Wednesday, January 8, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnAnh lại giở trò “xuỵt chó bụi rậm”

Anh lại giở trò “xuỵt chó bụi rậm”

Ngoại trưởng Anh James Cleverly nói rằng, Kiev có quyền tự vệ khi thực hiện các cuộc tấn công vào sâu bên trong biên giới Nga.

Ngoại trưởng Anh James Cleverly.

Theo RT, Ngoại trưởng Anh James Cleverly đưa ra bình luận trên sau khi Moskva hứng chịu một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) lớn nhất từ trước tới nay. Ông Cleverly cho rằng Kiev có quyền triển khai lực lượng quân sự bên ngoài biên giới của họ.

“Kiev có quyền tự vệ và có thể triển khai quân vượt qua biên giới để làm suy yếu khả năng của Moskva trong các hoạt động quân sự ở Ukraine”, Ngoại trưởng Anh nói thêm.

Ông Cleverly cho biết, tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp bên trong nước Nga là một chiến thuật tự vệ khả thi đối với lực lượng của Kiev.

Về phía Mỹ, người phát ngôn Nhà Trắng trong một tuyên bố về vụ tấn công UAV vào Moskva lại cho biết: “Mỹ không không ủng hộ Ukraine thực hiện các cuộc tấn công bên trong nước Nga”.

Trước đó, ngày 30/5, Bộ Quốc phòng Nga cho biết không có UAV nào trong số 8 chiếc được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công vào Moskva đánh trúng các mục tiêu quân sự. Cũng theo bộ này 3 UAV đã bị áp chế điện tử rơi tại chỗ trong khi 5 chiếc khác bị hệ thống phòng không Pantsir-S bên ngoài thành phố bắn hạ.

Cũng trong ngày 30/5, quân đội Ukraine cũng đã tiến hành pháo kích vào một nơi trú ẩn dân sự ở vùng Belgorod phía tây của Nga, khiến một số người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, các cuộc tấn công diễn ra sau khi Nga thực các đợt không kích lớn nhất từ trước đến nay vào các trung tâm chỉ huy quan trọng của Kiev cũng như các sân bay quân sự và kho bão cất giữ vũ khí.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 30/5 cũng xác nhận quân đội Nga đã thực hiện không kích trụ sở Tổng cục tình báo quốc phòng Ukraine ở Kiev.

Hiện tại Mỹ vẫn là bên cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, tuy nhiên chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden lại từ chối chuyển giao cho Kiev các hệ thống vũ khí tấn công tầm xa. Washington lo ngại Ukraine có thể sử dụng các vũ khí này tấn công vào bên trong lãnh thổ Nga.

Trái ngược với Mỹ, Anh lại đi đầu trong việc hỗ trợ vũ khí tấn công tầm xa cho Ukraine và mới đây nhất là hệ thống lửa hành trình Storm Shadow có tầm bắn lên đến 250 km.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy chính sách của Mỹ có thể sớm thay đổi. Khi được hỏi liệu Washington có gửi tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS tới Ukraine hay không? Ông Biden đã nói với các phóng viên rằng ý tưởng này “vẫn đang được thực hiện”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới