Sau Covid-19 và chiến tranh, xung đột về thương mại được xem là đám mây đen tiếp theo đe dọa kinh tế toàn cầu. Thế nhưng, nguy cơ này đã được xóa bỏ khi hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới đều mong muốn ổn định mối quan hệ song phương.
Động lực nào đã khiến quan hệ Mỹ – Trung được hâm nóng?
Kết thúc chuyến thăm tới Trung Quốc hôm 9/7 vừa qua, Bộ trưởng tài chính Mỹ Janet Yellen khẳng định “Tổng thống Joe Biden và tôi không nhìn nhận quan hệ Mỹ – Trung trong khuôn khổ cạnh tranh quyền lực nước lớn. Thế giới đủ lớn cho Mỹ và Trung Quốc phát triển“.
Trong buổi phát biểu bà Yellen cũng nhấn mạnh: “Việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chia tách sẽ khiến kinh tế toàn cầu bất ổn và việc này hầu như không thể xảy ra”, “Mỹ không tìm cách phân ly khỏi Trung Quốc, thay vào đó là đa dạng hóa các chuỗi cung ứng quan trọng hoặc thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia có mục tiêu“.
Quan hệ Mỹ-Trung trước đó đã ở mức rất thấp vì nhiều vấn đề về an ninh quốc gia như Đài Loan và lệnh cấm xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ. Hai bên tìm cách ăn miếng trả miếng với nhau trong các vấn đề thương mại. Trong màn sương mù đó, nhiều bên đã tin rằng quan hệ Mỹ – Trung sẽ không thể vãn hồi, vì trong khi Hoa Kỳ muốn giữ vững vị thế thống trị toàn cầu, thì Trung Quốc lại liên tục thách thức vị thế này. Thế nhưng với những tuyên bố của bà Yellen tại Bắc Kinh hôm 9/7, đã cho thấy một tình hình rất khác.
T.P