Saturday, November 23, 2024
Trang chủQuân sựTàu chiến do Việt Nam tự đóng mạnh cỡ nào?

Tàu chiến do Việt Nam tự đóng mạnh cỡ nào?

Sau rất nhiều cố gắng, nỗ lực học hỏi và tìm tòi thì những người Việt Nam từ cách đây hơn 10 năm cũng đã tự đóng cho mình những con tàu chiến. Vậy thì những con tàu chiến do chính Việt Nam tự đóng nó mạnh cỡ nào? Có khiến các đối thủ e ngại hay không?

Tàu pháo TT-400TP (HQ-272) của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Nói về hai chữ “tự đóng” hẳn là nhiều bạn sẽ nghĩ Việt Nam làm gì mà tự đóng được tàu chiến? Thực ra nghĩ như vậy không đúng nhưng cũng không sai. Để đóng được tàu chiến Việt Nam đã phải mua thiết kế sơ bộ với mẫu tàu TT400TP của Ukraine với giá 800.000 USD, nhưng đó chỉ là thiết kế cơ bản thôi, còn chi tiết thì người Việt đã tự tìm tòi mày mò để hoàn thiện, còn nếu mua toàn bộ thiết kế đầy đủ, chi tiết và chuyển giao công nghệ thì chi phí lên tới 11 triệu USD, như vậy chúng ta đã tiết kiệm được rất nhiều tiền khi cố gắng tự đóng! Đến nay có hai con tàu chiến đã được cho là hiện đại nhất mà Việt Nam tự đóng thành công; bao gồm tàu TT400TP và tàu Tia Chớp vậy những con tàu này được trang bị vũ khí gì? Nó mạnh như thế nào?

Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tàu TT400TP, đây là tàu tuần tra loại tàu pháo, cụ thể là trong tên của nó TT có nghĩa là tàu tuần tra, còn TP là tàu pháo có thể hiểu nôm na pháo là vũ khí chính trên con tàu này. Theo đánh giá của tạp chí Jane’s, một con tàu như này sẽ có giá khoảng từ 15 đến 20 triệu USD tương đương khoảng 350 đến 460 tỷ đồng.

TT400TP có chiều dài 54m, rộng 9m, giãn nước 378 tấn khi không tải, còn khi toàn tải nó đạt cỡ 480 tấn, nó có thể tốc độ nhanh nhất là 59km/h, hoạt động trong phạm vi tối đa là 4.600 km trong thời gian tối đa là 30 ngày, nó cần thủy thủ đoàn là 33 người.

Bây giờ chúng ta hãy cùng xem thế mạnh của tàu TT400TP là gì? Tàu này được trang bị 4 loại vũ khí chính, gồm pháo hạm AK-176, đây là vũ khí chủ lực của nó được đặt ở mũi tàu, AK-176 là loại pháo hạng hiện đại được điều khiển bởi radar. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của hệ thống quang học và định tầm laser; giúp nó có thể tấn công các mục tiêu xa tới 15 km. Tuy nhiên độ chính xác cao nhất là ở tầm phạm vi 10km, viên đạn của loại pháo này nặng 12,8 kg bao gồm cả thuốc nổ, còn riêng phần đầu đạn nặng 5,9 kg với tốc độ 980m/s, khả năng bắn tối đa lên tới 120 viên mỗi phút, nên nó có thể đánh chìm tàu, thậm chí cả máy bay của đối phương, nó được nạp 152 viên trong ổ đạn và có đầy đủ là 316 viên đạn.

Thứ hai là pháo AK 630 ở đuôi tàu, đây là hệ thống pháo tự động có nhiệm vụ bảo vệ tàu khỏi tên lửa hành trình và máy bay của đối phương, với 6 nòng kép băng tiếp đạn 3.000 viên, khẩu pháo này có thể bắn với tốc độ lên tới 5.000 viên/phút, đạn bay 900m/s, AK 630 có thể được điều khiển bắn tự động thông qua radar hoặc bắn thủ công qua kính ngắm quang học, với tầm bắn 4.000m, nó có khả năng tiêu diệt tên lửa hành trình trước khi nó kịp cắm vào con tàu.

Vũ khí thứ ba là súng máy hạng nặng KPV 14,5 mm. Tàu TT400TP được trang bị hai khẩu súng máy hạng nặng có chiều dài lên tới 2 m, loại súng máy này có tầm bắn tới 4km với vận tốc viên đạn là 1.005 m/s, tốc độ bắn là 10 viên/s, nó được cho là có thể tiêu diệt máy bay của đối phương.

Vũ khí thứ tư là tên lửa SA-16, đây là loại tên lửa nhỏ gọn vác vai dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không đúng như tên gọi nó chỉ nặng có 10,8 kg, dài 1,5 m và hoàn toàn có thể vác trên vai, tầm hoạt động cũng khá hạn chế chỉ khoảng từ 4 – 6 km và chỉ tiêu diệt được các mục tiêu bay cao tối đa 3,5 km, nó được dẫn đường bằng tia hồng ngoại, tàu TT400TP được trang bị 16 quả tên lửa này và để các vũ khí này hoạt động hiệu quả thì tàu đã được trang bị radar MR 123 với tầm quan sát 45km, radar dẫn đường hàng hải Fruno hệ thống nhận biết địch ta, hệ thống quang điện, hệ thống định vị dẫn đường vệ tinh, hệ thống thông tin liên lạc tự động.

Sau khi đã đóng thành công lớp tàu TT400TP Việt Nam lại tiếp tục đóng mẫu tàu hiện đại hơn đó là lớp tàu Molniya hay còn gọi là Tia Chớp của Liên Xô. Tàu Tia Chớp là loại tàu tên lửa cao tốc cũng bởi vì khả năng cực kỳ linh hoạt của nó mà nó được gọi là Tia Chớp.

Để dễ hình dung thì tàu Tia Chớp cơ bản cũng giống tàu TT400TP, nó đều mang pháo AK-176, rồi cũng có pháo AK 630, rồi cũng có tên lửa nhỏ vác vai SA-16, chỉ khác là nó không còn được trang bị súng máy thay vào đó là nó được trang bị tên lửa diệt hạm đây là vũ khí mạnh nhất của nó.

Tên lửa diệt hạm của Tia Chớp là tên lửa KH-35E nó dài 3,8m, đường kính 40cm, nặng 520 kg, điều quan trọng là nó có thể bắn xa tới 130 km mang đầu đạn nặng 145kg, nó có thể tiêu diệt những con tàu lớn của kẻ thù, mỗi quả tên lửa này có giá khoảng 500.000 USD tương đương 11 tỷ đồng.

Khi bắn, tên lửa sẽ được điều khiển thông qua radar nó sẽ bay là là trên mặt nước khoảng 10 đến 15m khi gần mục tiêu độ cao được hạ xuống còn 4 mét, với tốc độ 1.100m/s tên lửa này được cho là không dễ dàng bị đánh chặn. Mỗi con tàu Tia Chớp được trang bị 4 bệ phóng, mỗi bệ phóng lại có 4 quả tên lửa, như vậy nó có thể tấn công tối đa 16 quả, trên tàu Tia Chớp còn được trang bị radar với tầm quét lên tới 150km và có lượng choán nước lớn hơn tàu TT400TP khoảng 100 tấn.

Như vậy, với sự trợ giúp từ nước ngoài Việt Nam đã đóng thành công hai tàu chiến với vũ khí hiện đại có thể mang theo cả tên lửa diệt hạm với độ chính xác cao. Với Việt Nam đó là cả một sự nỗ lực và cũng là một bước tiến quan trọng đóng tàu quân sự dù nhỏ nhưng nó cực kỳ phức tạp, đã thử nghiệm thành công tên lửa và các loại vũ khí trên tàu được bắn với độ chính xác cao.

Mong rằng trong tương lai Việt Nam sẽ còn làm chủ được nhiều công nghệ quốc phòng hơn, ví dụ như đóng tàu tên lửa có thể bắn xa 1.000 km để nổi ở đâu cũng có thể tự bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới