Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiUkraina “đứt “ ngay, nếu Mỹ ngừng giúp sức

Ukraina “đứt “ ngay, nếu Mỹ ngừng giúp sức

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể kết thúc bằng việc Mỹ bỏ rơi các đồng minh của nước này.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Tsargrad TV, được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga hôm 17/5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể kết thúc bằng việc Mỹ bỏ rơi các đồng minh của mình, như từng xảy ra trước đó ở Ai Cập và Afghanistan.

Ông Lavrov nhắc lại rằng Mỹ từng “bỏ rơi cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak” và quay lưng lại “với giới lãnh đạo Afghanistan, những người mà Mỹ đã dựa vào trong suốt 20 năm cuộc chiến tại nước này”.

“Tôi hy vọng các chính trị gia ngày nay sẽ chú ý đến lịch sử cũng như mối quan hệ phát triển như thế nào với Mỹ – quốc gia bá quyền đang tìm cách áp đặt lên tất cả các nước khác”, ông Lavrov nói.

Ngoại trưởng Nga không loại trừ khả năng cuộc khủng hoảng Ukraine có thể kết thúc theo cách tương tự.

“Nhiều nhà phân tích chính trị đã viết về điều này. Họ dự đoán cuộc khủng hoảng (Ukraine) sẽ còn tiếp tục chừng nào Mỹ còn thấy cần thiết”, ông Lavrov nói thêm.

Vào tháng 12 năm ngoái, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định, các hoạt động cung cấp vũ khí của Mỹ cho thấy Washington có ý định kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine trong ít nhất 3 năm nữa. Bà Zakharova cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nên chú ý đến điều trên khi đưa ra nhận định về tương lai của Ukraine.

Điện Kremlin nhiều lần tuyên bố luôn để ngỏ đàm phán với Ukraine nhưng chỉ với điều kiện Kiev chấp nhận “thực tế mới về lãnh thổ”, gồm việc công nhận 4 tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia sáp nhập vào Nga. Ngược lại, nếu Kiev không chấp nhận, Moscow chỉ còn cách giải quyết xung đột bằng biện pháp quân sự.

Trong khi đó, Kiev tuyên bố hòa đàm chỉ diễn ra khi Moscow rút hết quân, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine theo đường biên giới được công nhận năm 1991.

Về phía đồng minh phương Tây, các nước này khẳng định tiếp tục hỗ trợ quân sự, giúp Ukraine giành ưu thế trên chiến trường, từ đó nâng cao vị thế trên bàn đàm phán với Nga.

Ukraine liên tục hối thúc các đồng minh đẩy nhanh tốc độ và quy mô viện trợ cho quân đội nước này nhằm giúp họ nhanh chóng chấm dứt xung đột với Nga. Tuy nhiên, phương Tây vẫn do dự với đề nghị cấp máy bay chiến đấu hiện đại và những vũ khí tầm xa hơn cho Kiev. Mặt khác, các nước này lên phương án sẵn sàng cho kịch bản chiến sự Nga – Ukraine kéo dài và ưu tiên trước mắt là đảm bảo nguồn cung đạn dược cho Ukraine cũng như bù đắp kho dự trữ đang cạn kiệt của chính họ.

Nga cảnh báo việc phương Tây cung cấp vũ khí, thảo luận kế hoạch phản công của Ukraine là minh chứng cho thấy những nước này đang can dự trực tiếp vào cuộc xung đột. Moscow cho rằng, Mỹ và các đồng minh phương Tây đang đáp ứng vô điều kiện những đề nghị “không khác nào tối hậu thư” của Ukraine.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới