, những chiếc UAV Mig-21 tham gia vào nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu cho phòng không không quân. Ví dụ với bộ đội pháo cao xạ tên lửa phồng không không quân, lâu nay chúng ta thường thiếu mục tiêu bay để ngắm bắn đạn thật, nếu có thì chúng là dạng UAV cỡ nhỏ, chúng có tốc độ thấp, chỉ vỏn vẹn 200-300km/h, thậm chí là không tới, trần bay thấp thành ra khi huấn luyện bắt mục tiêu bắn đạn thật thì nó không sát với thực tế. Khó khăn nhất là đối với bộ đội tên lửa với hệ thống phòng không tầm trung như SA3 hay tầm xa như S300 thì mục tiêu đó lại quá dễ. Họ cần phải luyện với các bia bay có tốc độ bay nhanh và trần bay cao, có khả năng cơ động như một máy bay tiêm kích thực thụ. MIG-21 với kích cỡ tiêm kích thực thụ tiêm kích hạng nhẹ như F16 hay J10 tốc độ max 2,2 tức là gấp hơn hai lần vận tốc âm thanh thì quá tuyệt vời để làm bia bay. Ngay cả với bộ đội không quân, luyện tập không chiến thường chỉ là luyện tập chay. Nếu có UAV cỡ lớn tốc độ cao như MIG 21 thì đôi khi các phi công sẽ được ấn nút bắn tên lửa đánh mục tiêu như thật. Qua đó, luyện cảm giác tốt hơn, khả năng nhận thức tình huống cao hơn mà không có bài tập mô phỏng sánh được

Nhiệm vụ thứ hai của UAV Mig-21 sẽ sử dụng như là một tên lửa hành trình tầm xa khi cần. Không cần thiết phải mang tên lửa hay bom. Với tốc độ bay max 2.2, một cú đâm của Mig-21 thừa sức phá hủy một công sự kiên cố, một tòa nhà cao tầng hay làm tê liệt một tàu chiến, tàu sân bay khổng lồ. Hy sinh của chiếc Mig-21 đã qua sử dụng, giá trị trên thị trường chỉ còn vào khoảng 1 đến 2 triệu đô để đổi lấy một bộ chỉ huy, một tàu sân bay hay một tàu chiến là quá hợp lý. Tốc độ và tầm bay của UAV tiêm kích hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ tấn công kiểu Kami Kade. Theo tài liệu đã được công khai, Mig-21 có tốc độ bay cực đại 2175 km/h ở trần bay 13.000m hoặc 1.300 km/h nếu bay ở độ cao thấp. Tầm bay của nó lên tới 600 đến 800 km ở độ cao 11.000m, trần bay 17.500m. Ở tốc độ này, không dễ để các phương pháp đánh chặn có hiệu quả nếu không phát hiện được sớm MIG-21. Đó là chưa kể phi công ngồi trên mặt đất có thể thực hiện các động tác cơ động tránh né. nhiệm vụ thứ ba của MIG-21 cũng có thể được sử dụng đó là trinh sát trận địa quân địch, chỉ thị mục tiêu cho quân ta không thích hay pháo kích.

Các máy bay MIG-21 sau cải tiến hoàn toàn có thể mang theo khi tài trinh sát không ảnh, hay camera truyền dữ liệu theo thời gian thực. Thực ra, vốn dĩ thiết kế ban đầu của MIG-21 đã có phương án này. Việt Nam từng có trang bị một số phiên bản MIG-21R chuyên dùng để trinh sát cho nên các khí tài dùng cho việc chụp ảnh là không thể thiếu. Thực tiễn chiến đấu mà ví dụ gần đây nhất là cuộc xung đột giữa Izac Bagian và AcMelia người ta đã sử dụng máy bay có người lái cải tạo thành UAV trinh sát thực địa phòng không. Theo đó, Izac Bagian đã cải tạo hơn 70 chiếc máy bay vận tải AN2 hết hạn thành máy bay UAV.

AN2 UAV có tốc độ bay rất chậm do đó khi lọt vào trận địa phòng không của đối phương sẽ dễ dàng thu hút của địch, tập trung bắn phá, làm lộ vị trí vũ khí tài của địch. Từ đó, truyền thông tin về sở chỉ huy. Sau khi kẻ địch lộ diện, các UAV vũ trang đã chuẩn bị từ trước sẽ nhanh chóng tham chiến dùng các loại hỏa lực được trang bị công kích mục tiêu khiến đối phương trở tay không kịp dẫn đến kết cục tổn thất nặng nề. Đây có thể coi là một phương án tác chiến cực kỳ hiện đại, giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại về con người, lại có hiệu quả hơn nhiều so với các phương án tác chiến truyền thống, cực kỳ đáng học tập và áp dụng vào thực tiễn. Như vậy, điều đó có nghĩa là phương án cải tạo UAV MIG-21 cho các nhiệm vụ chiến đấu là hoàn toàn hợp lý, đã được chứng minh là có hiệu quả. Thậm chí nếu so với AN2, MIG-21 có tốc độ bay cao hơn, bay nhanh hơn do đó khó đánh trả hơn. Chúng hoàn toàn có thể bay tới bay về rồi tái sử dụng lần tiếp theo, nếu như không may bị bắn rơi thì con người vẫn đảm bảo khi phi công đang ngồi ở trong một căn cứ cách đó hàng trăm cây số.

Thực ra, nếu tìm hiểu kỹ một chút việc các nước cải tạo máy bay chiến đấu có người lái thành không người lái thì cũng không phải hiếm lắm. Ví dụ như là không quân Mỹ sau khi loại biên chế tạo máy bay tiêm kích F-16A đã hết hạn sử dụng, tập đoàn Boeing đã được ra gói thầu chuyển đổi các máy bay F16 thành mục tiêu bay không người lái QS16 để phục vụ huấn luyện thử nghiệm vũ khí và chiến thuật. Sau khi cải tạo, QS16 đảm bảo tốc độ máy tối đa max 2,05, trần bay 15.000 m, tầm bay cực đại 4.200km với thùng dầu phụ, máy bay được gỡ bỏ radar điều khiển hỏa lực để thay thế bằng các hệ thống phục vụ điều khiển từ xa, các hệ thống truyền dẫn dữ liệu. Đặc biệt, QS16 được giữ lại hệ thống mồi bẫy nhiệt có thể gắn các khí tài chính xác gây nhiễu điện tử như ALQ188 hay ALQ167. Trước QS16, Mỹ đã cải tạo nhiều máy bay F4 Phantom II thời chiến tranh Việt Nam thành UAV QS4 để phục vụ bắn đạn thật. Ví dụ, ngày 17 tháng 8 năm 2016, một chiếc QS4 đã bị bắn rụng trên bầu trời căn cứ không quân Horomon, sau khi trúng tên lửa AL120 được phóng từ tiêm kích F35. Nhiều quốc gia khác mà điển hình là Trung Quốc cũng đã thực hiện việc cải tạo nhiều loại máy bay cũ thành UAV.

Theo tạp chí quốc phòng Trung Quốc có trụ sở tại Canada số ra tháng 1/2013 cho biết: tại cơ sở Liên Thành ở Phúc Kiến ngày càng có nhiều máy bay không người lái được cải tiến từ J-6. Ngày 31/7/2011, ảnh chụp vệ tinh cũng cho thấy có đến 55 chiếc. Đây là sân bay chứa nhiều máy bay không người lái cải tiến từ J-6 nhất của Phúc Kiến và J-6 còn đang được tiếp tục trùng tu. Như vậy, có khả năng sau khi được cho nghỉ hưu, một lượng lớn J-6 đã được chuyển thành máy bay không người lái. Nguồn tin cho rằng: Trung Quốc có thể đã thực hiện cải tạo hơn 4.000 chiếc máy bay tiêm kích J-6 từng có trong tầm trang bị thành UAV. Tuy nhiên, thông tin này sau đó đã bị bác nhưng việc Trung Quốc cải tạo J-6 thành UAV là có thật và con số này được cho là rơi vào khoảng vài trăm chiếc. Một trong các nhiệm vụ của chúng được xác định là để bay tuần tra khu vực nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông. Ngoài ra, năm 2018, Trung Quốc tuyên bố thử nghiệm thành công UAV SH-98 cho mục đích vận tải. SH-98 được cải tạo từ chiếc máy bay vận tải Y-5 do Trung Quốc sản xuất theo mẫu AN-2 của Liên Xô.

Hiện nay số lượng Y-5 của Trung Quốc khá nhiều. Thậm chí còn hạn sử dụng nhưng đã lạc hậu và không còn cần thiết, thế nên, chúng đã được Học viện Công nghệ Điện tử Hàng không Không gian Trung Quốc thiết kế cải tạo thành UAV vận tải lớn nhất thế giới SH-98. Chúng được thử nghiệm thành công ở khu tự trị Nội Mông – nơi có địa hình đồi núi phức tạp và nguy hiểm trong hoạt động đường không. SH-98 có tải trọng cất cánh tối đa 5.25 tấn, khả năng mang tải 1.5 tấn, trần bay 4500m, tốc độ 180 km/h, tầm bay cực đại 1.200 km. Loại này có thể sử dụng để vận tải hàng hóa tới khu vực khắc nghiệt hoặc trong điều kiện thời tiết kém.

Qua một số ví dụ có thể thấy việc biến máy bay quân sự đã qua sử dụng thành UAV là một đề tài không mới, nhiều quốc gia đã áp dụng. Do đó việc Việt Nam thực hiện chuyển đổi Mig-21 thành UAV rất hợp lý, tuyệt vời và chắc chắn sẽ có hiệu quả. Tất nhiên, chuyển đổi từ máy bay có người lái thành UAV là không hề dễ dàng. Trong đó, cái khó nhất là hệ thống kiểm soát máy bay từ xa, các giao thức truyền dẫn dữ liệu từ mặt đất đến máy bay. Chưa kể tính an toàn của máy bay với hoạt động đối với mặt đất.

Đây đều là những bài toán hóc búa đối với đội ngũ kỹ sư quân sự của Việt Nam. Bởi nói chung nếu so với Mỹ hay Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất thiết bị bay không người lái, Việt Nam còn phải học hỏi rất nhiều. Dù vậy, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ thành công trong việc chuyển đổi Mig-21 thành UAV. Lịch sử đã chứng minh: con người Việt Nam đã làm được nhiều thứ trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Ví dụ như việc cải tiến vũ khí đánh B52 chẳng hạn. Cho nên, cái cốt lõi chỉ nằm ở việc chúng ta có muốn hay không mà thôi.

Một vấn đề nữa mà chắc hẳn nhiều người sẽ quan tâm đó là liệu chúng ta cải tiến được bao nhiêu chiếc Mig-21. Theo quan điểm của tôi, số lượng các máy bay Mig-21 còn giữ lại trong các kho niêm cất rất có thể chỉ khoảng 40 đến 50 chiếc, trên tổng số gần 100 chiếc Mig-21 trong biên chế cho 3 trung đoàn trước năm 2015. Nếu thực hiện cải tiến, bước đầu ta có thể chỉ thực hiện trên một chiếc để thử nghiệm đánh giá khả năng vận hành. Thành công ở bước này ta có thể nhân rộng ở số lượng vừa phải từ 3 đến 5 chiếc rồi 10 đến 15 chiếc. Nhưng không phải tất cả số này là vừa đủ để thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, luyện tập bắt mục tiêu cho bộ đội phòng không không quân.

Trong điều kiện thời chiến, với việc nắm vững công nghệ cải tạo ta có thể thực hiện đại trà số lượng Mig-21 còn lại. Chưa kể chúng ta có thể vẫn giữ lại các loại máy bay cũ khác và thực hiện các biện pháp tương tự. Ví dụ với trường hợp máy bay tiêm kích bom SuE-22. Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam chỉ còn duy trì 2 phiên bản chính là Su-22M4 và Su-22UM3K trong khi loại Su-22M được Liên Xô viện trợ năm 1979 đã nghỉ hưu toàn bộ. Chẳng thể nào loại trừ Su-22M này vẫn còn đang nằm đâu đó trong các kho niêm cất lâu dài và có thể tái sử dụng khi cần.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới