Một số nghiên cứu sinh Khoa Phẫu thuật vú của Bệnh viện số 2, Đại học Trung Sơn mắc bệnh ung thư tập thể, gây sốc trong cộng đồng. Nội dung nghiên cứu “cơ chế thúc đẩy ung thư” trong phòng thí nghiệm bị vạch trần. Các chuyên gia nghi ngờ đó là một sự cố rò rỉ.
Tối 6/11, một đoạn chat về việc “các sinh viên trong Khoa Phẫu thuật vú của Bệnh viện số 2, Đại học Trung Sơn bị ung thư tập thể” được đăng tải trên mạng, thu hút sự chú ý và tiếp tục gây xôn xao dư luận. Vụ việc được cho là “do ảnh hưởng của môi trường thí nghiệm và thuốc thử”.
Sáng sớm ngày 8/11, Bệnh viện số 2 của Đại học Trung Sơn đã đưa ra “Thông báo tình hình”, cho biết trong số các nhân viên làm việc và học tập tại Phòng thí nghiệm Trung tâm Ung thư Vú của bệnh viện trong những năm gần đây, có 3 người đã mắc phải chứng bệnh ung thư, trong đó có một người họ Hoàng, hiện tại không có trường hợp nào mắc bệnh ung thư; đồng thời nhắc nhẹ rằng “tình hình hiện tại ổn định” và “những ca bệnh đang hồi phục tốt sau ca phẫu thuật”.
Người họ Hoàng đã học lấy bằng tiến sĩ tại bệnh viện từ năm 2017 đến năm 2022, trong thời gian đó cô theo học tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Ung thư vú. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ vào tháng 7/2022, làm công việc lâm sàng tại Khoa Phẫu thuật vú của Bệnh viện, vào tháng 10/2023 được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy và phải trải qua phẫu thuật.
Em gái của cô Hoàng xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc vào ngày 8/11 rằng, ba bệnh nhân trong thông báo thường tham gia vào công việc thử nghiệm. Cô cũng tiết lộ tình trạng của chị gái rất nguy kịch, hiện tại gia đình không muốn can thiệp quá sâu vào chi tiết vụ việc nhưng mong có cơ hội cứu sống chị gái.
Cùng lúc đó, trên mạng đưa tin phòng thí nghiệm liên quan đã bị phá bỏ, có hình ảnh, nhưng bệnh viện lại cho rằng đó là cuộc kiểm tra hỏa hoạn.
Hàng loạt hành động của Viện số 2 Đại học Trung Sơn tuyên bố vào lúc nửa và nhanh chóng tháo dỡ phòng thí nghiệm, đã khiến mọi người càng thêm nghi ngờ.
Theo báo cáo, Phòng thí nghiệm Trung tâm Ung thư của Bệnh viện số 2 thuộc Đại học Trung Sơn chuyên nghiên cứu “cơ chế thúc đẩy ung thư” của các khối u. Hiện tại, Khoa phẫu thuật vú có ít nhất 6 người mắc bệnh ung thư (2 người là tiến sĩ, 1 người là sau tiến sĩ và 3 người là nghiên cứu sinh), tất cả đều là những bệnh ung thư hiếm gặp.
“Sếp lớn” của phòng thí nghiệm có liên quan là Tống Nhĩ Vệ, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Viện trưởng, đồng thời là lãnh đạo học thuật của Khoa Y học Ung thư Vú. Người giám sát có liên quan là Tô Sỹ Thành, không chỉ là sinh viên của Tống Nhĩ Vệ mà còn là trợ lý trưởng khoa, giáo sư phẫu thuật vú tại bệnh viện và người hướng dẫn tiến sĩ.
Những báo cáo về kết quả nghiên cứu của Giáo sư Tống Nhĩ Vệ và Tô Sỹ Thành có thể được tìm thấy trên các trang web chính thức của Đại học Trung Sơn và Bệnh viện số 2 Trung Sơn. Một báo cáo vào ngày 19/11/2022 có tiêu đề “Nhóm của Tô Sỹ Thành tiết lộ một cơ chế mới trong đó các tế bào không phải bạch cầu, biểu hiện thụ thể Fcγ làm trung gian truyền tín hiệu thúc đẩy ung thư”, đã xác nhận rằng nội dung nghiên cứu của phòng thí nghiệm có liên quan đến “cơ chế thúc đẩy ung thư”.
Triệu Văn Hào (bút danh), người từng tham gia nghiên cứu dược phẩm ở Trung Quốc, nói với The Epoch Times rằng ông cũng từng làm việc trong phòng thí nghiệm, từng tiến hành nghiên cứu thuốc lâm sàng và rất thông thạo các quy định của phòng thí nghiệm, hiện đang tiến hành nghiên cứu và phát triển mỹ phẩm tại Quảng Châu.
Ông cho biết: “Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu lâm sàng thuốc… là những công việc khó khăn và bẩn thỉu nhất trong phòng thí nghiệm, cuối cùng, kết quả vẫn thuộc về người khác nên đa số giáo sư sẽ tuyển sinh viên để làm. Sự việc này xảy ra ở Bệnh viện số 2, Đại học Trung Sơn là chuyện lớn. Rất có thể đó là một tai nạn rò rỉ”.
Ông nói rằng “cơ chế thúc đẩy ung thư” trước tiên phải được mô hình hóa, tiêm một số loại thuốc (thuốc thử hóa học) vào động vật hoặc mô phỏng môi trường gây ung thư và cho chúng tiếp xúc với nhiều loại bức xạ hoặc môi trường dưới ảnh hưởng của kim loại nặng và khí độc hại, gây ung thư cho động vật rồi tiến hành nghiên cứu phương pháp điều trị.
“Để kiểm tra xem một loại thuốc có hiệu quả chống lại một loại ung thư nhất định hay không, trước tiên chúng tôi cho động vật thí nghiệm mắc bệnh ung thư đó thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Quá trình này được gọi là “mô hình hóa”, sau khi mô hình được tạo, động vật thí nghiệm sẽ được tiêm thuốc và điều trị, đồng thời thu thập nhiều dữ liệu liên quan. Quá trình này sẽ bao gồm xét nghiệm máu động vật và mổ xẻ động vật cuối cùng, đây đều là những nhiệm vụ có rủi ro cao”, ông nói.
Ông nói: “Để đảm bảo tỷ lệ thành công của mô hình, các điều kiện và môi trường có khả năng gây ung thư cao sẽ được sử dụng. Trong quá trình thử nghiệm, nếu không có biện pháp quản lý, bảo vệ không tốt hoặc xảy ra lỗi vận hành, rò rỉ thuốc thử hoặc phơi nhiễm đến môi trường mô hình, rất có thể gây ra tai nạn và gây ung thư, khả năng xảy ra rất cao. Trên thực tế, những người tham gia thí nghiệm này mỗi phút đều gặp nguy hiểm”!
Ông cũng đưa ra một ví dụ rằng ung thư vú sử dụng DMBA – một chất gây ung thư độc hại – làm thuốc thử cảm ứng và các thuốc thử khác nhau được sử dụng cho các loại bệnh khác nhau. “Làm nghiên cứu cơ bản về thuốc và dược lý, chắc chắn sẽ liên quan đến những thí nghiệm như vậy, nhưng hầu hết đều chọn sử dụng thuốc để tạo mô hình, nên nhiều khả năng xảy ra do vận hành bất cẩn, gây rò rỉ, ô nhiễm”.
“Mục đích ban đầu của nghiên cứu về cơ chế thúc đẩy ung thư là tạo ra những mô hình tốt hơn, phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc điều trị ung thư nhưng cũng là con dao hai lưỡi, tùy vào cách người sử dụng nó. Có rất nhiều thuốc thử độc hại trong phòng thí nghiệm”.
Nhà bình luận chính trị hiện tại Đường Tĩnh Viễn cũng nói với các phóng viên rằng vụ việc ung thư tập thể tại Bệnh viện số 2, Đại học Trung Sơn rõ ràng là một sự kiện bất thường, chỉ có ba người chính thức được thừa nhận, nhưng con số thực tế có thể nhiều hơn. Việc có rất nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư tại một nơi vừa đồng nhất về không gian, vừa đồng thời về thời gian, hiển nhiên không thể giải thích bằng sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Ông nói: “Không thể loại trừ căn bệnh ung thư tập thể này có liên quan đến sự an toàn sinh hóa của phòng thí nghiệm. Nếu nó thực sự liên quan đến một số vật tư thí nghiệm, thì nó sẽ không chỉ liên quan đến một phòng thí nghiệm mà có thể liên quan đến nhiều phòng thí nghiệm tương tự, đều tồn tại mối nguy hiểm nghiêm trọng về an toàn sinh hóa. Sự an toàn sinh hóa này có thể liên quan đến một loại thuốc thử nhất định được sử dụng trong thí nghiệm hoặc liên quan đến một sản phẩm nhất định được tạo ra bởi thí nghiệm. Nó có thể là do rò rỉ hoặc có thể là một thiếu sót lớn trong thiết kế của một thiết bị trong chương trình thử nghiệm nào đó. Chính xác thì đó là loại tình huống gì, đòi hỏi phải có một cuộc điều tra độc lập và giải thích rõ ràng về bằng chứng thực tế”.
Ông cũng cho rằng hệ thống nghiên cứu khoa học của Trung Quốc nằm dưới sự lãnh đạo của ‘đảng’, nên sự can thiệp chính trị và cân nhắc chính trị luôn chiếm ưu thế. Một khi xảy ra tai nạn an toàn hoặc bê bối học thuật, việc đầu tiên cần làm là ngăn chặn và che giấu sự thật, sức ì này là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc liên tục xuất hiện các trường hợp ung thư bất thường ở Bệnh viện số 2, Đại học Trung Sơn, nhưng lại chậm trễ trong việc quan tâm và điều tra an toàn.
T.P