Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNATO không chỉ thể hiện quan điểm với Nga mà cả với...

NATO không chỉ thể hiện quan điểm với Nga mà cả với Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh

Hội nghị thượng đỉnh NATO đã diễn ra ở Vilnius, Litva ngày 17/7 đang được cả thế giới quan tâm. Các nhà lãnh đạo các nước thành viên một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán là: phương Tây do Mỹ dẫn đầu phải duy trì vị thế bá chủ toàn cầu. Hai quốc gia có khả năng gây nguy hại cho vị thế đó của phương Tây là Nga và Trung Quốc, nên nội dung của hội nghị này cũng trực tiếp nói về vấn đề đó.

Lãnh đạo các nước thành viên NATO tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 11-7 tại Vilnius.

Với Nga, NATO luôn tìm mọi cách để làm cho nước Nga suy yếu cả về kinh tế lẫn chính trị. Chiến dịch quân sự mà Nga tiến hành ở Ukraine là thời cơ, là cái cớ để NATO thực hiện mục đích đó.

Đầu tiên là các đòn trừng phạt kinh tế đối với Nga, chặn đứt các quan hệ thương mại, cản trở sự giao dịch bằng đồng USD, đồng tiền đang chiếm tới 90% trong thanh toán quốc tế. Sau hơn một năm, nền kinh tế Nga vẫn trụ vững, thậm chí có những lĩnh vực còn phát triển. Ngược lại các nước phương Tây lại chịu nhiều hậu quả và vị thế đồng USD bị đe doạ khi Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước chấp nhận thanh toán thương mại không phải bằng đồng đô la.

Về quân sự, NATO luôn coi Nga là nguy cơ lớn nhất thách thức vị thế của NATO. Vì vậy cuộc chiến ở Ukraine là thời cơ để NATO làm cho nước Nga suy yếu với quyết tâm tập trung nguồn lực để Ukraine giành chiến thắng bằng vũ khí NATO + quân đội Ukraine. Chưa bao giờ NATO thống nhất để có sự viện trợ lớn nhất cho Ukraine mà từ trước đến nay chưa nước nào được như vậy. Tại hội nghị lần này NATO thể hiện rất rõ quyết tâm sắt đá đó.

Với Trung Quốc, mọi người không bất ngờ thái độ, quan điểm của NATO đối với việc làm suy yếu Trung Quốc, nhưng lại bất ngờ vấn đề Trung Quốc lại được đưa ra rất gay gắt và mạnh mẽ tại hội nghị NATO lần này.

Trong tuyên bố chung của các lãnh đạo NATO đã nói rằng Trung Quốc là “thách thức mang tính hệ thống” đối với an ninh châu Âu – Đại Tây Dương và “các tham vọng, chính sách cưỡng ép của Trung Quốc thách thức lợi ích, an ninh và giá trị của chúng tôi”.

Trả lời báo chí tại hội nghị, Tổng thư ký NATP Jens Stoltenberg nói rằng: Trung Quốc không phải là kẻ thù của NATO, nhưng đang ngày càng thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự.

Dù nói rằng không coi Trung Quốc là kẻ thù, nhưng sự vươn lên mạnh mẽ về kinh tế và quân sự đồng thời với việc hỗ trợ Nga của Trung Quốc đang làm cho phương Tây lo ngại và tìm mọi cách để làm Trung Quốc suy yếu như đối với Nga.

Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những lời lẽ về Bắc Kinh trong tuyên bố chung của NATO. Đặc biệt Bắc Kinh còn yêu cầu liên minh NATO không dịch chuyển sang châu Á – Thái Bình Dương. Điều lo ngại và yêu yêu cầu của Trung Quốc cũng tương tự như của Nga khi trong nhiều năm qua NATO luôn tìm cách mở rộng về hướng Đông.

Rõ ràng NATO đang rất lo ngại hai đối thủ Nga và Trung Quốc có thể phá vỡ vị thế bá chủ thế giới của phương Tây do Mỹ đứng đầu, nhất là khi hai nước này hợp tác thành liên minh chống lại NATO. Ngược lại Nga và Trung Quốc cũng rất lo ngại sự mở rộng của NATO và thái độ thù địch của họ với hai nước.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới