Wednesday, May 1, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNATO kêu gọi lập 'Schengen quân sự'

NATO kêu gọi lập ‘Schengen quân sự’

Tuần trước Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. khẳng định nước này đang tiếp cận Việt Nam và Malaysia để thúc đẩy một “bộ quy tắc ứng xử của riêng chúng tôi” ở Biển Đông.

Philippines, Việt Nam và Malaysia đều là thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Chuyện các nước ASEAN cố gắng quản lý va chạm trên biển, hoặc đối thoại một cách hòa bình trong các tuyên bố chủ quyền chồng lấn là điều không lạ.

Nhưng phát biểu của ông Marcos có thể khơi lại sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với một câu chuyện cũ: Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Ai “ứng xử” với ai ở Biển Đông?

COC được kỳ vọng là một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý, mang lại giải pháp quản lý xung đột hiệu quả để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Đây là một trong những thỏa thuận quan trọng đối với mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.

Dù vậy tại một sự kiện ở Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Hawaii) ngày 20-11, Tổng thống Philippines Marcos nhìn nhận tiến trình đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc đang chậm chạp, vì vậy Manila đã có “sáng kiến tiếp cận các nước khác trong ASEAN mà chúng tôi cũng có tranh chấp lãnh thổ”, bao gồm Việt Nam và Malaysia. Ông Marcos cho rằng Philippines muốn cùng hai nước này tạo ra một bộ quy tắc ứng xử riêng.

Trong các phát biểu gần đây, Trung Quốc bày tỏ thiện chí và mong muốn đẩy nhanh đàm phán COC. Nhưng trong mắt một số nhà quan sát, tiến độ đàm phán diễn ra không nhanh như kỳ vọng.

Hơn 20 năm trôi qua, Biển Đông xuất hiện thêm những diễn biến phức tạp và gây lo ngại rằng việc các bên tìm thấy sự thống nhất quanh một bộ quy tắc ứng xử sẽ càng trở nên khó hơn, đòi hỏi đối thoại sâu hơn.

Trong phát biểu ở Hawaii, Tổng thống Marcos không quên đề cập tới những va chạm giữa nước này với Trung Quốc thời gian qua, và mô tả tình hình Biển Đông đang trở nên “khốc liệt hơn”.

Đó là lý do Philippines cảm thấy cần phải phối hợp với các đồng minh và nước láng giềng khác để “ứng xử” đúng mực nhằm duy trì hòa bình, trước lúc có thể “ứng xử” như bộ quy tắc mà ông cho rằng không thể sớm hình thành.
Con đường khác tới COC

Sáng kiến của Philippines không dừng lại ở Việt Nam và Malaysia. Ý tưởng của ông Marcos là tìm thấy điểm chung với Việt Nam và Malaysia trong chuyện quản lý tranh chấp trước, sau đó nới rộng mô hình này ra các nước ASEAN khác. Về lý thuyết, đây có thể là một con đường thay thế cho lộ trình tiến tới COC hiện tại.

Trong các phát biểu liên quan tới tranh chấp Biển Đông lâu nay, cả Philippines, Việt Nam và Malaysia đều đề cao vai trò của luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Việc thượng tôn pháp luật là xuất phát điểm tốt, có thể làm nền tảng cho các nước ASEAN khác tìm thấy đồng thuận và sớm hình thành nhận thức chung, quan điểm chung về cách ứng xử đúng luật. Nếu làm được điều này, từ một nhóm nhỏ (Philippines, Việt Nam và Malaysia), khuôn khổ thảo luận này có thể mở rộng và đáp ứng yêu cầu – lập trường của “nhóm lớn” với toàn bộ thành viên ASEAN, sau đó mở đường cho đàm phán với Trung Quốc.

Một cách dễ hình dung, nếu mô hình của Philippines được chào đón, “bộ quy tắc riêng” trong lòng ASEAN có thể tương tự một dạng nhất trí “tiến bộ” như trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Nghĩa là các nước tham gia sẽ chỉ có thể tiếp tục đàm phán dựa trên những gì đã thống nhất từ trước và cứ thế “tiến bộ” chứ không bàn lại. Nói cách khác, sự nhất trí ASEAN đạt được trong “bộ quy tắc riêng” ấy có thể được bảo vệ.

Một điều chắc chắn rằng mọi thảo luận về quy tắc ứng xử sẽ không thể bỏ qua Trung Quốc. Trả lời về bình luận của Tổng thống Philippines ngày 20-11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh mọi nỗ lực tách khỏi khuôn khổ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tinh thần của DOC đều vô giá trị.

Phản ứng của Trung Quốc cho thấy ý tưởng bàn về “bộ quy tắc ứng xử riêng” mà Philippines vừa đưa ra nhiều khả năng không phải rào cản lớn đối với COC. Trong những phát biểu chính thức tới nay, các nước ASEAN vốn đã thể hiện sự tôn trọng đối với DOC, dù đây không phải một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý.
Trung Quốc phản đối Philippines tuần tra

Ngày 23-11, Bộ tư lệnh Chiến khu Nam Bộ của Trung Quốc nói Philippines đã “đưa thế lực bên ngoài” vào tuần tra ở Biển Đông và khẳng định đây là hành động gây phức tạp tình hình kể từ ngày 21-11.

Phía Trung Quốc nhấn mạnh sẽ duy trì cảnh giác cao độ, “kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hàng hải, đồng thời bảo vệ hòa bình và ổn định” ở Biển Đông.

Theo Hãng tin Reuters, Trung Quốc ám chỉ Mỹ là “thế lực nước ngoài” trong tuyên bố trên, vì quân đội Mỹ và Philippines đã tổ chức tuần tra chung từ ngày 21-11 tại vùng biển gần Đài Loan.
Trung tướng Alexander Sollfrank kêu gọi NATO thiết lập khu vực “Schengen quân sự”, cho phép di chuyển nhanh lực lượng, thiết bị, đạn dược trong trường hợp nổ ra xung đột với Nga.
Trung tướng Alexander Sollfrank là người đứng đầu Bộ chỉ huy kích hoạt hỗ trợ chung (JSEC) của NATO – Ảnh: swp.de

Trung tướng Alexander Sollfrank là người đứng đầu Bộ chỉ huy kích hoạt hỗ trợ chung (JSEC) của NATO – Ảnh: swp.de

Trung tướng Alexander Sollfrank là người đứng đầu Bộ chỉ huy kích hoạt hỗ trợ chung (JSEC) của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đơn vị này có trụ sở tại thị trấn Ulm, phía nam nước Đức, được thành lập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển nhanh chóng các lực lượng NATO trên khắp lục địa, cũng như các hoạt động hậu cần như cất giữ đạn dược trên các căn cứ của liên minh ở sườn phía đông.

Theo Đài Russia Today, ông Sollfrank trả lời Hãng tin Reuters giải thích rằng mặc dù JSEC được thành lập để sẵn sàng cho một cuộc chiến tiềm tàng với Nga, nhưng công việc của đơn vị này vẫn bị cản trở bởi các quy định cấp quốc gia.

Việc vận chuyển đạn dược cho biên giới châu Âu thường yêu cầu một giấy phép đặc biệt, trong khi việc vận chuyển số lượng lớn quân đội hoặc thiết bị có thể phải thông báo trước.

Ông Sollfrank kêu gọi thiết lập một khu vực “Schengen quân sự” để khắc phục những vấn đề này, tương tự như thỏa thuận của khối Schengen cho phép đi lại tự do giữa hầu hết các nước Liên minh châu Âu (EU).
Reuters cũng nêu rằng di chuyển bằng đường bộ có nhiều trở ngại khác nhau. Chẳng hạn một nhóm xe tăng Pháp đi qua Đức đến Romania để tập trận vào năm 2022 đã bị dừng lại, do trọng lượng của xe tăng vượt quá quy định giao thông đường bộ của Đức.

Ngay cả khi xe tăng này đi được qua Đức thì cũng không thể đi qua Ba Lan vì chất lượng xây dựng cầu ở nước này kém.

Đô đốc Rob Bauer, người đứng đầu Ủy ban quân sự của NATO, cảnh báo: “Chúng ta có rất nhiều quy định, nhưng có một thứ chúng ta không có là thời gian”, và nói thêm rằng cuộc chiến Nga – Ukraine đã được chứng minh là một cuộc chiến tiêu hao, đồng nghĩa với một trận chiến về hậu cần.

NATO hiện có 10.000 quân thuộc 8 nhóm chiến đấu đóng quân trên khắp Đông Âu. Trong tuyên bố vào năm 2022, Tổng thư ký Jens Stoltenberg đặt mục tiêu hỗ trợ các lực lượng được triển khai ở tiền phương với 300.000 quân dự bị sẵn sàng cao.

Theo kế hoạch của ông Stoltenberg, 100.000 quân trong số này sẽ có thể đến chiến trường trong vòng một tuần, số còn lại sẽ đến sau đó một tháng.

Mặc dù Nga đã nhiều lần cảnh báo NATO trên thực tế đã trở thành một bên tham chiến trong xung đột ở Ukraine, thông qua việc cung cấp vũ khí, huấn luyện và cung cấp thông tin tình báo cho quân đội Kiev, nhưng Matxcơva không đe dọa một xung đột trực diện với NATO.

Dẫu vậy ông Sollfrank lập luận rằng NATO phải tự chuẩn bị cho một cuộc xung đột như vậy: “Chúng ta cần phải đi trước, chúng ta cần phải chuẩn bị tốt trước khi điều 5 (điều khoản phòng thủ chung) được áp dụng”.

RELATED ARTICLES

Tin mới