Sunday, December 29, 2024
Trang chủQuân sựQuân đội Việt Nam sẽ nâng cấp xe tăng Mỹ không bỏ...

Quân đội Việt Nam sẽ nâng cấp xe tăng Mỹ không bỏ phí bất cứ thứ gì

Như đã biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang tiến hành việc hiện đại hóa các xe tăng T-54B/T55, T59 với gói nâng cấp toàn phần do nhà máy Z153 thực hiện, với sự phối hợp của Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.

Đội hình xe tăng T54B và xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của lữ đoàn 201

Ngoài gói nâng cấp toàn phần mà chúng ta gọi là T54B cải tiến, ta còn tiến hành các gói nâng cấp một phần, với việc cải tiến hệ thống nhìn đêm cho toàn bộ các loại xe tăng cũ như T-54, T54B, T54M/T55, T59. Bên cạnh đó, hiện nay ta đang xây dựng cấu hình cải tiến xe tăng bơi PT-76, là loại xe tăng hạng nhẹ chủ lực đông đảo nhất của quân đội ta hiện nay.

Mới đây, chúng tôi cũng đã tìm được một thông tin xác nhận một thông tin gây nhiều bất ngờ. Thực sự là không nghĩ rằng chúng ta hóa ra vẫn có sự quan tâm nhất định đối với khí tài thế hệ 2 vốn đã lùi về hậu trường từ lâu.

Khí tài thế hệ 2 là một cách gọi chuyên nghiệp của quân đội Việt Nam dành để chỉ nhóm vũ khí chiến lợi phẩm ta thu được của quân đội Sài Gòn sau ngày 30/4/1975, với lực lượng xe tăng thiết giáp được biết, quân đội ta hiện vẫn niêm cất một số lượng nhỏ các xe tăng chủ lực M48A3 Patton, xe tăng hạng nhẹ M41 Bulldog, xe thiết giáp chở quân M113, pháo tự hành M107 175 ly và cao xạ tự hành M42 Doster. Ngoài M113 là ta còn sử dụng quy mô lớn (ước tính vài trăm xe), thì số còn lại bao gồm cả hai loại xe tăng đều nằm trong kho niêm cất khoảng 10 năm trở lại đây hoặc lâu hơn nữa. Có cảm tưởng rằng, chúng ta có thể sẽ từ bỏ luôn các thế hệ xe tăng vì ta có số lượng rất lớn hệ xe tăng Liên Xô lên tới 1.500 – 1.800 xe.

Thế nhưng trong bài viết “Một số giải pháp bảo đảm an toàn trong chỉ đạo tổ chức triển khai cải tiến hiện đại hóa vũ khí trang bị kỹ thuật” do tác giả Thiếu tướng Đỗ Đình Phong – Cục trưởng Cục Kỹ thuật Binh chủng Tăng Thiết giáp thực hiện được đăng tải trên Tạp chí Kỹ thuật Trang bị số tháng 5/2020 đã cho biết: “Hiện nay, các chuyên ngành Tăng Thiết giáp và chuyên ngành tên lửa khí tài đặc chủng đang tiếp tục đẩy nhanh việc cải tiến, nâng cấp hệ thống kính quan sát, ngắm bắn đêm trên xe tăng T-54B, T54M/T55; triển khai xây dựng dự án cải tiến xe tăng PT-76; nghiên cứu tích hợp vũ khí tên lửa trên xe tăng thiết giáp thế hệ 2 bao gồm M41, M42 và M48 để đưa vào trang bị, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu”.

Từ dòng thông tin này, chúng ta có thể nhìn thấy hai vấn đề.

Thứ nhất, đó là chúng ta sẽ không bỏ rơi các xe tăng thiết giáp thế hệ 2. Các dòng xe tăng thiết giáp chuẩn Mỹ sẽ được nâng cấp trong một tương lai gần, có thể tiến hành cùng thời điểm với các giai đoạn cải tiến T-54/55, PT76.

Thứ hai, chúng sẽ được trang bị hoặc ít nhất là sẽ nằm trong kho niêm cất khi có biến sẽ phá niêm cất đưa ra trận như bình thường, sẽ không có thứ gì bị bỏ phí.

Vấn đề chỉ còn lại là cấu hình cải tiến các dòng xe tăng này sẽ diễn ra như thế nào? Hay chính xác hơn là các phương án với các dòng xe tăng của Mỹ. Phải khẳng định là so với hệ xe tăng Nga, xe tăng Mỹ là một sự khác biệt. Nếu như T54 nổi bật với hình dạng thấp lùn, nhỏ gọn, thì M48 lại cao to nhưng đánh đấm tầm trung. Hai hệ xe tăng có sự khác biệt nhất định về cấu tạo. Do đó việc cải tiến hiện đại hóa đòi hỏi phải xây dựng một cấu hình riêng biệt.

Cụ thể là gì? E rằng để có một thông tin chính thức bây giờ vẫn còn là hơi sớm. Thay vào đó, như thường lệ, hãy cùng chúng tôi đưa ra một vài dự đoán dựa trên dữ kiện đã có.

Trước hết, hãy tìm hiểu sơ qua về tính năng nguyên bản của ba dòng xe tăng thiết giáp Mỹ được đề cập tới trong đại kế hoạch cải tiến trang bị của Binh chủng Tăng thiết giáp.

Đầu tiên, M41 Walker Bulldog là dòng xe tăng hạng nhẹ do Mỹ sản xuất từ đầu thập niên 50 cho vai trò trinh sát chiến trường yểm trợ hỏa lực tầm gần và trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không. Giá một chiếc vào năm 1988 là 162.000 đô, tương đương với giá 324.000 đô năm 2021. Nó có trọng lượng 23,49 tấn, dài 5,81m, khi chiến đấu 4 người. Bọc giáp dày từ 9 tới 31 ly, tùy vị trí. Mặt trước thân xe dày 31 ly, nghiêng 60 độ. Mặt trước tháp pháo dày 25 ly. Hỏa lực có pháo 76mm ly với 65 viên đạn, cùng một súng máy song song 7,62 mm và một đại liên 12,7 mm. Xe đạt tốc độ tối đa 72 km/h, dự trữ hành trình 161 km với động cơ xăng 500 mã lực. Thùng nhiên liệu 530 lít. Theo báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ sau ngày 30/4/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được 300 chiếc M41.

Thứ hai là M48 Pasteur – xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ I của nước Mỹ. Ra đời vào đầu thập niên 50 để thay thế cho các dòng xe tăng thời chiến tranh thế giới thứ hai như M26, M4. Gần 12.000 chiếc M48 đã được chế tạo từ năm 1952 đến năm 1961. Ước tính giá một chiếc M48 A3 Pasteur năm 1961 là 309.000 đô, tương đương với hơn 3 triệu đô thời giá năm 2022.

Dòng tăng này nặng 49,6 tấn, dài 9,3m, kíp lái 4 người. Bọc giáp dày 110mm, nghiêng 60 độ ở mặt trước thân xe. Giáp trước tháp pháo là 178 mm. Hỏa lực của M48 nguyên bản có pháo 90mm kiểu M41 cùng một khẩu đại liên 12,7mm và một khẩu súng máy song song 7,62 mm. Xe đạt tốc độ 48 km/h, dự trữ hành trình 463 km. Với phiên bản A3 khi được trang bị động cơ diesel, thùng xăng loại 1.100 lít. M48 có khá nhiều phiên bản, trong đó quân đội Sài Gòn chủ yếu nhận được bản A3 với động cơ diesel cải tiến và tháp pháo phụ M1E1 gắn đại liên M2 cho phép chỉ huy khai hỏa từ bên trong xe thay vì leo ra ngoài.

Ước tính theo báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ, ta thu được chừng 250 chiếc M48.

Thứ ba là cao xạ tự hành M42Doster – cũng được sản xuất từ thập niên 50 sử dụng khung gầm cơ sở xe tăng nhẹ M41 với tháp pháo không nóc, gắn hai khẩu pháo 40 mm kiểu M2A1 với 336 viên đạn.

Ra đời từ thập niên 50 thành ra M42 lúc đó cũng không có khái niệm radar dẫn bắn hay khí tài quang điện tử. Việc ngắm bắn hoàn toàn bằng mắt, sử dụng khí thải quang học để bổ trợ. Đây cũng là hỏa lực phòng không tốt nhất mà Mỹ chuyển giao cho quân đội Sài Gòn trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

Trên đây là tham số cơ bản của 3 loại vũ khí chiến lợi phẩm mà quân đội ta đang niêm cất trong các kho vũ khí chiến lược. Vậy nếu cải tiến, chúng ta sẽ cải tiến chúng như thế nào?

Thực ra, cách suy đoán dễ nhất đó là xem xem nước ngoài họ đi trước họ đã làm như thế nào. Từ đó có thể suy ra các phương án mà ta áp dụng. Điều này là hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ vào thập niên 90, các đoàn cán bộ Bộ Quốc phòng, Binh chủng Tăng thiết giáp cũng làm như vậy trước khi lên phương án cải tiến xe tăng T-54. Từng có hình ảnh cho thấy đoàn cán bộ nước ta đã tiếp cận với các xe tăng Titan của Israel, vốn là bản nâng cấp trên cơ sở T-54/55 thu được của khối liên minh Ả Rập trong hai cuộc chiến 6 ngày (1967) và John (1973). Do đó, với phương án nâng cấp các xe tăng chiến lợi phẩm, việc này có thể diễn ra theo một cách tương tự.

Trước hết, với M41, mặc dù đã ra đời hơn nửa thế kỷ, nhưng các bạn sẽ đặt câu hỏi: “Sao Việt Nam mình vẫn tính dùng lại?” Bởi lẽ, cùng với chúng ta, ghi nhận ít nhất 3 quốc gia vẫn còn duy trì loại xe tăng này. Cũng như một số quốc gia có thể vẫn lưu kho, vì không còn nhiều quốc gia sử dụng.

Nổi bật là gói nâng cấp M41U của quân đội Bỉ, sửa đổi tháp pháo, thay pháo 76 mm bằng pháo 90mm với hệ thống điều khiển hỏa lực thế hệ mới hiện đại hơn. Hay là gói nâng cấp M41 GTI của Đức dành cho quân đội Hoàng gia Thái Lan, thay động cơ xăng bằng động cơ diesel MTU 442 mã lực. Tuy tốc độ giảm xuống 60 km/h, bù lại sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Dự trữ hành trình tăng lên 600 km.

Họ giữ nguyên pháo 76 ly nhưng bổ sung hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số, kính ngắm hồng ngoại và laser đo xa. Rồi gói nâng cấp M41D của quân đội Đài Loan: thay mới động cơ diesel của Mỹ, đảm bảo tốc độ 72 km/h, tăng dự trữ hành trình lên 450km. Với hỏa lực pháo, họ giữ nguyên cỡ nòng nhưng thay bằng kiểu pháo cải tiến với thiết kế giảm giật kiểu mới và bọng hút khói thuốc phóng và kính ngắm ảnh nhiệt. Công ty Cadillaggate của Mỹ còn từng có phương án thay tháp pháo M41 bằng tháp pháo của xe tăng hạng nhẹ Stingray với pháo rãnh xoắn 105mm nhưng không có ai mua.

Nhìn chung, có thể thấy phương án chung của các nước đều là thay mới động cơ của M41, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực. Có thể thay hoặc giữ nguyên pháo chính 76 ly. M41 nguyên bản sử dụng động cơ xăng tuy đảm bảo hiệu suất về tốc độ nhưng bị coi là “uống xăng như uống nước”.

Hiện nay, trong quân đội ta nhiều phương tiện cơ giới sử dụng động cơ xăng đã được diesel hóa. Ví dụ như xe thiết giáp chở quân BTR-152 đã được thay thế hoàn toàn động cơ xăng bằng động cơ diesel tiết kiệm nhiên liệu vận hành tin cậy. Do đó, với dòng M41, nếu Việt Nam tiến hành cải tiến, chúng tôi đang nghĩ tới một khả năng rất cao ta sẽ thay thế động cơ xăng bằng động cơ diesel.

Thứ hai là hiện đại hóa hệ thống điều khiển hỏa lực với kính ngắm ảnh nhiệt, laze đo xa và có thể là cả máy tính đường đạn. Về giáp bảo vệ, lịch sử cải tiến dòng tăng này cho thấy hầu như các nước chỉ đắp thêm các lớp giáp tăng cường hoặc không gì cả. Bởi với xe tăng hạng nhẹ, việc tăng cường giáp có thể ảnh hưởng tới tính cơ động. Hơn nữa, vỏ giáp mỏng, cũng đặt ra một bài toán về việc nếu giáp phản ứng nổ. Đó phải là loại đặc biệt vì về mặt bản chất giáp phản ứng nổ chứa một khối thuốc nổ và khi kích nổ tạo ra phản lực đẩy chân luồng xuyên của đạn chống tăng. Tuy nhiên, với giáp hạng nhẹ, nó đặt ra một bài toán coi chừng lợn lành thành lợn què. Dĩ nhiên, cũng có phương án và thực tế hiện nay một số nước đi đầu là Nga và Trung Quốc đã nghiên cứu các công nghệ sát phản ứng nổ dành cho vỏ xe tăng hạng nhẹ và xe bọc thép. Thế nhưng, với điều kiện nước ta, đây là vấn đề còn phải cân nhắc nhiều.

Thứ hai, với các phương án cải tiến xe tăng M48 Pasteur khoảng 10 quốc gia vẫn đang sử dụng các phiên bản của dòng tăng này như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan thành ra cũng có khá nhiều hướng nâng cấp đa dạng. Ví dụ như gói nâng cấp M48A3E của Tây Ban Nha: thay mới pháo 90ly bằng pháo rãnh xoắn 105 ly M68, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực với laser đo xa, máy tính đường đạn và đèn hồng ngoại. Hoặc gói nâng cấp M48A3K của Hàn Quốc: giữ nguyên pháo 90mm, trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực với laser đo xa. Ngoài ra, Hàn Quốc còn sở hữu phiên bản M48A5 đã được sản xuất với pháo 105 ly M68 và chỉ nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực. Tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sử dụng một giải pháp giống hệt. Chủ yếu là nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực. Đài Loan có gói nâng cấp CM12: thay pháo 90mm bằng pháo 105 ly M68, nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như thay mới động cơ diesel, xích xe, hệ thống chuyển động để đảm bảo tính cơ động.

Nhìn chung, các giải pháp đều giống hệt nhau. Thay pháo hoặc không nhưng phải nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực. Đó là điều tiên quyết ở mỗi nước, phải nói thật rằng nếu so với T54/55, gói nâng cấp của M48 không đa dạng và hầu như na ná nhau, không có gì nổi trội hẳn lên. Hiện nay, mặc dù Israel không còn sử dụng M48 nhưng họ vẫn còn trong tay các tài liệu kỹ thuật về giải pháp nâng cấp dòng tăng này. Và theo quan điểm cá nhân của Việt Nam Defense, phương án của họ hay hơn phần còn lại của thế giới.

Thực tế Israel coi như tự tạo ra một dòng tăng mới của mình trên cơ sở nâng cấp các xe tăng M48 và M60 Pasteur bằng các công nghệ riêng của mình. Nổi bật nhất là phương án Magach 3 có thể áp dụng cho các đời xe M41A1, A2, A3: thay pháo 90mm bằng pháo 105 ly L7, thay mới động cơ diesel và nhất là việc trang bị giáp phản ứng nổ cho M48. Hoặc phương án Magach 2 cũng tương tự trang bị sát phản ứng nổ, nhưng giữ lại pháo 90 ly.

Có một điều hay ho là Israel từng đưa công nghệ giáp phản ứng nổ Plate của mình sang Việt Nam để nâng cấp các xe tăng T-54. Mà nổi bật nhất là phương án T54-M3, 10 năm trước đây. Có lẽ, đây là một trong các phương án khả thi nhất mà Việt Nam có thể áp dụng cho xe tăng M48. Các hạng mục bao gồm: Trang bị giáp phản ứng nổ kiểu Israel hoặc kiểu của nước ta sản xuất, phủ mặt trước thân xe và tháp pháo M48A3 Pasteur. Giữ nguyên pháo 90 ly nhưng có thể bọc thêm ốp cách nhiệt, giảm độ cong nòng pháo khi bắn và bổ sung hệ thống điều khiển hỏa lực nội địa. Điều chỉnh tăng công suất động cơ hoặc thay mới động cơ. Cuối cùng là thay mới, bổ sung các hệ thống thông tin liên lạc để phối hợp tác chiến với xe tăng T-54B cải tiến.

Nếu chương trình cải tiến M48-3 Pasteur được tiến hành, thì khâu điều khiển hỏa lực, cải tiến động cơ là không thể bỏ qua.

Sau cùng là cải tiến pháo cao xạ tự hành M42Doster. Cái này mới khó, bởi hiện thời hầu như không ai còn sử dụng và trong lịch sử cũng không có ai nâng cấp loại pháo này. Tuy nhiên, có thể dự đoán sơ bộ căn cứ theo xu hướng cải tiến hỏa lực cao xạ tự hành ở nước ta hiện nay. Đó là việc trang bị bổ trợ thêm khí tài chính xác quang điện tử để tăng cường phát hiện các mục tiêu trên không.

Tiếp theo là việc có thể gắn thêm giá phóng tên lửa vác vai kiểu A72 hoặc A87 để tăng cự ly sát thương mục tiêu. Bao gồm không chỉ máy bay, UAV mà còn tên lửa hành trình miễn là phát hiện được đường bay của chúng, tổ chức bắn đón. Một vấn đề nữa, nếu tiếp tục giữ M42 làm pháo tự hành, chúng tôi mong ta có thể làm nắp kín cho tháp pháo lộ thiên của M42. Đó là một nhược điểm chí tử trong tác chiến hiện đại. Rõ ràng là ngồi trong một cái mui xe dày chục ly vẫn còn hơn là không có gì.

Còn với hỏa lực pháo lồng ghép 40 ly bompho, chúng tôi cho rằng thế là đủ, không cần thay thế làm gì, khi chúng có tốc độ bắn khoảng 240 phát/phút, tổng hợp tầm bắn xa nhất tới 7,1 km. Về vấn đề đạn dược, ngoài số đạn dự trữ, chúng ta có thể sản xuất đạn pháo 40 ly. Bởi đây là cỡ nòng mà hải quân ta cũng đang sử dụng khá nhiều. Ví dụ như cụm pháo 40 mm trên các tàu đổ bộ chiến lợi phẩm.

Đó là một số ý kiến của chúng tôi. Ngoài phương án cải tiến bổ trợ trên nền có sẵn, chúng tôi cũng có một chút băn khoăn về câu nói của lãnh đạo Binh Chủng Tăng Thiết Giáp. Đó là nghiên cứu tích hợp vũ khí tên lửa trên xe tăng thiết giáp thế hệ 2 gồm M41, M42 và M48. Vũ khí nói chung thì rõ, vậy với tên lửa, ngoài M42Doster, phải chăng ý của họ là tích hợp cho cả M41 và M48? Nhưng tích hợp vào đâu?

Chúng tôi đang nghĩ tới một khả năng đó là chúng ta sẽ gỡ bỏ toàn bộ vũ khí tiêu chuẩn của M41 và M48 và tái trang bị tổ hợp tên lửa chống tăng do Việt Nam sản xuất. Hay nói cách khác, biến chúng thành tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành. Ví dụ thực tế thì từng có quốc gia làm điều này, đó là Tây Ban Nha với phương án gỡ tháp pháo M41, thay bằng bệ phóng lắp 4 đạn và hệ thống dẫn đường cho tên lửa chống tăng HOT do Pháp sản xuất tầm bắn từ 75 tới 4.300 m.

M48 thì không thấy quốc gia nào có phương án cải tiến thay tháp pháo bằng hệ thống tên lửa chống tăng. Dĩ nhiên, chúng tôi chỉ đang dự đoán. Bởi chỉ không đầy một dòng thông tin quả thật không tiết lộ bất cứ điều gì để chúng ta có thể mường tượng rõ nét hơn về việc cải tiến xe tăng hệ Mỹ trong biên chế. Nhưng có một điều chúng ta có thể khẳng định một lần nữa: Việt Nam sẽ không bỏ rơi hệ xe tăng chuẩn Mỹ trong biên chế. Chỉ có điều sẽ làm gì với chúng mà thôi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới