Thursday, December 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnToàn cảnh đại án chuyến bay giải cứu; các bị cáo nhận...

Toàn cảnh đại án chuyến bay giải cứu; các bị cáo nhận hối lộ như thế nào

Vụ án chuyến bay giải cứu là một trong những đại án gây rúng động dư luận trong thời gian qua, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra giữa lúc Covid-19 căng thẳng và dự kiến sẽ được đưa ra xét xử trong tháng 7 này.

Vụ án này mang tính chất phức tạp có diện đối tượng được điều tra, lấy lời khai rất rộng từ trung ương đến địa phương, từ trong đến ngoài nước với rất nhiều quan chức nhúng tràm từ Thứ trưởng Bộ ngoại giao, trợ lý Phó thủ tướng đến Phó chủ tịch thành phố hay các đại xứ, giám đốc doanh nghiệp kết túc điều tra vụ án, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố 54 bị can về 5 nhóm tội; nhận hối lộ, đưa hối lộ, môigiới hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng. Đại án này đã diễn ra và bị phát hiện như thế nào?

Ngày 19/4/2023, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 54 bị can về các tội: đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan đến các chuyến bay giải cứu, cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nêu rõ đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra giữa lúc Covid-19 căng thẳng; 54 bị can bị truy tố bao gồm 21 bị can cùng bị truy tố về tội nhận hối lộ trong đó có bị can Tô Anh Dũng và bị can Vũ Hồng Nam cùng là cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao, bị can Nguyễn Quang Linh- Nguyên trợ lý Phó thủ tướng thường trực chính phủ, ông Chử Xuân Dũng – Cựu phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng rất nhiều người từng là cán bộ thuộc Bộ Ngoại giao, Văn phòng chính phủ, Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Y tế, Bộ giao thông vận tải và các địa phương. Truy tố 4 bị can cùng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ; 23 bị can cùng về tội đưa hối lộ; 4 bị can cùng về tội môi giới hối lộ; 1 bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội đưa hối lộ. Ngoài ra Viện kiểm sát còn ra quyết định truy tố 1 bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và ra quyết định truy nã bị can về tội môi giới hối lộ. Cáo trạng của Viện kiểm sát cho biết từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, 25 cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhiệm vụ được giao nhận hối lộ gần 165 tỉ đồng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng, 23 cá nhân là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ gần 227 tỷ đồng; 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.

Có thể nói, vụ án này diễn ra với quy mô rất lớn, các bị can đã lợi dụng dịch bệnh bất chấp các quy định để trục lợi khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút. Vậy vụ đại án chuyến bay giải cứu đã diễn ra và được phát hiện như thế nào? Một quy trình cấp phép được thiết lập đan xen chặt chẽ, giám sát, kiểm soát lẫn nhau nhưng từng mắt xích lại tận dụng thời cơ để đòi phí “chung chi”, “bôi trơn” thậm chí khi vụ án đang được khởi tố điều tra lại có một số đối tượng liều lĩnh nhận tiền để bao che sai phạm, chạy án – một đại án mà án trồng án, sai phạm nối tiếp sai phạm khiến dư luận cả nước bàng hoàng phẫn nộ.

Theo nội dung cáo trạng đầu năm 2020 sau khi tổ chức giải cứu 30 công dân Việt Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc về Việt Nam vào tháng 2/2020 với phương trâm “không để ai bị bỏ lại phía sau” đến tháng 4/2020 Chính phủ cho phép thực hiện các chuyến bay giải cứu theo hình thức công dân thuộc diện ưu tiên được về trên các chuyến bay do cơ quan nhà nước phối hợp với tổ chức thực hiện và cách ly tại cơ sở quân đội, công dân chỉ phải trả tiền vé máy bay không phải trả tiền chi phí cách ly gọi tắt là chuyến bay giải cứu. Tuy nhiên việc tổ chức cách ly tại các cơ sở quân đội cho công dân nhập cảnh về nước bị giới hạn về số lượng người bởi cơ sở vật chất và khả năng đón tiếp của lực lượng quân đội trong khi đó có rất nhiều công dân muốn về nước có điều kiện sẵn sàng trả chi phí cách ly tại các cơ sở dân sự nên Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid -19 đã tổ chức thí điểm 10 chuyến bay công dân tự nguyện trả phí troàn bộ gọi tắt là chuyến bay “combo”. Sau khi tổ chức các chuyến bay thí điểm thành công chính phủ tiếp tục cho phép tổ chức các chuyến bay “combo” song song với các chyến bay giải cứu đến hết tháng 1/2022. Mặc dù trong hoàn cảnh diễn biến đại dịch rất phức tạp đòi hỏi việc tổ chức triển khai chủ trương nhân đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước phải được tiến hành một cách công khai, minh bạch, trách nhiệm. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đã có sự chồng chéo, không rõ ràng về thẩm quyền. Từ đó một số cá nhân có thẩm quyền ở các Bộ, Ngành đã gây khó khăn nhũng nhiễu làm khó doanh nghiệp tổ chức chuyến bay tạo cơ chế “xin – cho” buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để bôi trơn, đưa hối lộ ….Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ tập hợp tham mưu đề xuất lãnh đạo chính phủ phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay theo đề xuất của Bộ Ngoại giao, tuy nhiên các cá nhân tại Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng chính phủ đề xuất thẳng lên lãnh đạo chính phủ duyệt chủ trương cấp phép chuyến bay cho các doanh nghiệp thân quen bỏ qua quy trình giám sát thẩm định trong đó bị can Nguyễn Quang Linh- Cựu trợ lý Phó thủ tướng nhận hối lộ 4,2 tỷ đồng; Nguyễn Thanh Hải- Cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ nhận 3,6 tỷ đồng … để giúp doanh nghiệp được tổ chức chuyến bay. Bộ Ngoại giao được xem là mắt xích quan trọng khi thực hiện các chuyến bay với đầu mối là Cục lãnh sự.

Từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2022, Cục Lãnh sự đã tập hợp đề xuất lãnh đạo chính phủ phê duyệt tổ chức thực hiện 772 chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về nước trong đó có 400 chuyến bay giải cứu, 372 chuyến bay combo vừa bay về nước vừa được cách ly theo quy định. Tuy nhiên, quá trình cấp phép các chuyến bay một số cán bộ tại Bộ Ngoại giao đã tạo thành nhóm lợi ích đưa ra nhiều yêu cầu gây khó khăn cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải tìm cách tiếp xúc, gặp gỡ thỏa thuận và ra giá chung- chi cho mỗi chuyến bay giải cứu từ đó tạo cơ chế xin- cho buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để phục vụ việc bôi trơn, đưa hối lộ. Ồng Tô Anh Dũng với chức vụ là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo phê duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay theo đề xuất của Cục Lãnh sự trước khi xin ý kiến của Tổ công tác Nam bộ, biết được vai trò của ông 13 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận từ tháng 12/2020 đến 1/2022 ông Tô Anh Dũng đã 8 lần nhận tiền của Tổng giám đốc công ty TNHH Thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình với số tiền 8,5 tỷ đồng. Ngoài ra bị can Dũng còn có 29 lần nhận tiền của các doanh nghiệp khác tại phòng làm việc, nhà riêng, quán cafe. Tổng cộng bị can Dũng nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng.

Ngoài ông Dũng Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam cùng 7 người khác của bộ này bị quy kết nhận tiền bôi trơn từ các doanh nghiệp cấp dưới của ông Tô Anh Dũng là Cựu cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan bị xác định nhận hối lộ số tiền lớn nhất trong nhóm lãnh đạo cán bộ thuộc Bộ Ngoại giao, theo cáo buộc bà Nguyễn Thị Hương Lan có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký tham gia các chuyến bay combo của doanh nghiệp từ tháng 5/2020 đến 01/2022 tám đại diện doanh nghiệp đã tiếp cận đưa tiền cho nữ cục trưởng này để được cấp phép chuyến bay.

Về phía Bộ Y tế Cục Y tế dự phòng được giao nhiệm vụ phê duyệt hoặc từ chối đề xuất của Bộ Ngoại giao về tần suất, số lượng chuyến bay phù hợp với tình hình dịch bệnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên là ông Phạm Trung Kiên đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp cá nhân chi tiền từ 50 – 200 triệu/ chuyến bay, đối với chuyến bay combo ông Kiên ra giá với doanh nghiệp phải chung chi từ 500.000 – 2 triệu đồng/ khách, với hình thức đếm đầu người cho khách lẻ ông Kiên ra giá từ 7-15 triệu đồng/ khách. Phạm Trung Kiên bị xác định nhận tiền nhiều nhất số lần lớn nhất mà chỉ trong thời gian 9 tháng có đến 253 lần nhận hối lộ với số tiền lên đến 42,6 tỷ đồng.

Tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cục hàng không Việt Nam và các địa phương như Hà Nội, Quảng Nam các bị can thực hiện nhiều thủ đoạn để phối kết hợp với nhau với mục đích nhận tiền từ các doanh nghiệp, trước tình trạng trên Cục An ninh Đối ngoại Bộ Công an đã nắm bắt được thông tin về việc một số công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước phải trả phí cao không chỉ phía người dân một số doanh nghiệp cũng bị một số cơ quan có chức năng cấp phép đưa ra những yêu cầu gây khó khăn nhũng nhiễu cho các doanh nghiệp để họ phải tìm cách tiếp xúc, gặp gỡ và thỏa thuận về chi phí đưa hối lộ cho các cá nhân được giao nhiệm vụ … tạo dư luận không tốt về các chuyến bay giải cứu vì vậy Cục An ninh Đối ngoại đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an chủ động nắm bắt thông tin, quá trình thu thập tài liệu xác định một số lãnh đạo và cán bộ ở Bộ, Ngành TW và lãnh đạo tại một số địa phương được chính phủ giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đưa công dân Việt Nam về nước trong đại dịch lại đi ngược lại với mục tiêu đã đề ra trục lợi trong hoàn cảnh cả thế giới và trong nước lâm vào cảnh khó khăn chết chóc do đại dịch hành vi vi phạm của các cá nhân đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước làm thay đổi tính chất nhân đạo trong chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài nói chung và trong hoàn cảnh đặc biệt người dân cần đến chính phủ trong đại dịch Covid-19 nói riêng làm ảnh hưởng lòng tin của quần chúng nhân dân.

Căn cứ tài liệu chứng cứ đã thu thập được ngày 27/1/2022 cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án hình sự nhận hối lộ sảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao quá trình điều tra vụ án. Ngày 25,26 /12/2022 cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an nhận được đơn của hai bị can tố cáo một cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền để lo cho các bị can không bị xử lý. Ngày 6/01/2023 cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại thành phố Hà Nội. Ngày 29/3/2023 ra quyết định nhập vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại thành phố Hà Nội với vụ đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bộ Ngoại giao Hà Nội và một số tỉnh thành phố để điều tra theo quy định của pháp luật.

Kết thúc điều tra vụ án chuyến bay giải cứu cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố 54 bị can về 5 nhóm tội; nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tạm giữ số lượng lớn vàng, hàng trăm ngàn USD.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới