Báo cáo cho biết, Trung Quốc chủ trương các bên chú trọng “5 phối hợp tổng thể” trong hợp tác thúc đẩy xây dựng BRI, gồm phối hợp tổng thể giữa kế thừa và đổi mới, giữa chính phủ và thị trường, giữa hợp tác song phương và đa phương, giữa quy mô và hiệu quả, giữa phát triển và an ninh. Báo cáo cũng đưa ra các nguyên tắc cần tuân thủ trong hợp tác xây dựng BRI, như cùng bàn bạc, cùng xây dựng và cùng chia sẻ, cởi mở, xanh và liêm chính, tiêu chuẩn cao, mang lại lợi ích dân sinh và bền vững.
Về mục tiêu phát triển tổng thể, cố gắng trong khoảng 10 năm tới, các bên sẽ cùng hướng tới mục tiêu hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, thúc đẩy xây dựng BRI bước vào giai đoạn mới phát triển chất lượng cao.
Báo cáo cũng nêu ra các lĩnh vực trọng điểm và phương hướng phát triển BRI trong 10 năm tới: về trao đổi chính sách, tập trung thúc đẩy hợp tác đa phương theo chiều sâu, thiết lập cơ chế trao đổi kết nối chính sách liên chính phủ đa tầng nấc, đi sâu thúc đẩy kết nối các quy tắc và tiêu chuẩn; về kết nối cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xây dựng hành lang trên đất liền, đi sâu kết nối trên biển với các nước hợp tác xây dựng, thúc đẩy phát triển chất lượng cao “Con đường Tơ lụa trên không”, thúc đẩy kết nối an toàn và hiệu quả hạ tầng thông tin; về thông suốt thương mại, mở rộng hợp tác thương mại toàn cầu, tăng cường hợp tác đầu tư hai chiều, nâng cao mức độ tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; về hội nhập tài chính, kiện toàn cơ chế hợp tác tài chính và mở rộng các kênh đầu tư, huy động vốn mới; về kết nối con người, tăng cường hợp tác giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch và thể thao, hợp tác giữa các chính đảng và tổ chức dân sự, hợp tác truyền thông và các tổ chức tư vấn; về hợp tác trong các lĩnh vực mới, thúc đẩy phát triển xanh của BRI, đẩy nhanh gây dựng các hình thức và mô hình hợp tác mới trong lĩnh vực kỹ thuật số, tạo ra điểm cao hợp tác mới trong đổi mới khoa học công nghệ, tích cực làm sâu sắc hơn hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế sức khỏe.
Vào tháng 12/2022, Liên minh châu Âu (EU) và G7 đã thống nhất áp giá trần với dầu Nga như một biện pháp hạn chế nguồn cung tài chính cho chiến dịch quân sự đặc biệt. Tới ngày 27/12/2022, Tổng thống Putin ký sắc lệnh cấm xuất khẩu dầu sang các nước áp giá trần, gọi cơ chế của phương Tây là “ngớ ngẩn”.
Ngân hàng nhà nước Nga (VEB) cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu dầu của nước này dự kiến đạt 242 triệu tấn trong năm nay, giảm đôi chút so với mức 248 triệu tấn của năm 2022. Sản lượng dầu xuất khẩu của Nga trong năm 2024 sẽ không có quá nhiều biến động, được dự báo ở mức 241 triệu tấn.
Nga là quốc gia cung cấp khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu. Từ tháng 3/2023, Moscow đã quyết định giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày, tương đương với 5% tổng sản lượng dầu khai khác, nhằm đáp trả cơ chế giá trần của phương Tây.
T.P