Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiChính sách đối ngoại của TQ và thái độ trước cuộc xung...

Chính sách đối ngoại của TQ và thái độ trước cuộc xung đột Hamas – Israel

Trung Đông là nơi Mỹ có vai trò nổi bật trong nhiều năm, nhưng đây cũng là nơi diễn ra nhiều điểm nóng mà sự can thiệp của Mỹ không làm dịu đi, thậm chí gần đây còn gia tăng. Điển hình là căng thẳng giữa Ả rập xê út với Iran, giữa Israel và Palestine.

Cuộc xung đột Israel – Hamas.

Khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, có tiềm lực quân sự mạnh và đặc biệt là với chiến lược “vành đai – con đường” Trung Quốc đã ngày càng quan tâm đến khu vực Trung Đông. Vai trò và uy tín của Trung Quốc ở khu vực này ngày càng gia tăng, trong khi uy tín của Mỹ có phần suy giảm.

Vào tháng 3 năm 2023 Trung Quốc đã đứng ra làm trung gian hòa giải giúp cho Ả rập xê út – Iran đạt thỏa thuận. Báo chí Trung Quốc đã có nhiều bài ca ngợi vai trò ngày càng to lớn của Bắc Kinh ở khu vực này. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong xử lý “những vấn đề điểm nóng toàn cầu” trong đó có Trung Đông.

Trong khi đó Mỹ và Israel luôn chỉ trích quan điểm trung lập của Trung Quốc với Trung Đông. Thậm chí còn cho rằng thái độ trung lập của Trung Quốc đã làm suy yếu khẳng định của Bắc Kinh về việc trở thành một bên trung gian hòa giải không thiên vị ở khu vực.

Đối với Israel và Palestine, năm 2020 đặc phái viên Trung Quốc về Trung Đông Trạch Tuyển đã gặp gỡ quan chức của Israel và chính quyền dân tộc Palestine (quản lý bờ Tây) cùng liên minh Ả Rập và Liên minh châu Âu để thảo luận về giải pháp hai nhà nước công nhận Palestine tại Liên Hợp Quốc. Quan điểm của Trung Quốc giống Nga là phải công nhận cả hai nhà nước chứ không thể chỉ công nhận nhà nước Israel như Mỹ. Còn Mỹ thì cho rằng Trung Quốc có truyền thống ủng hộ Palestine.

Khi Hamas bất ngờ tấn công Israel, Mỹ và phương Tây cho rằng phản ứng của Trung Quốc không mạnh mẽ và gần như là im ắng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ kêu gọi xuống thang, kêu gọi Israel và Palestine theo đuổi “giải pháp hai nhà nước” vì một Palestine độc lập. Chứ không tỏ thái độ lên án Hamas.

Chính sách ngoại giao của Trung Quốc lâu nay là tránh rủi ro, không can thiệp vào các cuộc xung đột như Mỹ và cho rằng chính sách thiên vị của Mỹ đã dẫn đến các cuộc xung đột vừa qua. Trung Quốc cũng cho rằng họ có thể làm trung gian hòa giải còn vấn đề quản lý xung đột lại là một tình huống hoàn toàn khác.

Trung Quốc trong những năm qua đã đầu tư rất nhiều vào Trung Đông trong lĩnh vực viễn thông và hạ tầng, đồng thời cũng nhập khẩu nhiều dầu mỏ từ khu vực này. Vì vậy Trung Quốc cũng muốn khu vực này hòa bình ổn định và không muốn tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối nước nào.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới