Friday, December 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao Tướng Lý Trọng Phúc “biến mất”?

Vì sao Tướng Lý Trọng Phúc “biến mất”?

Cách đây hai tuần, vào ngày 7/9, Thượng tướng Lý Thượng Phúc đột ngột vắng mặt trong cuộc họp thường niên về quốc phòng với Việt Nam, khiến cho cuộc họp quan trọng này phải hoãn lại. Hà Nội chỉ được thông báo ngắn gọn: Ông Lý gặp vấn đề sức khỏe.

Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc im hơi lặng tiếng từ cuối tháng qua. Ông là nhân vật chóp bu thứ tư trong giới cầm quyền Bắc Kinh “biến mất” một cách bí ẩn. Đó là các ông Tần Cương – Bộ trưởng Ngoại giao, Lý Ngọc Siêu – Tư lệnh Lực Lượng Tên Lửa và cấp phó Lưu Quang Bân.

Lý Thượng Phúc được cho là thân tín với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Lý sinh năm 1958, được Quốc hội bầu làm Bộ trưởng Quốc phòng vào ngày 12/3/2023, thay thế người tiền nhiệm Ngụy Phượng Hòa. Ông Lý là một trong năm Ủy viên Quốc vụ viện của Trung Quốc, vốn có chức vụ cao hơn Bộ trưởng thông thường trong nội các. Việc một tướng kỹ thuật được thăng chức lên vị trí người đứng đầu Bộ Quốc phòng nói lên một điều, Bắc Kinh ngày càng chú trọng hơn đến việc hiện đại hóa quân đội.

Quả nhiên ông Lý tỏ ra xuất sắc trong việc này, mặc dù mới ngồi ghế nóng hơn sáu tháng. Trước đó ông đã dốc sức cải tổ Ban lãnh đạo Lực lượng Tên lửa tinh nhuệ của Quân đội Trung Quốc.

Bắc Kinh chưa lên tiếng về sự vắng mặt bí ẩn của Bộ trưởng quốc phòng. Chỉ biết rằng, lần cuối cùng Lý Thượng Phúc xuất hiện trước công chúng là ngày 29/08/2023 trong Diễn đàn Trung Quốc-Châu Phi lần thứ III, tổ chức tại Bắc Kinh.

Theo Hãng tin Mỹ Bloomberg hồi tháng 7 vừa qua, việc thay đổi nhân sự trong quân đội Trung Quốc liên quan tới vụ “điều tra tham nhũng liên quan đến việc mua trang thiết bị điện tử”. Việc gần đây Chủ tịch Tập Cận Bình can thiệp quá sâu vào vấn đề nhân sự là điều không bình thường. Phải chăng ông Tập đã hoài nghi về sự trung thành của quân đội; nghi ngờ luôn cả những nhân vật mà chóp bu mà ông đã cất nhắc sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX vào tháng 10/2022?

Hôm 9/9, trong một Thông cáo, ông Tập khẳng định mục tiêu “duy trì ở mức độ cao tính trong sạch và sự đoàn kết trong hàng ngũ quân đội để bảo đảm ổn định và an ninh” cho lực lượng này. Rõ ràng trong quân đội đã có sự rạn nứt về khối đoàn kết, thống nhất. Cũng có thể ông Tập cực chẳng đã phải làm việc thay ngựa giữa dòng (!).

Một điểm đáng chú ý là, Chủ tịch Tập Cận Bình đã quá lo xa cho cái ghế của mình. Ông viện cớ bài trừ tham nhũng để triệt hạ các đối thủ chính trị và liên tục củng cố quyền lực, đương nhiên đó là một tiến trình dài hơi, bởi càng thay tướng nhiều thì càng gây thù chuốc oán, nhất là đụng đến lực lượng “thanh kiếm và lá chắn” vốn trung thành nhưng khi tạo phản thì hết sức nguy tai.

Trong nhiệm kỳ thứ ba của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình, nhiều thách thức lớn đang đặt ra cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Phép lạ kinh tế” có vẻ như đã hết thiêng. Sự phục hồi sau giai đoạn đóng cửa kinh tế để chống đại dịch Covid-19 đã không đạt mục tiêu. Tháng 8 vừa qua Trung Quốc đã dừng việc công bố con số người thất nghiệp. Chính quyền Bắc Kinh cũng đề xuất những công cụ mới để thu thập thông tin về tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đó là trong nước, còn về đối ngoại, giai đoạn này Trung Quốc đang chịu nhiều áp lực của phương Tây. Tổng thống Mỹ Joe Biden nhiều lần nói rằng, Trung Quốc là mối “đe dọa có hệ thống” đối với hòa bình thế giới. Bắc Kinh tiếp tục lấn tới trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, âm mưu độc chiếm Biển Đông, gây bất ổn trong khu vực, nhất là đối với các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia, gần đây là Ấn Độ. “Cãi nhau” với cả làng, không hiểu họ sẽ sống với ai?

Có một nghi ngờ về việc ông Lý “mất chức” là do Tập Cận Bình muốn làm dịu lòng Nhà Trắng. Chẳng là, Thượng tướng Lý Thượng Phúc có tên trong danh sách những nhà lãnh đạo bị Mỹ trừng phạt do liên quan đến những vụ mua bán vũ khí tăng cường khả năng quốc phòng cho Bắc Kinh. Gần đây Lầu Năm Góc còn lo ngại về việc bán vũ khí của Trung Quốc ở Trung Đông. Điều này có thể làm suy yếu khả năng của quân đội Mỹ trong việc hội nhập với những đối tác trong khu vực, (nguồn tin từ trang tin Busines Insider).

Theo nguồn tin của Biendong.net, doanh số bán vũ khí của Trung Quốc ở Trung Đông đã tăng khoảng 80% trong thập niên vừa qua. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là kết quả của việc Bắc Kinh mở rộng các mối quan hệ ở đó và sẵn sàng cung cấp vũ khí nhanh hơn, ít đặt ra các điều kiện so với Washington.

Hẳn là vị Tướng có chuyên môn sâu về vũ khí-khí tài phải nhận “trọng tội” với chính quyền ông Biden. Và ông Tập trung phạt ông Lý có thể là một mũi tên trúng nhiều đích.

Thêm nữa, sau hơn nửa năm Tướng Lý được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng, đối thoại quân sự Mỹ-Trung vẫn chưa được tiến hành. Hai bộ trưởng Lý Trọng Phúc và Lloyd Austin chưa từng trực tiếp đối thoại, dù là qua video hay qua điện đàm.

Làm phật ý Lầu Năm Góc là điều không nên trong lúc quan hệ hai bên ngày càng căng thẳng. Vì thế, Bắc Kinh muốn phát đi một tín hiệu hòa bình. “Mềm nắn, rắn buông”, phép ứng xử linh hoạt – với người tỏ ra yếu đuối thì lấn át, bắt nạt, còn với kẻ cứng cỏi thì nhân nhượng, chùn bước – đang tỏ ra đắc địa với Trung Nam Hải.

Xử Lý Trọng Phúc, có thể Bắc Kinh đang “buông” với Washington.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới