Thursday, December 26, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiViệt Nam vẫn là một chủ nợ lớn của Mỹ

Việt Nam vẫn là một chủ nợ lớn của Mỹ

Trong bảng danh sách các chủ nợ nước ngoài của Mỹ năm 2023, Việt Nam tiếp tục là một trong các chủ nợ lớn của Mỹ với thứ hạng 35 và tài khoản 36,7 tỷ USD. Vậy việc cho Chính phủ Mỹ vay có lợi gì và có là dấu hiệu tốt cho sức khỏe kinh tế Việt Nam?

Thước đo cho sự ổn định tỷ giá của Việt Nam.

Việc cho Mỹ vay (mua vào trái phiếu chính phủ Mỹ) là hoạt động bình thường của NHNN. Trái phiếu Chính phủ Mỹ mặc dù không có mức sinh lời cao nhưng bù lại có tính thanh khoản cao và có thể dễ dàng chuyển đổi ra tiền mặt. Do đó khi cần, NHNN có thể nhanh chóng chuyển trái phiếu sang USD để hỗ trợ các nhu cầu phát sinh cần thiết của nền kinh tế.

Mặc dù để giữ ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước không chỉ có duy nhất đồng USD trong rổ ngoại hối, nhưng do kinh tế Mỹ – Việt ngày một thắt chặt và đồng USD vẫn là đồng tiền chung của thế giới, nhu cầu sử dụng đồng bạc xanh của Mỹ chiếm tỷ trọng lớn, nên việc gia tăng nắm trái phiếu chính phủ Mỹ của Việt Nam là hoạt động bình thường, nhằm đáp ứng kịp thời khi nền kinh tế cần đến.

Như trong tình hình hiện nay, đồng USD ngày một trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn do chính sách thắt chặt của FED, từ đó đe dọa phát sinh chi phí nhập khẩu, gây nguy cơ lạm phát, thì việc nắm giữa các khoản trái phiếu Mỹ đã giúp NHNN nhanh chóng cung ứng đồng USD cho kinh tế, mang lại sự ổn định tỷ giá lẫn giá cả.

Tỷ trọng nắm giữa trái phiếu chính phủ Mỹ của nước ta đã tăng từ 12 tỷ USD năm 2016 lên 35 tỷ USD 2023, việc gia tăng tỷ trọng nắm giữa trái phiếu Mỹ với tốc độ dần đều cho thấy kinh tế Việt Nam ngày một tăng trưởng và củng cố được tấm đệm ngoại hối. Con số này cũng giúp cho các nhà đầu tư FDI yên tâm hoạt động tại Việt Nam, khi NHNN luôn đảm bảo đủ nguồn lực để ổn định tỷ giá, bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Xu hướng phi USD có ảnh hưởng?

Một thực tế là nếu xu hướng hạn chế đồng USD trong giao dịch quốc tế tăng cao, thì các khoản nắm giữa trái phiếu Chính phủ Mỹ của Việt Nam cũng chịu tác động và NHNN buộc phải đa dạng hơn nữa các khoản ngoại hối. Điều này sẽ gây áp lực lên công tác điều hành cho nước ta khi phải chuyển một lượng trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá hàng chục tỷ đô sang các dạng tài sản khác mà vẫn đảm bảo được tính thanh khoản (tức khi cần có thể đổi trái phiếu để lấy tiền mặt ngay lập tức). Nhưng hiện nay xu hướng này vẫn chưa diễn ra mạnh mẽ nên không đáng lo.

Nguyên nhân là kinh tế Mỹ vẫn đang đứng vững, trong khi nhiều nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc đang phải chịu sức ép từ suy thoái, đứt gãy thương mại,… Cho thấy Mỹ vẫn là quốc gia đi đầu về kinh tế. Chưa kể, việc tăng lãi suất của Fed khiến cho việc gửi tiền ở Mỹ mang lại lợi suất tốt hơn cho các nhà đầu tư. Nó khiến một lượng lớn vốn đổ về nước Mỹ, và các doanh nghiệp Mỹ có thể tiếp cận các gói vay ưu đãi ở trong nước để thu gom tài sản đang bị bán tháo trên toàn cầu, hoặc gia tăng đầu tư mới chiếm lĩnh thị trường trước khi kinh tế toàn cầu sôi động trở lại. Những lợi thế do sức mạnh của đồng USD mang lại đó, có thể nói ngoài nước Mỹ ra, vẫn chưa có một nước nào có được. Do đó bất chấp xu hướng từ bỏ đồng USD, nhu cầu sử dụng đồng tiền này vẫn có thể sẽ còn tăng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới