Wednesday, January 15, 2025
Trang chủQuân sựQuân cảng Cam Ranh - những bí mật không phải ai cũng...

Quân cảng Cam Ranh – những bí mật không phải ai cũng biết

Từ ngày 4/05/2002, những người lính Nga cuối cùng đã bước chân lên tàu Xakhalin từ biệt căn cứ Cam Ranh sau gần một phần tư thế kỷ có mặt tại nơi này. Cam Ranh đã được gửi lại cho Việt Nam như một căn cứ nền tảng để trở nên hùng mạnh, vậy mà dường như cho tới tận bây giờ, nhiều người không thực sự biết nhiều về căn cứ ấy.

Vị thế lịch sử của Cam Ranh.

Giới chuyên gia quân sự đã thừa nhận cái trí của Cam Ranh có tầm ảnh hưởng to lớn tới bản đồ địa chiến lược của toàn cầu cho dù họ có đứng ở quan điểm nào đi nữa. Từ năm 1888, Hải hạm của Nga mang tên “Tráng Sĩ”, trong chuyến đi vòng quanh thế giới đã cập cảng Cam Ranh. Sau đó, nơi đây đã trở thành quân cảng của các nước lớn thay nhau đổi trú trong vòng gần 100 năm trở lại đây.

Trong cuộc chiến Nga-Nhật năm 1915, hơn 100 chiến thuyền thuộc Hạm đội Thái Bình Dương số 2 của Hải quân Nga Hoàng đã từng tập trung tại Cam Ranh. Năm 1935, người Pháp bắt đầu cho xây dựng căn cứ Hải quân Cam Ranh. Năm 1940, Cam Ranh rơi tay vào tay quân Nhật Bản trở thành bạn nạp để Nhật Bản tiến đánh Malaysia và các quần đảo thuộc địa của Hà Lan ngày nay là Indonesia.

Ngày 18/ 10/1946, Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao ủy Pháp Dargenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren có các vị chỉ ghi Hải Lục không quân Pháp và các nhà báo nước ngoài. Trong bữa tiệc trên chiến hạm Suffren, khi Dargenlieu bóng gió nói rằng: ‘Thưa ngài Chủ tịch, Ngài thật đang bị đóng trong cái khung.’ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mỉm cười và trả lời: Nhưng mà ngài đô đốc biết đấy chính bức tranh mới làm nên giá trị của cái khung. Lúc Dargenlieu lại nói: ‘Chủ tịch thật quen với biển cả, có lẽ xin tặng Người danh hiệu ‘Người Thủy Thủ Nhỏ’.’ như quân đội Pháp đã quý mến tặng cho Napoleon cái tên ‘Người Đội Trưởng Nhỏ’. Chủ tịch Hồ Chí Minh đáp lại: “phải, Người Thủy Thủ Nhỏ của Hải quân Việt Nam.”

Từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự khổng lồ được coi là bất khả xâm phạm để làm cứ điểm tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiến tranh đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương. Vào năm 1969, Lyndon B.Jhonson đã đến thị sát căn cứ này và đó là chuyến thăm đầu tiên của một vị tổng thống Mỹ khi tới Việt Nam. Lúc đó căn cứ không quân của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh rất lớn bao gồm hai sân bay cho máy bay phản lực và một sân bay cho máy bay trực thăng. Mỗi sân bay có sức chứa hơn 100 máy bay. Người Mỹ còn tiến hành khoét núi Cam Ranh xây dựng kho chứa máy bay ở bên trong lòng núi, nâng cấp đường băng lớn có thể cho máy bay ném bom chiến lược B52 cất và hạ cánh. Vào lúc cao điểm, sân bay quân sự Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.

Năm 1972, người Mỹ đã trao lại căn cứ này cho quân đội Sài Gòn, 3 năm sau Quân đội Nhân dân Việt Nam đã giải phóng Cam Ranh. Khi tiếp quản Cam Ranh đã bị phá hủy hoàn toàn các bến neo tàu, đường xá, sân bay, hệ thống đường dây tải điện cũng như các khu nhà ở.

Dấu ấn của Liên Xô

Chuẩn Đô Đốc E.I Prokôpievich – người cuối cùng nên cầu tàu thủy Xakhanlin-9 rời Việt Nam năm 2002 trong cương vị Chỉ huy trưởng trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 của Cam Ranh nhận định: Căn cứ quân sự trước đây của Mỹ trên bán đảo Cam Ranh Khánh Hòa đã thu hút sự chú ý của Liên Xô bằng chính vị trí địa lý ưu việt cho việc triển khai một căn cứ quân sự Hải Quân. Nó cho phép không chế các eo biển Malaysia và Philippines, có thể tiến hành trinh sát điện tử Biển Đông, biển Philippines, Biển Đông Hải, thậm chí tới tận khu vực Vịnh Pecxich hay vùng Bắc Ấn Độ Dương. Bán đảo Cam Ranh bọc trong mình hai vịnh là Bình Ba và Cam Ranh nơi không chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết có độ lớn và sâu để có thể neo đậu mọi loại chiến hạm và tàu hộ tống, kể cả tàu sân bay.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Hải quân Liên Xô đã vươn ra biển lớn bắt đầu tiến hành trực ban chiến đấu trên các đại dương. Tàu chiến, tàu ngầm, các máy bay hải quân được triển khai trên các đại dương nhằm mục đích bình ổn cục diện chung. Việc mở rộng quy mô cũng như vùng hoạt động của tàu thuyền và không quân trên biển yêu cầu phải có một mạng lưới hậu cần kỹ thuật Hải quân hùng hậu khác. Vì không có căn cứ quân sự ở nước ngoài nên Liên Xô đã xây dựng trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên lãnh thổ của các nước có quan hệ thân thiết. Đương nhiên Cam Ranh là một điểm sáng.

Cuối năm 1978, nhóm sĩ quan đại diện cho Tổng cục Bộ tư lệnh Hải quân và Hạm đội Thái Bình Dương đáp máy bay sang Việt Nam để ngày 30/12 đã thỏa thuận xong và ký biên bản ghi nhớ làm cơ sở đàm phán xây dựng vào cùng khai thác trạm cung ứng vật tư kỹ thuật. Ngày mùng 2/ 5/1979, Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của Quân đội Liên Xô trong 25 năm.

Ngay ngày hôm đó, thi hành lệnh của Bộ Tổng Tham mưu và các lực lượng vũ trang Liên Xô và chỉ thị số 1310143 của Cục tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương, ngày 28/ 8/1980, đã thành lập trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên Bán đảo Cam Ranh mang phiên hiệu đơn vị là 31350. Theo quy định trong Hiệp định, tại quân cảng Cam Ranh cùng lúc có thể tập trung từ 8 đến 10 tàu chiến của Liên Xô, 4 đến 8 tàu ngầm có khu neo nổi và tối đa là sáu tàu hộ tống. Sân bay, cùng lúc có thể tiếp nhận từ 14 đến 16 máy bay mang tên lửa, 6 đến 9 máy bay trinh sát do thám và hai đến ba máy bay vận tải tùy theo tình hình chiến sự cụ thể. Số lượng máy bay và tàu chiến có thể tăng lên theo thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng Liên Xô và Việt Nam.

Tháng 9/1979 các tàu chiến của Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Mùa hè năm đó, tàu ngầm nguyên tử phóng ngư lôi K45 đã neo đậu tại Cam Ranh. Sau đó ít lâu các máy bay Hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh.

Tháng 12/1979, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô Đô đốc Gorshkov đã tới Cam Ranh, Ông dành hẳn một ngày để quan sát vịnh biển này giống như cách Tổng thống Mỹ Johnson Hoa Kỳ đã tới để ngắm nhìn địa thế sông núi nước Nam 10 năm về trước. Phân đội đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương gồm 54 người đến đây vào tháng 4/1980. Vào tháng 8 năm đó, quân số được bổ sung thêm 24 người chuyên trách thông tin liên lạc. Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Chính phủ Liên Xô đã giao cho trạm không ứng vật tư kỹ thuật 922 nhiệm vụ làm giảm nhẹ đáng kể áp lực cho Hạm đội Thái Bình Dương nói riêng và toàn bộ Hải quân Liên Xô nói chung trong việc cung cấp những dự trữ cần thiết cho các chiến hạm và tàu hộ tống làm nhiệm vụ tại Biển Đông trong tình hình chiến sự lúc đó của khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Và Cam Ranh đã trở thành căn cứ Hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, căn cứ duy nhất bên bờ biển Đông nơi cách cảng gần nhất của Nga 2.500 hải lý.

Cam Ranh bước sang một giai đoạn mới

Từ mùa thu năm 1983 đến tháng 8/ 1991, Hải Đoàn cơ động số 17 được triển khai tại Cam Ranh. Từ tháng 8/1991 đến tháng 12/1991, Đoàn cơ động số 17 được thay thế bằng Hải Đoàn cơ động số 8 và sau đó là hạm đội tạo hỗn hợp 119. Vào thời điểm năm 1986 trên sân bay triển khai Trung đoàn Không quân hỗn hợp độc lập gồm 4 máy bay TU-95, 4 chiếc TU-142, phi đoàn máy bay tiêm kích TU-16 có khoảng 20 chiếc các loại, phí đoàn MiG-25 có khoảng 15 máy bay, hai máy bay vận tải AN-24 và 3 máy bay lên thẳng Mi-18. Ngoài ra, Trung đoàn còn quản lý và chỉ huy căn cứ chống tàu ngầm, tiểu đoàn tên lửa và tiểu đoàn kỹ thuật.

Vào tháng 2/1984, theo đề nghị của phía Việt Nam, chính phủ Xô Viết đã quyết định khôi phục và xây dựng thêm một loạt các công trình tại căn cứ Cam Ranh. Việc xây dựng Cam Ranh bước sang một giai đoạn mới, chuyển từ hình thức hạch toán kinh tế sang hình thức đấu thầu khoán gọn. Bắt đầu giai đoạn xây dựng kiên cố hay cho các kết cấu lắp ghép tạm thời.

N.M Zariphovich, Phó Tổng Giám Đốc công ty Xây Lắp Liên Xô tại Việt Nam trong các năm 1987-1989 đã kể lại trong cuốn ‘Liên Xô – Một từ không bao giờ quên’ rằng: Cục Kỹ thuật xây dựng nước ngoài thuộc Bộ Quốc Phòng Liên Xô – đơn vị có nhiều kinh nghiệm xây dựng các công trình ở hơn 60 nước trên thế giới – đảm nhiệm việc lựa chọn để cử một đôi chuyên gia tới Cam Ranh. Họ là những chuyên gia tài năng của các đơn vị trong và ngoài quân đội được các tổ chức Đảng và Đoàn giới thiệu, được chở sang bằng đường hàng không qua Matxcơva hay Vladivostok theo hành trình Matxcơva – Tasken – Karachi (Đôi khi là Bombay) – Kancutta – Hà Nội – Cam Ranh.

Trên cơ sở Hiệp Định ký kết giữa Liên Xô và Việt Nam ngày 20/ 04/1984, hai bên đã ký hợp đồng xây dựng Cụm đài radar số 3 là công trình viện trợ không hoàn lại. Tính chung từ năm 1984 đến 1987, Tổng Công ty Xây Lắp Liên Xô do E.X Boprenhep làm Tổng Giám Đốc đã xây dựng tổng cộng 28 nhà ở và công trình chuyên dụng các loại. Lúc đó, tổng số người Liên Xô sống trong khu quân sự là 6.000 người kể cả công nhân xây dựng. Theo thỏa thuận trong mục 71 của Hiệp Định ký ngày 20/ 4/1984, các công trình xây dựng xong sẽ được bàn giao cho phía Việt Nam sử dụng. Các hạng mục đầu tiên được xây dựng trong từ tháng 12/1987. Sau đó, các chuyên gia Liên Xô bắt đầu sử dụng theo hình thức thuê miễn phí.

Có thể thấy rằng, về cơ bản các công trình được Liên Xô hay Nga xây dựng ở Cam Ranh bao gồm: khu nhà ở của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật, trong đó có chỉ huy sở đơn vị 31350 và doanh trại cho quân số biên chế của đơn vị, nhà ăn 250 chỗ, lò bánh mì, tổ hợp tắm hơi – giặt là, câu lạc bộ, trường phổ thông số 183, 18 tòa nhà ở, kho tổng hợp lưu giữ và cấp phát vật tư, đội xe (gồm cả xe chuyên dụng), Vùng bến nhỏ, bể chứa ngầm thể tích 14.000 m3 dùng để chứa nhiên liệu, 2 hầm lạnh dung tích 270 tấn dùng để chứa thực phẩm lưu trữ, 12 kho khung sắt dùng để chứa các loại vật tư khác nhau, 2 bể lọc giếng khoan, một dùng cho sinh hoạt, một dùng cho chiến hạm và các tàu hộ tống, Trạm phát điện trung tâm công suất 24000w cấp điện cho tất cả các công trình thuộc khu quân sự và của Việt Nam trên bán đảo Cam Ranh.

Khi từ biệt Cam Ranh, người Nga mang đi 588 người, 819 tấn hàng hóa trong đó có 50 chiếc ô tô và xe chuyên dụng, 190 tấn dầu diesel, 133 tấn dầu mỡ các loại, vũ khí đạn dược cũng như tài liệu lưu trữ và tài liệu mật bằng cả đường hàng không và đường biển. Đồng thời, người Nga bàn giao cho phía Việt Nam 57 tòa nhà và công trình thuộc căn cứ: 85km được dây tải điện, 62km đường điện cáp, 25km công trình ngầm, 250m cầu cảng, sân bay và hệ thống quản lý kho.

Những người Nga đã sống và làm việc như thế tại Cam Ranh. U.X Ivanovich – Đại tá quân dự bị, cựu binh Cam Ranh đã kể lại rằng: cho tới tận năm 1992 khi Liên Xô tan rã, thủ tục ra vào của quân sự vẫn do phía Việt Nam quy định. Theo thỏa thuận thì mỗi tháng chỉ cho phép 4 chuyến xe đi ra ngoài theo kế hoạch định trước và số lượng người hạn chế. Chủ yếu là dành cho thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương. Còn đối với số nhân viên kỹ thuật của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật thì do “nhiều yếu tố” nên ra “vùng tự do” là vi phạm luật.

Năm 2007, Việt Nam quyết định xây dựng tượng đài những người lính Nga ở Cam Ranh coi đó là tượng đài của tình hữu nghị Việt-Nga.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới