Saturday, November 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ khuyên Úc thận trọng khi chơi với TQ

Mỹ khuyên Úc thận trọng khi chơi với TQ

Ông Biden cho rằng, Úc có thể tin tưởng Trung Quốc, nhưng cần cẩn thận và kiểm tra lại khi giao thiệp với Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Úc Anthony Albanese bước vào Vườn Hồng để dự cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 25/10/2023.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo Úc về việc bình thường hóa quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anthony Albanese tại Tòa Bạch Ốc, ông Biden đề cập đến căng thẳng gia tăng trên toàn cầu.

“Tin tưởng nhưng cần xác minh lại là cụm từ cần có”, ông Biden nói khi được hỏi liệu Úc có thể tin tưởng vào chính quyền Trung Quốc hay không.

“Trung Quốc hiện đang gặp phải những khó khăn bên trong và bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang trì trệ so với trước đây. Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động mà Nga và nhiều nước khác đã thực hiện với mục đích đe dọa”.

Ông Biden cũng củng cố ý định tiếp tục thỏa thuận AUKUS — quan hệ đối tác an ninh ba bên giữa Úc, Mỹ và Anh. Ông cho biết sáng kiến này không nhằm mục đích khiêu khích Bắc Kinh mà là để tự do hóa Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khỏi sự thống trị đơn cực tiềm tàng.

“Khi chúng ta chuẩn bị cho thỏa thuận, tôi đã được ông Tập Cận Bình hỏi liệu chúng ta có phải chỉ đang cố gắng bao vây Trung Quốc hay không. Chúng ta không bao vây Trung Quốc, chúng ta chỉ đang đảm bảo rằng các tuyến đường biển vẫn thông thoáng và họ (Trung Quốc) không thể đơn phương thay đổi các quy tắc đi lại liên quan đến những gì cấu thành không phận quốc tế”, ông nói.

“Vấn đề là duy trì sự ổn định ở eo biển Đài Loan và Ấn Độ Dương. Tôi nghĩ nó sẽ làm tăng triển vọng hòa bình lâu dài hơn bất cứ điều gì khác”.

Thủ tướng Albanese đã đến Washington D.C. vào buổi tối ngày 22/10 trong chuyến thăm Mỹ bốn ngày. Ông đã được đón tại sân bay bởi đại sứ hiện tại của Úc tại Mỹ, cựu Thủ tướng Kevin Rudd.

Chuyến thăm của ông Albanese sẽ là cuộc gặp trực tiếp thứ 9 giữa ông và Tổng thống Biden kể từ cuộc bầu cử liên bang gần đây nhất của Úc vào tháng 5/2022.

Thủ tướng Úc hy vọng sẽ thúc đẩy cuộc thảo luận về vấn đề Bắc Kinh và khiến Quốc hội Mỹ thông qua luật cho phép phát triển hơn nữa AUKUS. Thủ tướng tin tưởng rằng thỏa thuận tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân AUKUS sẽ tìm được đủ nguồn tài chính.

Các sự kiện cũng diễn ra trước chuyến thăm dự kiến của ông Albanese tới Bắc Kinh vào ngày 4/11, chuyến thăm đầu tiên tới thủ đô Trung Quốc của một thủ tướng Úc kể từ năm 2016, và đánh dấu kỷ niệm 50 năm chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một nhà lãnh đạo Úc – cựu Thủ tướng Gough Whitlam thuộc đảng Lao động vào năm 1973.

Căng thẳng thương mại
Trong khi đó, căng thẳng kinh tế tiếp tục gia tăng sau khi Bắc Kinh áp đặt các hạn chế xuất khẩu than chì – một khoáng chất quan trọng để sản xuất xe điện – sau khi Chính quyền Biden tuyên bố sẽ hạn chế bán chip AI sang Trung Quốc vào tuần trước.

Trung Quốc là nhà sản xuất than chì lớn nhất thế giới, chịu trách nhiệm cung cấp 90% nguồn cung than chì quốc tế – giá cổ phiếu than chì của Úc tăng vọt sau quyết định này.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc coi thường các quy định của WTO.

Năm 2006, Liên minh châu Âu, Mỹ và Canada phàn nàn rằng việc Bắc Kinh ban hành trợ cấp xuất khẩu cho ngành công nghiệp ô tô đã vi phạm quy tắc của WTO.

Sau đó là cuộc chiến thương mại do Bắc Kinh tiến hành vào năm 2020 chống lại các nhà xuất khẩu Úc.

Sau lời kêu gọi của chính phủ Morrison về một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, ĐCSTQ dần dần bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một loạt sản phẩm nông nghiệp bao gồm lúa mạch, thịt bò, bông, thịt cừu, tôm hùm, gỗ và rượu vang.

Các hạn chế cũng được đặt ra đối với việc nhập khẩu than của Úc, một quyết định gây ra nhiều thiệt hại khi Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu than trầm trọng và mất điện trong suốt một trong những mùa đông khắc nghiệt nhất được ghi nhận.

Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một số vấn đề nội bộ khi nền kinh tế nước này đang trì trệ, phù hợp với điều mà các nhà kinh tế gọi là “bẫy thu nhập trung bình”.

Các quốc gia như Trung Quốc có mức tăng lương cao hơn bắt đầu mất khả năng cạnh tranh xuất khẩu và sản xuất, nhưng không đủ tiến bộ để cạnh tranh với các nước phát triển trong việc cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa phức tạp.

Đồng thời, Trung Quốc đang trải qua một cuộc khủng hoảng bất động sản lớn khi một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất của nước này, Country Garden, đang hướng tới việc phá sản.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới