Monday, December 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ và đồng minh trao món hời 10 tỷ USD vào tay...

Mỹ và đồng minh trao món hời 10 tỷ USD vào tay TQ

Theo ước tính của Reuters, Trung Quốc đã tiết kiệm được gần 10 tỷ USD trong năm nay thông qua việc mua lượng dầu kỷ lục từ các quốc gia bị phương Tây trừng phạt.

Trung Quốc hưởng lợi
Reuters cho hay, sau khi Mỹ và một số nước phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Nga, Iran và Venezuela, Trung Quốc bất ngờ trở thành quốc gia hưởng lợi lớn nhờ giảm được một lượng lớn chi phí nhập khẩu dầu cho các nhà máy lọc dầu. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng thường xuyên chỉ trích các biện pháp trừng phạt “đơn phương” từ Mỹ và phương Tây đối với các nước nói trên.

Reuters đã phân tích về khoản tiền mà Trung Quốc tiết kiệm được bằng cách tính toán lượng tiền mà các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã bỏ ra khi mua dầu từ 3 quốc gia bị trừng phạt và so sánh với số tiền phải bỏ ra khi mua loại dầu tương tự từ các quốc gia khác.

Việc nhập khẩu dầu với mức giá thấp hơn đã giúp tăng sản lượng và lợi nhuận cho nhà máy lọc dầu và các cơ sở khác tại Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới.

Các đơn hàng của Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng với Moscow, Tehran và Caracas, những nền kinh tế đang chịu nhiều hạn chế bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như bởi sự sụt giảm đầu tư.

Trung Quốc đã đón số lượng kỷ lục 2,765 triệu thùng dầu thô mỗi ngày (bpd) bằng đường biển từ Iran, Nga và Venezuela trong 9 tháng đầu năm 2023 – theo dữ liệu trung bình được cung cấp bởi các công ty theo dõi tàu chở dầu Vortexa và Kpler.

Phân tích của Reuters cho thấy 3 quốc gia này chiếm 1/4 lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 9, tăng từ mức 21% vào năm 2022 và tăng gấp đôi tỷ trọng 12% vào năm 2020, thay thế nguồn cung từ Trung Đông, Tây Phi và Nam Mỹ.

Kang Wu, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu nhu cầu toàn cầu tại S&P Global Commodity Insights, cho biết mặc dù khoản tiết kiệm được chỉ là một phần nhỏ đối với lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc, nhưng nó khá quan trọng đối với các nhà lọc dầu độc lập.

Nhập dầu từ Nga
Từ tháng 1 đến tháng 9, Nga đã cung cấp 1,3 triệu thùng dầu thô qua đường biển mỗi ngày, dựa trên dữ liệu trung bình do Vortexa và Kpler cung cấp. Theo các nguồn tin thương mại, Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 800.000 thùng dầu thô ESPO mỗi ngày qua đường ống.

Theo Vortexa, từ tháng 1 đến tháng 9, tổng lượng xuất khẩu của Nga đã tăng hơn 400.000 thùng/ngày so với một năm trước đó, dẫn đầu là dầu Urals. Các lệnh trừng phạt từ phương Tây đã khiến dòng dầu Nga chuyển hướng từ châu Âu sang Ấn Độ và Trung Quốc.

Năm nay, Trung Quốc đã tiết kiệm được 4,34 tỷ USD bằng cách nhập khẩu dầu của Nga – dựa trên so sánh của Reuters về chênh lệch giá hàng tháng giữa dầu thô ESPO và Tupi từ Brazil, và so sánh dầu Urals so với Oman, sử dụng bảng giá do các công ty thương mại cung cấp.

Chưa kể, thông qua việc nhập khẩu dầu Venezuela – chủ yếu là loại dầu thô nặng Merey, Trung Quốc tiết kiệm trung bình 10 USD/thùng so với dầu thô Castilla của Colombia. Trung Quốc cũng tiết kiệm được khoảng 15 USD/thùng khi mua dầu thô Iran so với dầu Oman.

Trong cùng kỳ, Trung Quốc đã tiết kiệm được khoảng 4,2 tỷ USD bằng cách nhập khẩu kỷ lục 1 triệu thùng/ngày từ Iran. Đây là mức cao hơn khoảng 60% so với mức đỉnh trước lệnh trừng phạt được ghi nhận vào năm 2017 ở mức 623.000 thùng/ngày. Hai bên đã đạt tới con số này do Tehran tăng sản lượng lên mức gần tối đa và đưa ra mức giảm giá lớn.

Với dòng dầu của Venezuela nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 vào khoảng 430.000 thùng/ngày, Trung Quốc đã tiết kiệm được khoảng 1,17 tỷ USD.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong mức giá trần đối với dầu Nga khiến phía mua hàng “dễ đưa ra nhiều mặc cả hơn”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới