Sunday, December 29, 2024
Trang chủBiển ĐôngTQ ngụy tạo chứng cứ chủ quyền với 2 xác tàu đắm...

TQ ngụy tạo chứng cứ chủ quyền với 2 xác tàu đắm tại bãi Tư Chính

Trung Quốc tiếp tục gia tăng căng thẳng bằng hành động đưa tàu chấp pháp lớn nhất là tàu hải cảnh 5901 quấy phá các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam. Cùng lúc đó trên mặt trận ngoại giao tại Shangri-La năm 2023, tại Singapore, Việt Nam đã được sự ủng hộ tích cực của thế giới lên án các hành vi hung hăng của chính quyền Bắc Kinh.

Bản đồ đường đi tàu hải cảnh Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam vào các ngày 5 và 6/7/2023.

Sau khi rời cảng Tam Á vào ngày 2/6/2023 tàu hải cảnh lớn nhất của Trung Quốc, tàu 3901, đã nhập hội với đội tàu Hướng Dương Hồng 10 tiếp tục các hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Sau khi đã giở nhiều chiêu trò đánh lạc hướng Việt Nam Trung Quốc lại tung ra một chiêu bài hết sức bỉ ổi, đó là trục vớt cổ vật!

Truyền thông Trung Quốc lu loa rằng, họ đã tìm thấy “bằng chứng lịch sử” Biển Đông là nơi Trung Quốc đã thực hiện giao thương hàng hải từ rất sớm và là “Con đường tơ lụa trên biển” đã có lịch sử lâu đời.

Rất có thể các đội tàu khảo sát của Trung Quốc ngoài mục đích quậy phá các giàn khoan của Việt Nam và thăm dò các mỏ dầu cũng không loại trừ khả năng chúng đang dò tìm các cổ vật và xác tàu đắm ở dưới đáy Biển Đông để khẳng định yêu sách chủ quyền tại đây. Theo đó sẽ có khoảng 100.000 cổ vật từ thời nhà Minh sẽ được vớt lên từ độ sâu 1.500m, chiến dịch trục vớt 100.000 cổ vật nằm trong hai con tàu đắm của hải quân Trung Quốc từ thời nhà Minh sẽ được khởi sự. Chiến dịch này dự kiến kéo dài một năm các cổ vật chủ yếu là các đồ gốm sứ. Trước khi diễn ra vụ trục vớt này, Trung Quốc đã nhiều lần đưa tàu lặn đến các khu vực biển sâu. Năm 2011, tàu lặn ngầm Giao Long của Trung Quốc đã xuống tới độ sâu 5.000m. Năm 2018, tàu Càn Long đã thăm dò được và đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học Trung Quốc lặn sâu được đạt đến độ sâu vượt qua 1.500m ở bãi Tư Chính, nơi mà các nhà săn tìm cổ vật tư nhân không đủ lực và đủ tầm vươn tới được. Báo chí Trung Quốc đã rùm beng về một chương mới trong việc khai thác đáy biển ở Biển Đông.

Theo đó, tàu lặn biển sâu tham gia vụ trục hớt lần này có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 95% và đều do Trung Quốc chế tạo thiết kế, trong lúc tàu ngầm Giao Long có một nửa thiết bị và công nghệ là mua từ nước ngoài. Hai con tàu đắm mà Trung Quốc nói là của họ được phát hiện ở bãi Tư Chính vào cuối năm 2022. Theo lời của Phó Giám Đốc cơ quan Du lịch tỉnh Hải Nam – Trung Quốc cho biết, nó bị đắm tại khu vực nằm trong “đường 9 đoạn” ở Biển Đông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã phát hiện hơn 100 cổ vật được coi là có ý nghĩa lịch sử, văn hóa tại những vùng nước nông hơn ở Biển Đông.

Bạn đọc đều biết, bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Các mỏ dầu ở đây chỉ cách bờ biển Việt Nam 80 hải lý, không hề có tranh chấp từ trước tới nay, thế nên Trung Quốc không có cách nào để nhảy vào đòi quyền khai thác, vậy nên họ nghĩ ra đủ thứ mưu kế để phá Việt Nam. Lấy cớ trục vớt cổ vật, Trung Quốc đã tránh được sự soi mói lên án của cộng đồng quốc tế. Thế nhưng lần này liệu nó có thành công hay không?

Rất nhiều học giả và cư dân mạng trên thế giới đang tỏ ra nghi ngờ về các cổ vật mà Trung Quốc vừa tìm thấy. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng ngụy tạo rất nhiều chứng cứ giả để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Trong số đó phải kể đến trò chôn bia giả như cuốn tài liệu bị rò rỉ do một Ủy ban ở tỉnh Quảng Đông xuất bản hồi năm 1987 nói rằng vào tháng 6/ 1937, lãnh đạo Đặc khu Hành chính số 9 của Trung Quốc khi đó là Hồng Quang đã bí mật đi thuyền tới quần đảo Trường Sa. Thuyền của Hồng Quang đã chở theo 30 tấm bia đá một số thì khắc năm 1902, một số thì là 1912 và số còn lại là 1921. Tại phía Bắc của đảo Hoàng Sa đoàn Trung Quốc đã chôn hai tấm bia điêu khắc các con số năm 1902 và 4 bia khác khắc năm 1912. Trên đảo Lincon thì họ chôn một số bia khác năm 1902 và một bia khắc năm 1912 cùng với một số bia năm 1921. Trên đảo Phú Lâm thì họ đã chôn hai bia khác năm 1921 và trên đảo Đá Chữ Thập họ chôn một bia khác năm 1912. Các tấm bia này sau đó đều bị lãng quên cho đến năm 1974, khi Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa. Cùng năm đó quân đội Trung Quốc tuyên bố đã phát hiện các tấm bia này và cho báo chí đồng loạt đưa tin Trung Quốc đã có chủ quyền tại những hòn đảo này từ rất lâu. Thế là chuyến công du năm 1902 mang đầy màu sắc tưởng tượng này đã được đưa vào sử sách Trung Quốc như là một câu chuyện có thật.

Tuy nhiên, về sau hành động lừa bịp này đã bị các nhà địa lý học người Pháp lột trần. Theo nhà địa lý người Pháp Francis Savier thì các tấm bản đồ từ thời nhà Thanh khẳng định rằng ranh giới biển của Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam là chấm dứt, vậy nên rất có thể Trung Quốc sẽ lại tái diễn chiêu trò tìm thấy bằng chứng lịch sử trong lần đưa các đội tàu khảo sát tới Bãi Tư Chính dưới sự hỗ trợ của lực lượng hải cảnh vào năm 2023.

Việt Nam sẽ phải làm gì nếu Trung Quốc ngụy tạo chứng cứ thêm một lần nữa?

Có thật Trung Quốc tìm thấy hai con tàu đắm? Rất khó! Bởi để tiến hành tìm kiếm ở một vùng biển sâu như bãi Tư Chính thì phải dùng đến công nghệ quét sonar đáy biển có phạm vi rất hẹp từ 1 đến 2 km. Vậy mà bằng một cách “thần kỳ” nào đó Trung Quốc lại tìm được tàu của mình một cách rất nhanh mà không phải là tàu bè của các quốc gia khác.

Để khẳng định yêu sách chủ quyền tại bãi Tư Chính, Trung Quốc đã dùng đến chiêu trò rải các phao tín hiệu ở quanh đó nhưng đều bị Việt Nam nhổ sạch. Trung Quốc buộc phải ngụy tạo chứng cứ khi tỏ ra đuối lý với các bằng chứng thu thập được. Nó không thể đấu lại với Việt Nam khi hiện nay Hà Nội đã công bố rất nhiều bằng chứng không thể chối cãi, không thể bị làm giả và đều được quốc tế thừa nhận.

Ngoài việc phá rối các hoạt động khai thác dầu khí, Trung Quốc đang muốn lôi kéo Việt Nam vào những tranh chấp mới, với những chứng cứ giả mà họ đang tạo ra ở Biển Đông. Nếu Việt Nam để cho các đội tàu khảo sát của Trung Quốc lấy lý do là đi tìm kiếm chứng cứ và sục sạo trên vùng biển này thì Việt Nam sẽ mắc mưu của Trung Quốc. Mắc mưu bởi vì không biết khi nào Trung Quốc mới kết thúc cuộc tìm kiếm đó, nó sẽ kéo dài bất tận như một cuộc săn phù thủy nó là các chiêu thức lừa đảo quen thuộc trong xã hội hiện nay.

Câu chuyện ở Bãi Tư Chính còn nhùng nhằng. Cách tốt nhất là xua đuổi tàu Trung Quốc không leo thang các cuộc cãi vã. Nếu Trung Quốc đưa tàu hải quân đem súng ống vào đe dọa Việt Nam là không thể chấp nhận, lúc đó còn có luật pháp quốc tế trong đó các bên phải tuân thủ Công ước quốc tế về luật biển (UNCLOC-1982) là yêu cầu tối thượng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới