Mông Cổ trong thế kỷ 20 bị kẹp giữa hai nước khổng lồ là Liên Xô và Trung Quốc. Họ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị Trung Quốc nuốt chửng và đồng hóa. Bằng cách nào mà con cháu của Thành Cát Tư Hãn vẫn luôn tìm được cách thoát ra khỏi tình cảnh ngặt nghèo này.
Mối họa phương Bắc
Nếu được hỏi đâu là điểm chung giữa người Việt và người Trung Quốc trong lịch sử, đó là cụm từ “mối họa phương Bắc”. Hoạ phương Bắc của Đại Việt là Trung Quốc, còn hoạ phương Bắc của Trung Quốc chính là vùng đất mà ngày nay người ta gọi là Mông Cổ. Trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại, từ vị hoàng đế đầu tiên là Tần Thủy Hoàng cho tới các vị hoàng đế người Hán cuối cùng là Sùng Trinh, Trung Quốc luôn bị đe dọa bởi các bộ lạc phương Bắc.
Vào thời nhà Hán, Hán Cao Tổ Lưu Bang suýt chết trước Mặc Đốn. Thời Tấn có Ngũ Hồ Loạn Hoa. Tới nhà Đường thì tới Loạn An Sử. Còn nhà Tống thì khỏi bàn: hết Nhiêu lại đến Kim, cuối cùng là mất nước vào tay Mông Cổ. Tới sự sụp đổ của nhà Minh, cả Trung Quốc bị người Mãn cai trị suốt gần 300 năm.
Vậy nhưng, thời thế luôn đổi thay. Nhà Thanh trước khi thâu tóm xong Trung Hoa rộng lớn đã kịp sáp nhập Mông Cổ vào đế chế của mình. Để rồi mãi tới 220 năm sau, vào năm 1911 khi nhà Thanh bị Cách mạng Tân Hợi khai tử, Mông Cổ mới chính thức tuyên bố độc lập được.
Nhưng hết Thanh thì tới Tưởng, hết Tưởng thì lại tới Mao, Trung Quốc dù trong bất kỳ một thời đại nào cũng luôn chủ trương bành trướng. Dù bị người Mãn cai trị gần 300 năm, nhưng văn hóa Hán không hề bị đồng hóa, mà ngược lại còn đồng hóa ngược lại người Mãn. Họ nghiễm nhiên coi Mông Cổ là một phần lãnh thổ không thể tách rời của mình và quyết tâm đòi nó cho bằng được. Thế nhưng, may mắn cho Mông Cổ là lúc này Trung Quốc đang bị vỡ vụn thành hàng chục thế lực quân phiệt và hàng trăm thủ lĩnh thổ hào địa phương đánh nhau liên miên.
Sau Cách mạng Tân Hợi, bức tranh xã hội khi đó là cá lớn nuốt cá bé. Các phe phái xuất hiện và đứng đằng sau là các quốc gia bên ngoài tài trợ vũ khí, tiền bạc. 4 quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất khi đó là Mỹ, Anh, Nhật và Liên Xô. Họ chọn các phe thân mình, cung cấp vũ khí, đánh chiếm càng nhiều càng tốt. Đương nhiên, kinh tế của khu vực đó sẽ do họ nắm. Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc và một số quân phiệt gia, Liên Xô cũng bắt đầu thiết lập tầm ảnh hưởng của mình xuống phía Nam, đặc biệt là Mông Cổ.
Mãi cho tới năm 1928, khi Tưởng Giới Thạch chiếm được Bắc Kinh, trở thành đại diện hợp pháp của Trung Quốc trên trường quốc tế. Tình hình mới cơ bản ổn định. Lúc này ông ta cũng muốn đưa Mông Cổ trở lại với quỹ đạo của mình, nhưng rất tiếc: Mông Cổ khi này đã nằm trong tầm ảnh hưởng và có sự hiện diện của quân đội Liên Xô. Mặt khác, Tưởng khi này lại có một nỗi lo lớn hơn: là Đảng Cộng sản Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Ông ta đành phải tạm thời bỏ qua Mông Cổ và tiến hành truy quét phe của Mao.
Ngoài việc dựa vào chính sách của mình Mông Cổ trong thế kỷ 20 may mắn khi mỗi lần Trung Quốc định Bắc tiến thì lại có lý do khiến họ phải phân tâm. Vào những năm 1930 khi Nhật Bản xâm lược Mãn Châu và có ý đồ tiến tới Mông Cổ, nhưng Lục quân Nhật Bản khi này đã phải chạm trán với Hồng quân Liên Xô trong trận Khalkhin Gol và sau đó họ đã thất bại hoàn toàn và phải từ bỏ ý đồ đánh chiếm Mông Cổ, tiến tới Hiệp ước Xô-Nhật
Năm 1945, Thế chiến II kết thúc, Trung Quốc dù được xem là nước chiến thắng nhưng họ cũng không thể tự giải phóng chính mình khỏi quân Nhật mà lại phải nhờ tới Hồng quân Liên Xô và quân đội Hoa Kỳ. Trung Quốc đã phải ngả theo những gì mà Hoa Kỳ và Liên Xô thỏa thuận để được trả lại những phần đất mà quân Nhật đang chiếm đóng. Điều kiện ở đây là phải giữ nguyên hiện trạng độc lập của Mông Cổ, công nhận quyền tự trị của Tân Cương và Tây Tạng… Thế nhưng, đó chỉ là trên danh nghĩa.
Năm 1949, cuộc nội chiến quốc-cộng kết thúc với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Mao Trạch Đông cũng như Tưởng Giới Thạch, không từ bỏ. Dã tâm bành trướng. Mông Cổ biết điều này. Lãnh đạo của họ khi đó – Nguyên soái Kholorin Choibalsan – đã nói với Tổng bí thư Đảng Nhân dân Mông Cổ Sedenbal rằng: “Dã tâm của Trung Quốc là không bao giờ thay đổi, nhưng vì thông lệ ngoại giao, chúng ta sẽ gửi điện mừng cho họ”. Và linh cảm của Kholorin Choibalsan đã đúng. Chỉ mấy năm sau, sự lo ngại đó đã được kiểm chứng.
Vào cuối những năm 1950, rạn nứt trong quan hệ Mông Cổ – Trung Quốc đã xuất hiện. Thế nhưng, trái với việc tăng cường lực lượng quân đội hiện diện ở biên giới, Trung Quốc đã có nhiều hành động rất lạ. Đó là xây tượng. Người Trung Quốc bắt đầu bằng những lợi dụng niềm tự hào của người Mông Cổ. Đầu những năm 50, người Trung Quốc rầm rộ cho xây dựng lăng mộ Thành Cát Tư Hãn ở khu tự trị Nội Mông – nơi ông mất. Lúc này, Trung Quốc cũng đang thiếu đói, lương thực thì phải nhận viện trợ từ Liên Xô. Song, họ vẫn bỏ ra một số tiền rất lớn để xây lăng mộ nhằm mục đích là tạo sự ảnh hưởng lên người Mông Cổ. Đây chính là quân bài mà nhà Thanh đã từng dùng để bình ổn Mông Cổ và giờ Trung Quốc Cộng sản đã dùng lại nó. Thế nhưng, dù đã 10 phần gió chín, Tổng Bí thư Sedenbal vẫn muốn là một phép thử cuối cùng.
Năm 1960, nhân vật quyền lực thứ hai của Trung Quốc là Chu Ân Lai đã sang thăm Mông Cổ với một câu nói đầy ẩn ý. Sedenbal đã nhìn thấu dã tâm của Trung Quốc. Ông nói: “Khi Mông Cổ bị nhà Thanh đô hộ, để ru ngủ người dân Mông Cổ, đang cầm vũ khí chống lại triều đình, người Thanh đã dùng mánh khóe cho biến Cố Đô Karakorum thành trung tâm Phật giáo.” Chu Ân Lai đáp lại: Đúng vậy, thời kỳ đó, triều đình Mãn Thanh luôn thực hiện chính sách này ở khắp mọi nơi. Ẩn ý của Sedenbal không gì khác chính là nói về việc đồng hóa người Mông Cổ của người Trung Quốc. Và đúng như câu chuyện hàng ngàn năm đã kể về người Hán, quá trình đồng hóa chính thức bắt đầu.
Vậy thì, Mông Cổ đã làm cách nào để thoát khỏi tình huống éo le này?
Cộng hòa thứ 16
Nếu không có Nga thì Mông Cổ nó trở thành vùng Nội Mông mở rộng của Trung Quốc. Nếu không có Trung Quốc thì Mông Cổ đã trở thành nước Cộng Hòa thuộc Nga”. Đây là câu nói đùa của giới tinh hoa Mông Cổ khi nhắc lại hoàn cảnh của mình trong Thế kỷ 20. Họ đã khéo léo lợi dụng vị trí bị kẹp giữa Liên Xô và Trung Quốc, cũng như mối mâu thuẫn Xô-Trung để thoát khỏi dã tâm của người Hán.
Vào những năm 1960, những hành động gây hấn và phá hoại từ dân sự cho tới quân sự đội lốt của Trung Quốc nhắm vào Mông Cổ ngày càng gia tăng. Điển hình là thông qua các hành động hỗ trợ kinh tế nhưng thực chất là phá hoại ngầm. Sau chuyến thăm của Chu Ân Lai, chính phủ Mông Cổ đã cho phép gần 100.000 công nhân Trung Quốc đến không những ở Thủ đô Ulan Bato mà còn trên khắp đất nước.
Năm 1973, người Mông Cổ đã đào được một miếng sắt ở độ sâu 1m trên đó có các dòng chữ Hán ghi “đây là lãnh thổ Trung Quốc” tại một khu vực rộng lớn ở phía Đông Mông Cổ, các sông Orkhon không xa đây. Được coi là hành động của các đặc nhiệm Trung Quốc với mục đích làm căn cứ đòi hỏi về lãnh thổ khi tạo cớ xảy ra tranh chấp.
Trên thực tế, khi thống kê về kết quả của 90.000 người Trung Quốc và Mông Cổ, họ chẳng giúp gì được cho việc xây dựng mà toàn là phá hoại. Tất cả họ đều là quân nhân trá hình, hoạt động dưới sự chỉ huy của một vị tướng chuyên mặc áo bông màu xanh. Khi cần thiết, đám công nhân này sẽ gây bạo loạn để gây khó khăn với chính quyền Mông Cổ. Các công trình do Trung Quốc giúp đỡ đều kèm theo những sự độc hại. Ví dụ như nhà máy thủy tinh ở Nalaikh cho thấy máy móc như mới nhưng là đồ bỏ đi, sơn lại. Chỉ mới hoạt động 2 năm đã phải phá bỏ. Chính phủ Mông Cổ đã phải nhờ sự trợ giúp của Ba Lan để thay toàn bộ thiết bị. Nhà máy nhiệt điện 4.000 KV ở thành phố Sükhbaatar cũng chỉ hoạt động đúng 2 năm thì ngừng hẳn, buộc phải nhờ chính phủ Tiệp Khắc thay mới.
Lúc này quan hệ Mông Cổ – Trung Quốc bắt đầu xấu đi. Người Trung Quốc bắt đầu vu khống chống lại Mông Cổ rằng người chăn nuôi Mông Cổ hai vợ chồng chỉ có mỗi chiếc quần, phải luân phiên nhau mặc chiếc quần đó. Trên cánh cửa của người dân vào ban đêm có mích dán dòng chữ bằng tiếng Nga: “Hãy loại bỏ Sedenbal – Thủ lĩnh gia súc của Liên Xô”. Lúc này Sedenbal đã chơi nước cờ cao tay: dùng nạn nhân chạy trốn khỏi Cách mạng Văn hóa để tìm ra người Mông Cổ làm quan chức bị mua chuộc đem đi thủ tiêu, danh sách các phần tử lãnh đạo hoạt động gián điệp vốn cũng là người Mông Cổ, sống ở vùng Nội Mông – bị Hán hóa, đang hoạt động trên đất Mông Cổ. Bọn này có nhiệm vụ phá hủy các công trình quan trọng khi xảy ra chiến tranh.
Vậy nhưng Mông Cổ rất khéo léo trong việc này. Đầu tiên họ không hành động mạnh, quay sang thù địch luôn Trung Quốc, ngả hẳn vào Liên Xô. Thay vào đó, họ học tập mô hình xã hội, văn hoá của Nga để tạo ra sự khác biệt với người Hán.
Khoảng giữa năm 1950, khi mâu thuẫn với Trung Quốc còn chưa rõ ràng. Thủ đô Ulan Bato bắt đầu được quy hoạch theo kiểu Liên Xô. Liên Xô thường xuyên tư vấn và hỗ trợ kinh phí xây dựng. Hầu hết các công trình tại Ulan Bato hiện nay đều được xây dựng trong thời kỳ từ năm 1960 đến 1985. Phải nói rằng, trong nửa đầu thế kỷ XX, đối với người Mông Cổ, việc ngã về Liên Xô là một lựa chọn khá thành công, chọn đúng nền văn minh, giúp Mông Cổ phát triển tăng tốc trong một giai đoạn lịch sử nhất định, vừa tránh cho Mông Cổ nguy cơ bị đồng hóa nếu trở thành một phần của Trung Quốc. Người Mông Cổ sau này luôn có cái nhìn thiện cảm và tích cực, cũng như có thái độ biết ơn với người Nga. Điều này đến từ nhiều lý do: ngoài những lý do lịch sử giúp họ tránh được sự xâm lược của Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản, Liên Xô còn là chỗ dựa giúp họ tránh bị Hán hóa. Trái với cái nhìn tích cực về nước Nga, người dân Mông Cổ nói riêng hay đất nước Mông Cổ nói chung luôn có mối quan hệ đầy ngờ vực với người láng giềng Trung Quốc.
Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Mông Cổ bị mất chỗ dựa vững chắc. Họ buộc phải tìm con đường khác: một mặt họ thắt chặt sự giao lưu những người Hán và người Mông Cổ; mặt khác họ cố gắng hợp tác càng nhiều bên càng tốt. Không khí chung của khu vực biên giới Mông Cổ – Trung Quốc là sự căng thẳng tột độ, với hàng loạt những lực lượng vũ trang và bộ phận kiểm tra chặt đến từng chi tiết. Chẳng hạn, thường là công nhân của Trung Quốc sẽ bị khám xét kỹ lưỡng hơn rất nhiều khi đi qua các trạm biên phòng và hải quan. Hay là người Mông Cổ thường sẽ không tác thành việc kết hôn với người Trung Quốc. Dù không có văn bản luật pháp cụ thể, nhưng như người ta vẫn nói: “phép vua thua lệ làng”. Việc cấm kết hôn với người Trung Quốc đã trở thành bộ luật bất thành văn của người dân Mông Cổ. Hiện nay ở Mông Cổ thường xuyên có khoảng từ 20.000 – 25.000 lao động nhập cư Trung Quốc làm việc trong các công ty khai khoáng hoặc xây dựng.
Nhìn chung, sở di trú Mông Cổ theo dõi rất chặt chẽ những người này. Trường hợp không có giấy phép lao động hoặc thị thực nhập cảnh quá hạn, đối tượng sẽ bị trục xuất cưỡng bức trong vòng 6 tiếng. Đương nhiên rồi, bài học quá khứ thì làm sao mà quên được. Ai mà biết được trong 25.000 người kia liệu chẳng có vài ngàn người lính Trung Quốc hay không?
Trái với cái cảnh biên giới là khu buôn bán tấp nập, giao lưu văn hóa, thì biên giới giữa hai quốc gia này được thay thế bởi hàng dài quân đội vũ trang và sự kiểm soát ngặt nghèo đến từng chi tiết. Ví dụ, mỗi năm người Trung Quốc chỉ được sang Mông Cổ 6 tháng. Sự hiện diện của những binh lính có súng đã kết thúc luôn nạn buôn lậu hàng hóa qua biên giới. Không những vậy, người Mông Cổ luôn hành động quyết liệt khi người Trung Quốc có hành vi đồng hóa khu vực Nội Mông.
Vào tháng 6/2020, chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch hạn chế việc sử dụng tiếng Mông Cổ, thay vào đó dùng tiếng Quan thoại trong các trường học của khu tự trị. Người dân Mông Cổ đã biểu tình tại thủ đô của họ nhằm thể hiện tình đoàn kết văn hóa với đồng bào của họ ở Trung Quốc. Cựu tổng thống Mông Cổ đã gửi một lá thư tới chính phủ Trung Quốc gọi việc thay đổi chính sách ngôn ngữ là một hành động tàn bạo. Là đất nước không thể chống lại Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh tổng lực, chính vì vậy, ngoài người bạn truyền thống Nga của họ ra, ngày nay Mông Cổ còn kết thân với Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn và nhiều nước khác để làm chỗ dựa cho họ. Điều này thể hiện qua việc hàng năm thường diễn ra các cuộc tập trận của liên quân 14 nước trên đất Mông Cổ.
Trong việc kinh tế, người Mông Cổ cũng không bao giờ cho phép Trung Quốc nắm giữ quyền quyết định trong các liên doanh.
Quả là một quá trình thoát Trung Quốc ngoạn mục của Mông Cổ: vừa thoát Hán nhưng cũng không để trở thành cộng hòa Xô Viết thứ 16 của Liên Xô. Nói cách khác, đã khéo léo trên con đường ngoại giao của mình.
Giới tinh hoa Mông Cổ thường nói với nhau rằng: “Nếu không có Nga thì Mông Cổ đã trở thành vùng Nội Mông mở rộng của Trung Quốc, còn nếu không có Trung Quốc thì Mông Cổ đã trở thành một nước cộng hòa thuộc Nga là vì vậy.”
T.P