Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đang “bóp nghẹt” sông Mekong

TQ đang “bóp nghẹt” sông Mekong

Cao nguyên Thanh Tạng là một khu vực địa lý rộng lớn nằm giữa châu Á, khu vực này có kích thước lớn bằng một nửa tổng diện tích của Liên minh Châu Âu gộp lại nhưng lại có số dân chỉ khoảng 5 triệu người, ít hơn cả thành phố Hà Nội.

Đập thuỷ điện Nọa Trác Độ của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong.

Mặc dù cao nguyên Thanh Tạng xa xôi nhưng không phải vì thế mà nơi này không quan trọng bằng so với các khu vực khác. Tây Tạng là một trong những khu vực chiến lược quan trọng trên thế giới, bởi lẽ, nơi đây là ngôi nhà của hàng chục ngàn con sông băng chảy trong các ngọn núi hùng vĩ, đóng vai trò là nguồn dự trữ nước ngọt lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Bắc Cực và Nam Cực.

Đồng thời, đây cũng là cội nguồn của những con sông lớn nhất trên thế giới, chẳng hạn như sông Trường Giang, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc và sông Mê Kông. Ba con sông nằm trong top những con sông dài nhất thế giới đều nằm ở lục địa Châu Á, trong đó sông Hoàng Hà và sông Trường Giang chảy theo hướng Đông với thượng lưu bắt nguồn từ Tây Tạng và đổ ra Thái Bình Dương, hai con sông này chỉ chảy trên một phần lãnh thổ duy nhất đó là Trung Quốc. Cuối sông Trường Giang là một khu vực đặc biệt đó chính là châu thổ Trường Giang màu mỡ nơi đóng góp tới 20% GDP của Trung Quốc những con sông này chính là tuyến đường huyết mạch là nguồn sống cho dân số khổng lồ tại đất nước này, việc kiểm soát cội nguồn của hai con sông này tại Tây Tạng chính là nhiệm vụ cấp bách đối với an ninh quốc gia.

Có một con sông thứ 3 cũng quan trọng không kém đó là sông Mekong. Sông Mekong không nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Trung Quốc, thay vì chảy về phía Đông như hai con sông kia thì Mekong lại chảy về phía Nam vượt qua biên giới Trung Quốc và chảy qua các quốc gia khác ở Đông Nam Á như Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và cuối cùng thì đổ ra Biển Đông. Sông Mekong dài tới hơn 4500km trở thành một trong những con sông quan trọng nhất trên thế giới là vì nó đóng vai trò cung cấp nước ngọt cho hơn 70 triệu người Đông Nam Á, đồng thời cung cấp 20% cá nước ngọt cho cả thế giới, quan trọng là thế nhưng nó đang chết dần do những tác động xấu từ các nước tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là do các chính sách của Trung Quốc.

Để dễ hiểu hơn, hãy nhìn vào 2 khu vực phần đầu tiên là khu vực hạ lưu phía Nam bắt nguồn từ vùng biên giới Lào-Trung bao gồm một mạng lưới phụ lưu dày đặc, chảy trên phần lớn lãnh thổ Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Phần thứ hai là khu vực thượng lưu ở phía Bắc chỉ chảy trong lãnh thổ Trung Quốc, phần sông Mê Kông chảy qua Trung Quốc có tên gọi là sông Lan Thương, phần thượng lưu này có cội nguồn từ những đỉnh núi cao của vùng Tây Tạng và chảy xuống nơi có độ cao thấp hơn là ở Đông Nam Á, do chảy qua địa hình dốc như vậy nên khu vực thượng lưu chẳng khác gì những thác nước xối xả, kéo dài hàng trăm km, điều này vừa đem lại lợi ích vừa gây ra những hạn chế cho khu vực sông Lan Thương, một mặt nước sông chảy xiết qua rất nhiều thác ghềnh từ trước đến nay thường không có lợi cho tàu thuyền hoạt động và buôn bán, mặt khác chính đặc tính này lại khiến cho khu vực sông Lan Thương trở thành địa điểm lý tưởng để xây dựng các con đập trữ nước và khai thác thủy điện.

Với số dân lên tới gần 10 triệu người sinh sống quanh khu vực này, nhu cầu điện tiêu thụ cũng vì thế mà tăng cao từ đó hoạt động xây dựng đập tại cả vùng thượng lưu và hạ lưu sông Mê Kông trở nên rất phổ biến. Hiện nay có hơn 200 con đập đã và đang được xây dựng men theo vùng hạ lưu sông Mê Kông và nằm tại địa phận các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Hầu hết các con đập này thường có quy mô nhỏ lẻ và chỉ nằm ở các nhánh phụ lưu của sông Mê Kông, chỉ có hai trong số những con đập này được xây dựng trên dòng chính của sông Mê Kông, đó là đập Kayaburi và đập Don Sahong, cả hai đập này đều nằm trên lãnh thổ của nước Lào. Nguồn nước chảy qua đây tương đối dồi dào nhưng không thể nào sánh được với phần thượng lưu sông Mê Kông là sông Lan Thương của Trung Quốc – nơi có địa hình dốc khiến nước chảy xiết thuận lợi cho khai thác thủy điện hơn.

Kể từ những năm 1990, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng hàng loạt các con đập với quy mô lớn chưa từng có trên lãnh thổ đất nước này, đặc biệt là qua sông Lan Thương. Mười một đập nước hiện đang hoạt động và nước này cũng đang xây dựng con đập thứ 12 đồng thời lên kế hoạch xây dựng đập thủy điện thứ 13 trên khu vực này. Các con đập dưới khu vực hạ lưu của các nước Đông Nam Á chỉ được xây ở các nhánh phụ của con sông nhưng các con đập thủy điện của Trung Quốc lại được xây dựng trực tiếp trên dòng chảy chính của sông Mê Kông. Mười một con đập thủy điện này được xếp vào loại đập chứa lớn nghĩa là chúng hiện đang giữ lại một lượng nước vô cùng khổng lồ. Chỉ hai con đập ở đây cũng chứa lượng nước tương đương với vịnh Chesapeake, vịnh này là vịnh nằm giữa bang Maryland và Virginia của Mỹ có diện tích lên đến hơn 11.000 km2.

Các con đập thủy điện ở hạ lưu có tổng công suất trung bình là 12.285Mwh. Đây là một con số khá lớn, nhưng 11 con đập ở sông Lan Thương Trung Quốc còn có công suất kinh khủng hơn, lên đến 31.605Mwh. Nếu ta kết hợp tất cả các con đập trên sông Mê Kông lại thì sẽ có công suất lên tới 44.000 Mwh, số này đủ để cung cấp bốn lần điện năng cho toàn bộ thành phố New York của Mỹ về mặt lý thuyết, thủy điện là một nguồn năng lượng sạch, tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ các con đập trị thủy này đang gây ra ảnh hưởng vô cùng xấu tới môi trường.

Thực tế là lưu vực sông Mê Kông hiện nay đang phải hứng chịu mực nước xuống thấp và những đợt hạn hán kỷ lục vài năm trước. Campuchia là một trong những quốc gia nằm xa nhất trong khu vực hạ lưu đã phải cho các đập thủy điện lớn nhất của nước này ngừng hoạt động, do dòng nước đã cạn kiệt dẫn đến khai thác thủy điện ngưng trệ, từ đó gây ra những đợt khủng hoảng thiếu điện trên diện rộng. Ngoài ra, do mực nước thấp hơn và áp lực nước từ phía thượng nguồn nên vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng bị xâm nhập mặn, nước mặn từ biển Đông xâm nhập sâu vào đất liền đã tàn phá đất canh tác của Việt Nam, đồng thời khiến số lượng cá ở khu vực phía Nam đổ về từ Campuchia bị suy giảm tới 90%.

Ngoài những nguyên nhân khách quan đến từ tự nhiên như lượng mưa hàng năm thấp hơn mức trung bình thì Trung Quốc chính là thủ phạm gây ra sự cạn kiệt của sông Mê Kông. Những chính sách của nước này đối với vùng thượng nguồn sông Mê Kông cùng với việc xây dựng rất nhiều đập thủy điện dọc theo nhánh chính đã làm thay đổi và ách tắc dòng chảy của con sông này.

Trước những năm 1990, khi chưa có bất kỳ một công trình thủy điện nào ở đây dòng chảy của sông Mê Kông thay đổi theo mùa. Trong những tháng ẩm ướt hơn khi có gió mùa và mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 sông Mê Kông sẽ ngập tràn nước và cá. Ngoài ra, dòng nước chảy của con sông này còn phức tạp tùy theo lượng băng tuyết tan chảy ở Dãy Himalaya đôi khi băng tuyết tan chảy còn đẩy mực nước sông Mê Kông lên rất cao gây ra lũ lụt ở vùng hạ lưu. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất 1/2 lượng gạo và 70% lượng trái cây và cá của Việt Nam xuất khẩu đi các nước khác. Khu vực này đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do môi trường đang dần suy kiệt dòng chảy tự nhiên của con sông đã tồn tại hàng năm nay bị gián đoạn hoàn toàn do Trung Quốc đã xây dựng các con đập trên thượng nguồn của nhánh sông chính. Những con đập này giữ lại lượng nước khổng lồ khiến cho những vùng dưới hạ lưu thiếu nước nghiêm trọng, ước tính mực nước trên sông Mê Kông ở đây đã giảm 5m so với trước đây. Hiện tượng này thấy rõ nhất kể từ năm 2019, khi mực nước trên sông Mê Kông xuống thấp kỷ lục. Trung bình Sông Lan Thương – nằm trên Thượng nguồn của Trung Quốc – chỉ đóng góp 15% tổng lượng dòng chảy trên lưu vực sông Mê Kông nhưng mức đóng góp này cũng có thể lên tới 41% vào mùa khô tức là từ tháng 11 đến tháng 4. Trong những năm hạn hán nghiêm trọng và trong mùa khô nguồn nước từ băng tuyết tan ở Cao Nguyên Tây Tạng – đóng góp tới một nửa lượng nước của vùng hạ lưu sông Mê Kông. Năm 2019, lượng nước của sông Mê Kông đã bị giữ lại tại các con đập qua đoạn Sông Lan Thương khiến khu vực hạ lưu trơ cả đáy mực nước chỉ đạt khoảng vài mét. Tháng 7/2019, mực nước đã cạn tới mức báo động khiến chính phủ Thái Lan đã phải huy động cả quân đội để tiến hành các hoạt động cứu viện.

Mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn khi bước vào những tháng mùa khô cuối năm 2019; mực nước vùng hạ lưu được cho là sẽ dần cạn kiệt. Thỉnh thoảng, Trung Quốc lại cho xả lũ bất ngờ tại các đập nước trên sông Lan Thương lượng nước sẽ ồ ạt tràn về khu vực hạ lưu thuộc các nước ở Đông Nam Á khiến người dân không kịp trở tay, họ không có hoặc có rất ít thời gian để chuẩn bị cho những đợt xả lũ này khi Trung Quốc không hề có thông báo trước về lượng nước sẽ xả ra. Trung Quốc làm vậy là vì nước này tự cho rằng mình cần phải đảm bảo an ninh quốc gia. Trong đó, chiến lược trị thủy được coi là điều tuyệt mật nhiều quốc gia ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông đã chung tay nỗ lực để quản lý các nguồn nước trong khu vực, chẳng hạn như lập ra tổ chức Ủy hội sông Mê Kông nhưng Trung Quốc đến nay vẫn từ chối tham gia.

Vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay là hạ lưu sông Mê Kông đã bước vào năm thứ tư liên tục diễn ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng. Lượng mưa vẫn thấp hơn mức trung bình, mối nguy này càng gia tăng khi mà biến đổi khí hậu ngày càng leo thang và các đập thủy điện khổng lồ vẫn đang gây ảnh hưởng lớn đến tuyến đường thủy lớn thứ 3 của Châu Á. Hơn 70 triệu người sống ven vùng hạ lưu cũng phải đối mặt với rủi ro về sinh kế hoặc lâm vào cảnh nghèo đói, người dân các khu vực thượng nguồn và hạ lưu và chính Trung Quốc cần phải bắt tay vào bảo tồn dòng chảy tự nhiên của sông Mê Kông cũng như các nguồn tài nguyên của con sông này. Có đến 20% nguồn cung cá nước ngọt trên thế giới đến từ sông Mê Kông, cho nên nếu con sông này chết dần thì cuộc sống của nguồn nước thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Quả thật là như vậy, trước đây khi xem dự báo thời tiết thì có lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng vài năm gần đây rất ít khi có thông báo lũ ở khu vực này, lũ đương nhiên là có tác hại rất lớn, nhưng nó mang đến lượng phù sa và lượng cá dồi dào.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới