Thursday, December 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSai lầm chí mạng: 40 năm Hoa Kỳ vỗ béo TQ

Sai lầm chí mạng: 40 năm Hoa Kỳ vỗ béo TQ

Ngày 1/10/2019, tại quảng trường phía Đông của Tử Cấm Thành, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức buổi lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm nắm giữ chính quyền của đất nước rộng lớn và đông dân nhất thế giới – Trung Quốc. Trên ban công của khu vực khán đài, ông Tập Cận Bình đứng cùng các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị cùng một số lãnh đạo tiền nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc.. Cùng với hơn 15.000 binh sĩ, duyệt binh có sự tham gia hàng trăm xe tăng, máy bay và các khí tài quân sự khác.

Có một khoảnh khắc ngắn nhưng là một khoảnh khắc quan trọng trong suốt buổi duyệt binh dài gần 3 tiếng đồng hồ: Sự ra mắt của tên lửa Đông Phong 41 có thể bay với tốc độ 25 lần so với tốc độ âm thanh và bay xa đến hơn 9.000 km, xa hơn bất cứ thứ gì có trong kho vũ khí của Mỹ lúc đó.

Không cần phải sợ nó, hãy tôn trọng nó và tôn trọng Trung Quốc, đất nước sở hữu nó – ông Hồ Tích Tiến Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu cao giọng.

Sau đó, ông Tập và quan khách cũng dành thời gian để chứng kiến những người diễu hành đưa xe có ảnh của ông Đặng Tiểu Bình đi ngang qua quảng trường. Ông Đặng là người nổi tiếng với thuyết “giấu mình chờ thời”. Khi xuất hiện ở Mỹ có người kể lại rằng ông đã nói: “Mỹ là người anh lớn, Trung Quốc là người em nhỏ, chúng tôi chỉ muốn phát triển một cách hòa bình”. Nhìn thấy ảnh của ông Đặng Tiểu Bình, ông Tập có thể đang cảm thấy một chút tự tin và thậm chí kiêu ngạo.

GDP của Trung Quốc hiện nay đã tăng gấp 25 lần so với những năm 1980 khi ông Đặng còn đang giữ quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng thứ hai thế giới chỉ thua Hoa Kỳ. Trung Quốc đã trở thành một nước lớn, tương xứng với diện tích và dân số của nó. Về sức mua bán lẻ, thị trường Trung Quốc vượt qua cả Hoa Kỳ, đứng đầu thế giới. Về sản xuất, Trung Quốc là “đại công xưởng” của thế giới. Các kế hoạch của Trung Quốc như “Vành Đai và Con Đường” hay “Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á” đưa dòng tài chính của Trung Quốc đi khắp toàn cầu. Cùng với dòng tài chính, các công ty xây dựng và công nghệ của Trung Quốc cũng xuất hiện khắp các quốc gia, châu lục.

Trung Quốc đã không còn cần phải “giấu mình chờ thời” nữa. Bây giờ đã là thời đại của Trung Quốc. Đó có vẻ như là thông điệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm gần đây. “Không có lực lượng nào có thể lay chuyển vị trí của tổ quốc chúng ta. Không có lực lượng nào có thể ngăn cản người dân và đất nước Trung Quốc tiến lên, bứt phá” – ông Tập Cận Bình nói.

Trung Quốc đã trở thành một tiếng nói có sức mạnh quyết định từ khi nào? Vì sao nói nhanh đến mức chúng ta không ai thực sự cảm nhận được và cũng không nhận ra được rõ ràng? Một trong những sự kiện vô cùng quan trọng nhưng chúng ta thường dễ bỏ qua, đó là sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO.

Chính là Tổ chức Thương mại Thế giới đã tạo nên Trung Quốc. Trung Quốc giống như một quả tên lửa bay lên kể từ lúc đó – Donald Trump nói.

Ngày 10/11/2001, tại Qatar, Bộ trưởng Tài chính Qatar đã thay mặt Hội nghị Bộ trưởng các nước WTO đọc kết luận đồng ý chấp nhận Trung Quốc gia nhập WTO. Những người Trung Quốc có mặt ở đó vui mừng. Những tiếng vỗ tay kéo dài không ngớt, trong đó có cả tiếng vỗ tay của những người Mỹ. Việc Trung Quốc vào được WTO không chỉ đơn thuần là nỗ lực thương thuyết của những người Trung Quốc mà còn có một phần khá lớn chính là nỗ lực của những người Mỹ.

Tổ chức WTO là một tổ chức có cơ chế thành viên. Để gia nhập, Trung Quốc phải đàm phán với tất cả mọi nước trong tổ chức. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất chính là đàm phán với Hoa Kỳ.

Ở Mỹ lúc đó có rất nhiều người rất sôi sục mong muốn đẩy nhanh sự hội nhập kinh tế với Trung Quốc bất chấp những e ngại về sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau khi lên nắm quyền, ông Đặng Tiểu Bình chủ trương mở cửa kinh tế và cho phép lĩnh vực tư nhân phát triển .Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu có những thay đổi trong mối quan hệ song phương kể từ khi Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc vào năm 1972. Tuy nhiên, năm 1979 có thể coi là năm đánh dấu một kỷ nguyên mới.

Tháng 1/1979, Đặng Tiểu Bình đến thăm Mỹ sau khi Mỹ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ngày 7/7/1979, Tổng thống Carter và chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ký thỏa thuận quan hệ thương mại đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc hứa hẹn sẽ giành nguyên tắc đối xử “tối huệ quốc” cho Trung Quốc. Nguyên tắc “tối huệ quốc” cho thương mại là một quan hệ đối tác không thông qua ký kết nhưng sẽ mang lại cho Trung Quốc những điều kiện ưu đãi đặc biệt và đánh thuế với mức thấp hơn.

Đến năm 1980, Tổng thống Carter sử dụng vị thế của Hoa Kỳ để giúp Trung Quốc khôi phục vị trí là một thành viên của Ngân hàng Thế giới. Năm 1981, Trung Quốc đã nhận được khoản vay đầu tiên từ Ngân hàng Thế giới. Năm 1981, chính quyền của Tổng thống Reagan đã thiết lập một loại quy chế thương mại riêng biệt giúp Trung Quốc không nằm trong chính sách hạn chế thương mại của Mỹ đối với các nước cộng sản. Đến năm 1986, Mỹ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc.

Ngày 4/6/1989, thế giới chấn động khi truyền thông đưa hình ảnh chính quyền Bắc Kinh huy động quân đội và xe tăng đàn áp đẫm máu hàng ngàn sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn. Trong khi thế giới bắt đầu có những thảo luận về việc cấm vận kinh tế Trung Quốc, Mỹ kiên quyết không theo đuổi chính sách này.

Newt Gingrich, Cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa kỳ chia sẻ “Một phần mọi thứ bắt đầu là từ ông Bush Cha, người đã từng là đại sứ thực sự, một đại diện ở Trung Quốc khi mà chúng ta còn không có chức danh Đại sứ, một đại diện thế giới đầu tiên ở Trung Quốc. Ông ta cảm thấy ông ta có một cách lý giải độc đáo về hệ thống của họ và ông ta cực lực phản đối việc áp đặt các biện pháp cấm vận sau thảm sát Thiên An Môn. Ông ta đề cao việc giữ một mối quan hệ tốt với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc và đánh giá điều đó cao hơn cả các vấn đề nhân quyền”.

Các tài liệu được giải mật cho thấy ngay, trong tháng 6/1989, Tổng thống Bush cha đã gửi đặc phái viên đến Bắc Kinh thể hiện quan điểm muốn duy trì các giao tiếp Trung-Mỹ. Tổng thống Bush Cha đại diện cho một quan điểm được duy trì ở Mỹ và rất nhiều nước phương Tây thời gian sau đó. Bà K.T.Mc Farland, Nguyên Phó cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ bày tỏ “Chúng ta đã đối xử với Trung Quốc như cách chúng ta đối xử với Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí là các nước châu Âu sau sự tàn phá của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nếu chúng ta giúp đỡ họ phát triển, chúng ta giúp kinh tế phát triển, họ sẽ trở thành một đối tác kinh tế của chúng ta và họ sẽ trở thành một xã hội tự do hơn và kinh tế cũng sẽ tự do hơn”. Mối quan hệ Trung-Mỹ đạt đỉnh cao trong thời gian nắm quyền của Tổng thống Bill Clinton.

Năm 1993 nhậm chức không lâu, Tổng thống Clinton đề xuất Trung Quốc phải đáp ứng một số điều kiện nhân quyền quan trọng để có được sự tiếp tục Đối xử theo Nguyên tắc Tối huệ quốc. Tuy nhiên, đề xuất của ông Clinton đã nhanh chóng trở thành đơn thuần là một khẩu hiệu.

Tháng 4/1999, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã thực hiện một chuyến công du năm ngày tới Mỹ với mục tiêu “đưa thị trường Trung Quốc đến với các công quân Mỹ”. Hai bên đã ra tuyên bố chung về việc Trung Quốc gia nhập WTO.

Tháng 11/1999, tại Bắc Kinh, Hoa Kỳ và Trung Quốc ký thỏa thuận song phương về việc Trung Quốc gia nhập WTO, loại bỏ trở ngại lớn nhất trong việc gia nhập WTO của Trung Quốc.

“Đưa Trung Quốc vào WTO là một quyết định cả hai bên cùng thắng lợi. Nó sẽ bảo vệ sự thịnh vượng của chúng ta, đồng thời nó sẽ thúc đẩy sự thay đổi cần thiết tại Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Mỹ cũng ngừng việc đánh giá thường niên các hoạt động thương mại với Trung Quốc. Tháng 10/ 2000, Hoa Kỳ đã ký đạo luật quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Trung Quốc. “Trung Quốc mở cửa thị trường của họ cho các sản phẩm của Mỹ, từ bột mì cho đến ô tô, cho đến các dịch vụ tư vấn và các doanh nghiệp của chúng ta sẽ có thể bán được nhiều hàng hóa hơn mà không cần phải di chuyển nhà máy hay đầu tư đến đó” – Tổng thống Bill Clinton nói. Nhưng 10 năm sau điều đó đã không xảy ra.

Chris Smith- Cựu dân biểu bang New Jersey, chia sẻ “Đánh giá theo biểu hiện của 10 năm qua, tôi nghĩ rằng câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên, liệu Trung Quốc có và sẽ giữ lời hứa hay không? Thật đáng buồn là không! Sân chơi bình đẳng được Trung Quốc hứa hẹn khi tham gia WTO vẫn chưa đến. Tư cách thành viên của WTO đã dẫn đến sự dịch chuyển khổng lồ về việc làm và tiền tệ từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc một lần nữa, với chi phí rất lớn đối với chúng ta.
Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, những tiếng nói như thế này là không đủ lớn, không đủ để có bất cứ sự thay đổi mạnh mẽ nào về chính sách đối với chính quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Việc gia nhập WTO vào năm 2001 đã thực sự đánh dấu kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc; GDP hàng năm thường xuyên tăng ở mức hai con số. 17 năm sau, năm 2018 GDP của Trung Quốc đã tăng lên khoảng 11 lần từ một nền kinh tế có tổng sản phẩm quốc nội thua cả Pháp, Trung Quốc đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc cũng tăng dần lên theo từng năm. Trước năm 2001, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ở mức cao. Tuy nhiên từ sau năm 2001, con số này tăng theo một đường cong khác, chỉ từ khoảng 83 tỷ đô la năm 2001 tăng lên thành 418 tỷ đô la vào năm 2018.

Họ đã lợi dụng các cơ chế của Tổ chức thương mại thế thế giới và tôi đang nói giảm khi mà tôi nói rằng ‘lợi dụng’- Cựu Tổng thống Donald Trump nói.

Cuốn sách “Cuộc chạy đua 100 năm: Chiến lược bí mật của Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành một cường quốc trên thế giới,” xuất bản năm 2015, đã liệt kê 5 sai lầm lớn nhất trong hiểu biết của Hoa Kỳ về Trung Quốc dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc:

1. Trao đổi với Trung Quốc sẽ mang lại sự hợp tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

2. Trao đổi với Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc bước vào con đường dân chủ.

3. Trung Quốc là một đóa hoa dịu dàng, cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và phương Tây.

4. Trung Quốc cũng hy vọng trở nên giống như Hoa Kỳ.

5. Phe “diều hâu” Trung Quốc đơn độc không thể làm nên điều gì

“Tôi gọi nó là thất bại tình báo lớn nhất trong lịch sử đất nước chúng ta”- ông Michael Pillsbury, tác giả, nhà bình luận nói!

Không chỉ nắm tay dắt Trung Quốc vào WTO và giúp đỡ Trung Quốc một cách toàn diện về thương mại, Hoa Kỳ còn để mặc hệ thống tài chính bơm những dòng tiền khổng lồ vào mạch máu kinh tế Trung Quốc. Chỉ nhìn vào Phố Wall cũng đủ để cho chúng ta thấy rất nhiều ví dụ.

Có thể không phải nói quá khi khẳng định rằng, chính Mỹ đã gieo hạt giống tạo nên Trung Quốc hiện nay. ông Michael Pillsbury, tác giả, nhà bình luận cuốn sách nói “Khoảng một nửa sự tăng trưởng của họ trong 30 năm qua là đến được thương mại và đầu tư từ Mỹ”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới