Wednesday, January 15, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ lại quậy phá biển Đông

TQ lại quậy phá biển Đông

Từ đầu tháng 5, trong khuôn khổ cuộc diễn tập trung Hải quân Asean-Ấn Độ, với sự tham gia của 9 tàu chiến bao gồm: tàu hộ vệ 015 Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam trên Biển Đông.

Tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc từng hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 2019.

Trong khoa mục thực binh ngày 8-5, khi liên đội 9 tàu chiến đang di chuyển ở khu vực ngoài khơi Nam Biển Đông trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, bất ngờ giáp mặt với nhóm 5 tàu cá vũ trang của Trung Quốc.

Tình hình căng thẳng tới mức tàu tuần tra của Hải quân Brunei đã rời khỏi đội hình để tránh đối đầu, nhiều tàu khác của Hải quân Asean tắt định vị hàng hải riêng Việt Nam vẫn để định vị dẫn đầu đội hình tiến về phía trước. Nhận được thông báo tàu kiểm ngư 414 thuộc Chi đội Kiểm ngư số 4 đang làm nhiệm vụ trực trọng điểm nhanh chóng cơ động tới hiện trường ngăn cản các tàu dân binh Trung Quốc.

Rạng sáng ngày 9-5, các tàu dân binh này đã rút về bảo vệ tàu khảo sát Tường Dương Hồng 10 đang tiến về bãi cạn Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trước tình hình này lực lượng kiểm ngư lập tức điều động tàu 472 tới hiện trường để chi viện cho tàu 414.

Rạng sáng ngày 10-5, Trung Quốc tiếp tục điều 4 tàu dân bình di chuyển về đá Chữ Thập quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, kiểm ngư Việt Nam tiếp tục điều tàu 475 tới hiện trường cùng với đó chúng ta huy động các tàu cá tới khu vực để truy cản các tàu Trung Quốc.

Rạng sáng ngày 11-5, nhóm tàu Tường Dương Hồng 10 cùng với các tàu hộ tống rời khỏi bãi cạn Tư Chính đi về phía Bắc hướng ra khỏi vùng biển Việt Nam. Để canh chừng các tàu kiểm ngư 414, 475 và tàu cảnh sát biển 7011 của Việt Nam cũng bám đuổi nhóm tàu này.

Quả đúng như dự đoán, rạng sáng ngày 12-5, nhóm tàu Trung Quốc khi tới gần ranh giới biển Việt Nam – Trung Quốc bất ngờ quay trở lại hướng về Tư Chính. Hiện nay, các tàu công vụ Việt Nam đang tiếp tục quần thảo với nhóm tàu Tường Dương Hồng 10 trên khu vực biển Miền Trung. Trong khi đó, tại khu vực Trường Sa từ ngày 13-5 tàu khảo sát Tường Dương Hồng 31 bắt đầu xâm phạm vùng biển Việt Nam với sự hộ tống của 6 tàu dân binh Trung Quốc.

Có thể nói tình hình khu vực biển Đông hết sức căng thẳng sau một thời gian dài tương đối êm thấm. Kể từ tháng 2 năm ngoái tới nay, hoạt động trái phép của Tàu Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam ngày một tăng.

Thực tế đúng là như vậy, hầu như các thông tin được Biển Đông đăng tải được lấy từ các nguồn theo dõi hệ thống định vị Hàng hải Quốc tế IIS, còn về truyền thông Nhà Nước Việt Nam tới thời điểm này vẫn im lặng. Có thể nói hầu hết các hoạt động đấu tranh của ta trên thực địa thường chỉ được những người như chúng tôi thuật lại dựa trên các phân tích của chuyên gia nước ngoài chứ không phải là báo đài trong nước. Tiêu biểu nhất là sự kiện Trung Quốc kéo hàng trăm tàu cá vỏ thép vào vùng nước bên trong đá Ba Đầu thuộc cụm sinh tồn của quần đảo Trường Sa vào đầu năm 2021. Người dân Việt Nam chỉ biết tới khi truyền thông Philippines lu loa.

Còn nhớ vào tháng 5 năm 2014, khi tàu Hải dương 981 của TQ vào thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của VIỆT NAM, ta đã điều 35 tàu công vụ để đấu với hơn 100 tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương 981. Chúng tôi thực sự run, bởi chưa bao giờ cơ quan Nhà Nước cho phép báo chí tiếp cận các thông tin cập nhật nóng từ thực địa như vậy. Đó cũng là một minh chứng rằng chúng ta có thể làm tất cả mọi thứ để bảo vệ chủ quyền bất chấp quan hệ với Bắc Kinh. Điều này đã khiến một bộ phận dư luận cảm thấy khó hiểu, nhân đó các thế lực thù địch lại có cái cớ để tuyên truyền thông tin sai lệch cho rằng: Việt Nam sợ Trung Quốc nên không dám làm nóng vấn đề.

Tuy nhiên trước khi đi vào việc giải thích vì sao, tại sao Việt Nam làm như vậy. Chúng tôi có thể khẳng định rằng, dù Việt Nam không “đao to búa lớn” trên báo chílà bởi những lý do sau:

Thứ nhất, xung đột tranh chấp giữa hai quốc gia láng giềng Việt Nam – Trung Quốc dù sao vẫn mang tính chất cục bộ, chưa phải là hoạt động có tính chủ ý sử dụng lực lượng vũ trang, binh khí kỹ thuật hạng nặng. Thay vào đó các va chạm mới chỉ dừng lại mức độ bán quân sự và dân sự chủ yếu ta và đối phương thực hiện các hoạt động đấu trí, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ mềm làm thất bại âm mưu của đối phương.Thực ra phía Trung Quốc cũng ngầm hiểu rõ quy tắc này. Nên nhớ rằng ta không nói, Trung Quốc cũng coi như không biết những gì đang xảy ra trên biển. Đặc biệt, cần phải hết sức lưu ý ngoài các xung đột tranh chấp cần xét tới quan hệ hai nước láng giềng hiện nay.

Thứ hai, Trung Quốc là một trong bốn quốc gia được Việt Nam xếp vào nhóm đối tác chiến lược toàn diện. Tức là, hai bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược. Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên sang lập cấp độ quan hệ này với Việt Nam vào năm 2008, tiếp theo là Nga năm 2012, Ấn Độ năm 2016 và Hàn Quốc năm 2022, còn Mỹ mới chỉ là một cấp độ đối tác toàn diện, là quan hệ thông thường giữa các chủ thể đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt được mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác và hiện nay Mỹ muốn nâng tầm quan hệ với Việt Nam nên đối tác chiến lược chứ chưa tới đối tác chiến lược toàn diện.

Vì vậy, việc cơ quan ngôn luận đưa thông tin quấy rối của Trung Quốc sẽ khiến cho tâm lý người dân đặc biệt căm ghét thù hằn tới mức tồn tại tư tưởng bài Hoa tạo ra mối hiềm khích không đáng có. Đây cũng là một trong những lý do dẫn tới cuộc chiến tranh bi thương ở Ukraina, khi mà bộ máy tuyên truyền của Kiev ngày đêm tạo ra một nước Nga hung hăng, hiếu chiến dẫn tới tình trạng bài Nga, hận thù Nga và cái gì đến thì cũng phải đến hậu quả để lại sẽ là dành cho người dân, là kinh tế đất nước không chỉ hiện tại mà là hàng chục năm nữa.

Điều tối kỵ là một nước nhỏ đi gây chiến với một nước lớn, trong khi bên kia còn chưa làm gì thế khác nào đào mồ chôn mình.

Có những người to mồm, sao không đem tàu chiến sang giải quyết tàu Trung Quốc sao không đánh nhau đi có ở Việt Nam không? Chẳng hiểu họ có học địa lý không? Có từng được nghe về chiến tranh chưa? Nhưng các người nên nhớ rằng Việt Nam có đường biên giới dài gần 1.500km với Trung Quốc, hàng ngày, hàng giờ đang có hàng triệu người dân các tỉnh biên giới làm giàu nhờ quan hệ giao thương với Trung Quốc và trong lịch sử cũng chính họ, người thân gia đình họ từng nếm trải đau thương khi chiến tranh nổ ra năm 1979.

Chính vì vậy, chưa cần thiết để báo chí phải liên tục đưa tin bài về các hoạt động đấu tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc một cách thường xuyên bởi ai cũng hiểu rằng đây không phải là các vấn đề mới mà nó đã tồn tại dai dẳng nhiều năm. Trung Quốc cũng là một đối tác làm ăn lâu năm của Việt Nam có sự hợp tác đa phương, đa lĩnh vực và cực kỳ quan trọng mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc là cần thiết.

Nếu ai đó cảm thấy mối quan hệ song phương này là không cần thiết hãy thử nhìn lại 2 năm đại dịch covid-19, Trung Quốc đóng cửa biên giới xem hậu quả là gì? Hàng hóa, nông sản ùn ứ không thể xuất khẩu, nông dân lao đao đó vì mất mối bán hàng …Rồi du khách Trung Quốc vắng bóng ở các vùng du lịch trọng điểm khiến nhiều địa phương cũng thất thu lớn từ các dịch vụ cùng với đó là tỷ tỷ các tác động lớn nhỏ khác. Vì vậy, không thể hy sinh toàn bộ mối quan hệ song phương quan trọng để tạo ra sự thù hằn dân tộc thông qua các cuộc xung đột cục bộ.

Ngoài ra, lý do nữa mà truyền thông Việt Nam vẫn chưa có những hoạt động đưa tin rầm rộ như hồi năm 2014, một phần cũng vì kể từ đó cho tới nay chưa có bất cứ một sự việc nào có tính chất đặc biệt nghiêm trọng tương tự diễn ra. Trong gần một thập kỷ qua hầu như không có bất cứ một cuộc đụng độ trên biển nào giữa Việt Nam và Trung Quốc mà hai bên lại huy động từ vài chục cho tới cả trăm tàu các loại đâm va, phun vòi rồng hay uy hiếp nhau trên biển.

Đáng kể và nổi bật nhất gần đây khi Bắc Kinh Điều 5 đến 7 tàu hải cảnh cố gắng ngăn cản hoạt động khai thác thăm dò dầu khí của giàn khoan Hakurio5 tại lô 06.1 bể Nam Côn Sơn năm 2019. Khi đó Việt Nam đã rất cứng rắn khi thầm lặng đưa 30 tàu ra ngăn chặn. Dù truyền thông không lên tiếng nhưng Việt Nam đạt được mục tiêu là ngăn cản thành công hoạt động quấy phá của tàu Trung Quốc.

Rồi sự kiện Ba Đầu năm 2021, phía Trung Quốc gần như không có phản ứng đáp trả gay gắt mà sau một thời gian nhóm tàu này tự tản ra khắp vùng biển Trường Sa cũng cần lưu ý rằng các phương tiện truyền thông mang tính kiểm duyệt chính thống của Trung Quốc cũng không thể thường xuyên đề cập tới tình hình tranh chấp cục bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông. Thậm chí khi được hỏi đến một số người Trung Quốc còn thực sự ngạc nhiên khi họ chưa từng được nghe qua việc xảy ra đụng độ trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nói chung về mặt cấp chính phủ hai bên từ lâu đã cùng thi hành một chính sách “tay bắt mà chân đá”, nói nôm na là hai bên vẫn bắt tay tươi cười vẫn nói về việc hợp tác nhưng hai chân thì ngầm đá nhau dưới gầm bàn. Có thể nói Trung Quốc ngầm hiểu rằng, họ cần Việt Nam một quốc gia láng giềng quan hệ tốt đẹp vẫn hơn là một kẻ bất trị. Do đó, trong nhiều hành động họ về mặt công khai cũng không làm nóng vấn đề mà chỉ đơn thuần là lẳng lặng làm.

Cuộc xung đột biên giới nổ ra thập niên 70, 80 đã dạy cho chúng ta những bài học đắt giá về cân bằng quan hệ với nước lớn. Chính sách 4 không hiện nay là đúc kết từ những kinh nghiệm xương máu của ông cha ta suốt nhiều năm xung đột chiến tranh, chúng ta thừa hiểu rằng nếu biên giới mà không yên ổn sao mà người dân làm ăn được, kinh tế phát triển được, cho nên chúng ta chọn chính sách ôn hòa ngoài mặt cứng rắn bên trong nói ít làm nhiều, chắc gì nói to đã đạt được mục tiêu trong khi người ít nói thường hay làm và họ làm hiệu quả và thực tế bao năm qua Việt Nam đã chứng minh đó thôi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới