Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiViện Nghiên cứu chính sách châu Á nghiên cứu mới về vũ...

Viện Nghiên cứu chính sách châu Á nghiên cứu mới về vũ khí hạt nhân Triều Tiên

Một nghiên cứu được công bố hôm nay 30.10 đề cập kế hoạch xây dựng lực lượng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, đồng thời kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc hiện đại hóa 100 vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Nghiên cứu trên do Viện Nghiên cứu chính sách châu Á có trụ sở tại Hàn Quốc và tổ chức nghiên cứu Rand (Mỹ) cùng thực hiện, nhấn mạnh rằng CHDCND Triều Tiên đã “thiết lập một lực lượng vũ khí hạt nhân có thể gây ra mối đe dọa hiện hữu” đối với Hàn Quốc và mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ, theo Yonhap.

Cũng theo nghiên cứu trên, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un “dường như đang lên kế hoạch xây dựng một lực lượng gồm ít nhất 300 đến 500 vũ khí hạt nhân” và “có thể đạt ngưỡng 300 vào năm 2030”. Nghiên cứu ước tính nếu nhắm vào Seoul, một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng của Triều Tiên có sức mạnh tương đương vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của nước này vào tháng 9.2017, đủ khả năng gây tổn thất lớn về nhân mạng.

Từ đó, nghiên cứu kêu gọi hiện đại hóa khoảng 100 vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ với chi phí do Hàn Quốc trả, cho rằng những vũ khí này có thể được cất giữ ở Mỹ nhưng sẽ có thể được triển khai nhanh chóng và dành để hỗ trợ Hàn Quốc.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự đảm bảo của Hàn Quốc trong ô hạt nhân của Mỹ đã bị lung lay do sự mơ hồ trong cam kết của Mỹ với Hàn Quốc, trong bối cảnh “các mối đe dọa” từ Triều Tiên ngày càng gia tăng, dẫn đến ngày càng có nhiều lời kêu gọi Seoul phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình, theo Yonhap.

“Tàu ngầm tấn công hạt nhân” mới của Triều Tiên có gì đáng chú ý?

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của các bên liên quan đối với nghiên cứu nói trên.

Trước đó, Hãng thông tấn KCNA đưa tin Triều Tiên đã đưa chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân vào hiến pháp sửa đổi. Quyết định này được đưa ra tại kỳ họp thứ 9 của Hội đồng Nhân dân tối cao khóa 14 (SPA, tức Quốc hội Triều Tiên), diễn ra từ ngày 26 – 27.9.

Trong khi đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 28.9 cho rằng hiến pháp sửa đổi của Triều Tiên cho thấy “ý chí vững chắc” của Bình Nhưỡng trong việc không từ bỏ chương trình hạt nhân.

RELATED ARTICLES

Tin mới