Tuesday, December 24, 2024
Trang chủThâm cung bí sửSố phận 10 người con của Mao Trạch Đông

Số phận 10 người con của Mao Trạch Đông

Là một lãnh tụ, nhưng trước hết Mao Trạch Đông là con người chứ không phải là một vị thần, cũng có “thất tình lục dục” và tình yêu gia đình. Tuy nhiên, ông từng nói; “Chúng ta làm cách mạng là để tạo phúc cho con cháu đời sau. Nhưng vì cách mạng có lúc chúng ta lại không thể không từ bỏ con cái của mình”. Vậy những người con của Mao Trạch Đông là ai ?

Mao Ngạn Anh – con trai cả

Mùa đông năm 1920, Mao Trạch Đông và Dương Khai Tuệ kết hôn với nhau ở Trường Sa. Họ không tổ chức đám cưới, không yến tiệc linh đình, không ngồi xe hoa chỉ ở chung với nhau rồi tuyên bố với mọi người là đã kết hôn.

Ngày 24/10/1922, Mao Ngạn Anh được sinh ra tại Thanh Thủy Đường ở Tiểu Ngô Môn ngoại Trường Sa Hồ Nam, từ lúc sinh ra Ngạn Anh đã phải theo cha mẹ bôn ba tứ xứ từ Hồ Nam về Thượng Hải rồi Quảng Châu, Vũ Hán; sau lại quay về Trường Sa.

Sau thời kỳ Đại cách mạng 1927 -1930 Mao Trạch Đông họp xong hội nghị khẩn cấp ngày 7/8/1930, liền bí mật đưa vợ, con về ở với ông bà ngoại ở Trường Sa. Năm 1930, tròn 8 tuổi, Ngạn Anh và mẹ cùng bảo mẫu bị địch bắt và giam tại nhà lao Hịn Tháo Bỉnh. Sau đó 20 ngày bị giam, Dương Khai Tuệ bị bọn giết hại, Ngạn Anh tuổi còn thơ ấu gào khóc bên mẹ, trong tâm can đã ấp ủ ý định trả thù.

Năm 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, Mao Ngạn Anh lúc đó 19 tuổi, vừa là bí thư chi đoàn thanh niên cộng sản viện nhi đồng quốc tế vừa là ủy viên ban chấp hành khu Lê Nin Thành phố Ivanop phối hợp công tác phục vụ cho chiến tranh.

Tháng 9/1949, Ngạn Anh kết hôn với Tư Tề, ông hy sinh năm 1950 trong cuộc chiến giúp đỡ Triều Tiên chống Mỹ. Được Mao Trạch Đông đồng ý thi hài của Mao Ngạn Anh được mai táng trên đất Triều Tiên.

Mao Ngạn Thanh – con trai thứ hai

Mao Ngạn Thanh sinh ngày 2/11/1923, tại Thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Là con trai thứ hai của Mao Trạch Đông và Dương Khai Tuệ. Năm 1936, Ngạn Thanh cùng anh trai Ngạn Anh được cử đi du học Liên Xô. Hai anh em đã thi đỗ trường Đại học Đông Phương. Mao Trạch Đông rất yêu quý hai anh em và đều hy vọng chúng sẽ thành công. Sau khi nước Trung Quốc được thành lập, Ngạn Thanh làm phiên dịch trong bộ tuyên truyền Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Những năm 50 và 60 Ngạn Thanh phải về Đại Liên dưỡng bệnh do hồi bé đầu ông bị thương, lại bị kích động khi nghe anh trai hy sinh. Theo lời kể của Trương Thế Bảo, trưởng ban cảnh vệ cục công an Đại Liên, Mao Ngạn Thanh thường xuyên bị bệnh, tính tình nội hướng không thích nói chuyện. Nhờ Lưu Tư Tề giới thiệu em cùng mẹ khác cha của mình là Thiệu Hoa, năm 1960, Mao Ngạn Thanh và Thiệu Hoa nên duyên vợ chồng; lễ cưới chỉ là bàn tiệc nhỏ, Mao Trạch Đông không đến dự, chỉ gửi tặng một chiếc đồng hồ và một máy radio. Ngạn Thanh mất ngày 23/3/2007 tại Bắc Kinh.

Mao Ngạn Long – người con bị thất lạc

Tháng 2/1927, cả gia đình Mao Trạch Đông chuyển đến Vũ Xương. Không lâu sau, Dương Khai Tuệ sinh con thứ 3, đặt tên là Mao Ngạn Long.

Năm 1930, sau khi Dương Khai Tuệ dũng cảm hy sinh, Ngạn Long và hai anh trai được tổ chức sắp xếp cùng với bà ngoại và cậu đến sống ở nhà chú ruột là Mao Trạch Dân ở Thượng Hải. Sau đó, sống ở một trường mầm non của đảng Địa Hạ Thượng Hải.

Năm 1931, Đảng Địa Hạ bị đánh phá ba anh em lưu lạc trên các con đường của Thượng Hải. Ngạn Long mất tích, sau này không ai còn gặp lại. Một số nguồn tin cho rằng, do bị bệnh lị nên Mao Ngạn Long đã qua đời từ lúc nhỏ.

Người con thứ tư vừa sinh ra đã bị phân ly

Đó là thiên kim tiểu thư đầu tiên của Mao Trạch Đông. Tháng 3/1929, Hạ Tử Chân người vợ thứ hai của Mao Trạch Đông hạ sinh một cô con gái là Mao Kim Hoa tại Long Nham, Phúc Kiến. Vì hoạt động cách mạng đề phòng bất trắc cô được đổi theo họ mẹ là Dương Nguyệt Hoa. Mao nhờ người tìm nơi ở an toàn cho cô bé đợi cách mạng thắng lợi sẽ đón con về. Hơn một năm sau Mao Trạch Đông trở lại tìm thì không ai biết chỉ nghe nói là cô bé đã chết. Nhưng chuyện chưa kết thúc. Năm 1970 người ta nói có người phụ nữ họ Dương ở Long Nham rất có thể là Mao Kim Hoa. Anh trai của Hạ Tử Trân là Hà Mẫn Học tìm đến nơi và xác định đúng là cháu ngoại của mình, nhưng vì nhiều lý do, mãi đến khi Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân qua đời cũng không gặp được người phụ nữ ấy để xác định có đúng là con mình hay không.

Mao Mao – người con thứ năm

Tháng 11/1932, Hạ Tử Trân sinh cho Mao Trạch Đông đứa con thứ hai tại Phúc Kiến đặt tên là Mao Ngạn Hồng. Lúc đó Hạ Tử Trân bị bệnh nên Mao Trạch Đông đành phải tìm một bảo mẫu cho đứa bé và bảo mẫu đặt tên cậu bé là Mao Mao. Sau khi cuộc trường chinh nổ ra, vợ chồng Mao Trạch Đông bàn bạc đem đứa trẻ giao cho Mao Trạch Đàm và Hạ Vi khi hai người này còn kiên trì ở lại đánh du kích.

Không lâu sau, Thụy Kim và Tô Khu rơi vào tay kẻ địch. Mao Trạch Đàm sợ bị lộ tin Mao Mao sẽ gặp nguy hiểm, liền bí mật đưa cậu bé gửi vào gia đình người cảnh vệ ở Thụy Kim. Không lâu sau Mao Trạch Đàm hy sinh. Do không ai biết người vệ sĩ kia còn sống hay đã chết nên những manh mối về Mao Mao tuyệt hẳn. Tuy vậy, nỗ lực tìm kiếm vẫn tiếp tục.

Đầu năm 1950, có một thiếu niên tên Hạ Tiểu Thanh (Chu Đạo Lai) có những đặc điểm rất giống Mao Mao, nhưng sau khi xem ảnh và tài liệu, Mao Trạch Đông nói: Không giống tiểu Mao Mao, nhưng đã là thế hệ sau của Hồng quân thì đảng sẽ nuôi dưỡng. Bất ngờ năm 1960, Hạ Tiểu Thanh đang học ở Đại học Nam Kinh thì bị đột tử, nguyên nhân vẫn chưa rõ, từ đó đến nay không ai còn nghe nhắc đến việc tìm kiếm tung tích tiểu Mao Mao nữa.

Người con thứ sáu chết yểu

Năm 1933, Hạ Tử Trân lại mang thai. Thời điểm đó Hồng Quân đang bị bao vây Hạ Tử Trân lại hồng quân tuy trong điều kiện sống vô cùng khó khăn, sức khỏe bà lại yếu và phải đẻ non, kết quả đứa trẻ qua đời khi chưa được đặt tên.

Người con thứ bảy không thể tìm thấy

Tháng 2/1935, hồng quân thực hiện một cuộc trường chinh đến Quý Châu. Lúc vượt sông Xích Thủy thì Hạ Tử Trân chuyển dạ sinh ra một bé gái. Lúc này, quân địch truy kích phía sau rất gắt, các cán bộ cốt cán đành quyết định để đứa bé lại trong một lều cỏ của đồng bào dân tộc thuộc địa khu Bạch Miêu, Quý Châu. Địa điểm ra đời và kết cục của đứa bé này tới nay vẫn còn là một câu hỏi.

Theo hồi ức của nhà cách mạng lão thành Hầu Chính, trưởng ban điều dưỡng cán bộ tham gia Vạn lý trường chinh, hôm ấy đến sông Bạch Xa trời mưa, tiếng súng vang rền bất ngờ Hạ Tử Trân chuyển dạ, xung quanh là đồng không mông quạnh bỗng nhiên nhìn thấy một lều hoang nên đưa vào đó, phu nhân của Chu Ân Lai là Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân của Mao Trạch Dân là Tiền Hy Quân vào trong đỡ đẻ. Hạ Tử Trân chỉ nhìn thấy con một lần duy nhất rồi được khiêng đi ngay. Đổng Tất Võ cùng Hồng Chính dùng vài trắng bọc đứa bé kẹp vào 30 đồng bạc viết một mảnh giấy rằng, “Hành quân quá gấp không thể mang hài nhi theo, đứa bé này xin gửi lại nhờ ông bà nuôi dưỡng làm con sau này có dịp đáp đền”.

Sau khi giải phóng, khắp vùng Bạch Xa lưu truyền câu chuyện về bà Trương Nhị nuôi dưỡng con hồng quân, các cán bộ nghiên cứu lịch sử đảng tìm về đến nơi khảo sát, kết quả đúng là bà Trương Nhị nhận nuôi đứa con thứ bảy của Mao Trạch Đông đặt tên là Vương Tú Trân nhưng chỉ ba tháng sau thì bé bị bệnh và qua đời.

Lý Mẫn – người con thứ tám

Mùa đông năm 1936, Hạ Tử Trân sinh hạ một bé gái tại một hang động nhỏ tại huyện Bảo An, Thiểm Bắc đặt tên mà Mao Giảo Giảo theo ý của Đặng Dĩnh Siêu – phu nhân của Chu Ân Lai. Do trong cuộc trường chinh, Hạ Tử Trân nhiều lần bị thương, mảnh đạn găm ở đầu, phổi, lưng thường gây đau đớn nên phải sang Liên Xô trị thương.

Năm 1941, Mao Trạch Đông đồng ý gửi Mao Giảo Giảo sang Moscow ở với mẹ. Tại đây, Giảo Giảo được học trường quốc tế Ivanop, được gặp lại hai người anh cùng cha khác mẹ là Mao Ngạn Anh và Mao Ngạn Thanh, trong trường tại lễ đường có đặt tượng Mao Trạch Đông và tướng Chu Đức nhưng cả ba đều không biết cha mình là ai, không tin cha mình là lãnh tụ cách mạng Trung Quốc.

Năm 1947, do liên lạc với Đệ Tam quốc tế, Hạ Tử Trân bị buộc phải về Trung Quốc. Lúc này Mao Trạch Đông đã sống chung với Giang Thanh nên Hạ Tử Trân và Giảo Giảo ở tại Cáp Nhĩ Tân thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Mùa hè năm 1949, em gái của Hạ Tử Trân là Hạ Di đến Cáp Nhĩ Tân thăm và đưa Giảo Giảo về Bắc Kinh. Lúc này Giảo Giảo vẫn không tin Mao Trạch Đông là cha mình cô bèn viết một bức thư gửi lên Mao Trạch Đông như sau; “Mao Chủ tịch, mọi người đều nói người là cha đẻ của con, con là con đẻ của người. Nhưng tại Liên Xô con chưa từng gặp người, cũng không rõ về chuyện này. Thật ra người có phải là cha ruột của con không? Xin mau gửi thư nói cho con biết” Mao Trạch Đông đọc xong cười lớn vội hồi âm “Giảo Giảo, nhận được thư con ta mừng lắm. Con là con gái ruột của ta, ta là cha đẻ của con, bây giờ chắc con lớn lắm rồi nhỉ, ta rất nhớ con và mong con về bên ta”.

Đến khi cha con gặp nhau Mao Trạch Đông chính thức đổi tên Giảo Giảo thành Lý Mẫn, do năm 1937 Tưởng Giới Thạch tấn công Diên An, Mao Trạch Đông cùng Đảng cộng sản phải rút lên Thiểm Tây lấy bí danh là Lý Đắc Thắng.

Ngày 28/8/1959 Lỹ Mẫn kết hôn với Khổng Lệnh Hoa, năm 1962 sinh con trai là Khổng Kế Ninh, năm 1972 sinh con gái là Khổng Đông Mai cả hai sau này đều theo đường kinh doanh.

Người con thứ 9 mất nơi đất khách quê người

Hạ Tử Trân đến Mascova không lâu liền sinh được một bé trai, khi đứa bé được 10 tháng tuổi một lần bị cảm lại không được chăm sóc tốt liền chuyển thành viêm phổi chưa kịp cấp cứu thì qua đời.

Người con út Lý Nột

Lý Nột là con của Mao Trạch Đông và Giang Thanh (người vợ thứ ba của Mao Trạch Đông). Năm 1953 Lý Nột học ở trường trung học nữ tử thuộc trường Đại học sư phạm Bắc Kinh. Năm 1959 cô thi đỗ vào khoa lịch sử trường Đại học Bắc Kinh, tốt nghiệp năm 1965. Mao Trạch Đông vô cùng yêu quý và quan tâm đến cô bé. Ông thường xuyên viết thư cho con, trong thư từng chữ của ông đều chan chứa tình yêu với cô con gái út. Năm cô 26 tuổi Lý Nội đến làm biên tập ở báo Giải phóng quân với cái tên Tiêu Lực. Theo lời dặn dò của Giang Thanh, công tác của Lý Nột ở báo giải phóng quân được bảo mật, ban đầu tòa soạn chỉ có 4 người biết thân phận thực sự của cô. Sau đó cô trải qua hai đời chồng và có một đứa con trai là Lý Tiểu Vũ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới