Thursday, November 14, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ bác bỏ "Sáng kiến Vành đai và Con đường" của ông...

TQ bác bỏ “Sáng kiến Vành đai và Con đường” của ông Tập bị các nước tẩy chay

Trước thềm Diễn đàn Vành đai và Con đường (BRF) Lần thứ 3 sắp diễn ra mùa Thu năm nay ở Trung Quốc, Hoàn cầu Thời báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ ngày 12/8 dẫn nguồn tin riêng tuyên bố rằng, các nước phương Tây đang nói xấu Sáng kiến này khi loan tin một số nước đã phát triển sẽ không tới Diễn đàn.

“Điều Trung Quốc theo đuổi không phải là quy mô lớn và số lượng, mà là chất lượng và hiệu quả,” tờ báo dẫn nguồn, tuyên bố rằng trên thực tế nhiều quốc gia chủ động bày tỏ ý muốn tham gia Sáng kiến này. Reuters miêu tả Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) – ‘đứa con tinh thần’ của ông Tập là phương tiện mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc. Cuối tháng trước, Tạp chí Phố Wall báo cáo rằng, nhiều nước phát triển sẽ tẩy chay Diễn đàn và tránh xa Sáng kiến này.

Tạp chí Phố Wall (WSJ) báo cáo hôm 28/7 rằng các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Ý, cùng một số nước châu Âu dự định sẽ không tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường (BRF) mà bí thư ĐCSTQ – ông Tập Cận Bình dự kiến tổ chức vào mùa Thu năm nay.

Một trong các lý do là Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã không diễn ra tốt như kỳ vọng, bất chấp Trung Quốc đang cố gắng vực dậy sáng kiến mang tính biểu tượng của ĐCSTQ này.

Một lý do khác mà WSJ nêu ra là, do sự hiện diện của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở diễn đàn —trong khi căng thẳng giữa Nga và NATO đang lên cao do chiến tranh Ukraina— điều đó khiến diễn đàn bị các nhà lãnh đạo phương Tây tìm cách tránh né.

Sáng kiến Vành đai và con đường —lấy tên theo phong cách Con đường Tơ lụa trong lịch sử— được Reuters, WSJ và giới truyền thông quốc tế miêu tả là công cụ của ông Tập nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị cho ĐCSTQ.

Theo phân tích của WSJ, sáng kiến tầm cỡ to lớn đa quốc gia với tham vọng rất lớn này đã gặp nhiều chỉ trích, đặc biệt là vấn đề bẫy nợ. Đại dịch Covid cũng là một khó khăn trong triển khai. Theo WSJ, diễn đàn năm nay là một nỗ lực của ông Tập nhằm cứu vãn (salvage) sáng kiến đang chìm dần này.

Tuy nhiên WSJ cho rằng: chính Trung Quốc cũng không còn mặn mà với sáng kiến này nữa do nó đã lạc hậu so với tình hình quốc tế hiện nay, và do Trung Quốc đang tập trung vào các chương trình khác như tiền số hay các dự án nhỏ hơn.

Một sáng kiến xây dựng các công trình vật lý nhiều nơi trên thế giới sẽ khó khăn và rủi ro hơn, trong khi các dự án nhỏ và đầu tư vào thế giới tiền ảo có thể sẽ đạt được mục đích gây tầm ảnh hưởng đồng dạng nhưng ít rủi ro hơn.

Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc lên tiếng phản đối nói rằng, truyền thông phương Tây đang liên tục “nói xấu” Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Theo nguồn mà tờ báo trích dẫn nhưng không nêu rõ là nguồn nào, thì lãnh đạo một vài nước mà WSJ liệt kê kỳ thực không được Trung Quốc gửi lời mời. Nghĩa là không hề có chuyện Trung Quốc bị họ tẩy chay.

Ngoài ra, theo tờ báo, thì mục đích của Vành đai và Con đường là nhắm vào các quốc gia đang phát triển, chứ không phải các quốc gia đã phát triển. Cho nên, theo tờ báo phân tích, các lãnh đạo được mời chủ yếu là từ các nước đang phát triển, trong đó có một số nước ở châu Phi.

Hơn 150 quốc gia, bao gồm Nga, đã đăng ký tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường trong thời gian 10 năm qua kể từ khi ông Tập công bố sáng kiến này, hầu hết trong số họ ở Châu Phi, theo Reuters.

Hãng thông tấn Liên bang Nga TASS đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự định thăm Trung Quốc vào tháng 10, trùng với thời gian Diễn đàn Vành đai và Con đường.

RELATED ARTICLES

Tin mới