Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiViệt Nam né bẫy nợ của TQ như thế nào?

Việt Nam né bẫy nợ của TQ như thế nào?

Dự án Vành đai và con đường, Trung Quốc đã đầu tư vào 149 quốc gia với tổng giá trị là 962 tỷ USD. Kể từ 2013 tới nay, trong đó, có 44 nước ở khu vực Châu Phi cận Sahara, 35 nước ở Châu Âu và Trung Á, 25 nước ở Đông Á và Thái Bình Dương, 21 nước ở khu vực Châu Mỹ Latinh và Caribe, 48 nước ở Trung Đông và Bắc Phi, 6 nước ở Đông Nam Á. Các nguồn vốn này chủ yếu là cho vay với các điều kiện ngặt nghèo về việc sử dụng vốn đó như thế nào.

Dự án này mô tả Con đường Tơ lụa từ thời cổ đại mà Marco Polo là thương nhân người Ý đã mô tả rằng đây là con đường an toàn nhất trên thế giới. Một người dân có thể đeo vàng đầy người đi trên con đường này mà vẫn được sự bảo vệ an toàn của Đại Hãn từ thời nhà Nguyên.

Con đường này đã thúc đẩy giao thương, thúc đẩy sứ thần ngoại giao của cả thế giới với Trung Quốc. Thế nhưng, kể từ khi triển khai, một số nước đã lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, không có khả năng trả nợ, lệ thuộc tài chính, chính trị vào Trung Quốc như là Ecuador, Chile gần Việt Nam thì có Lào, Campuchia và nhiều nước khác.

Trong khi đó, dù được Trung Quốc chào mời vay rất nhiều nhưng Việt Nam đã thực thi những chiến lược nhằm không bị rơi vào rủi ro này và đã thành công hơn nhiều quốc gia khác để kinh tế phát triển nhanh với tốc độ 6% đến 7%/năm cùng tỷ lệ nợ trên GDP vẫn thấp nhất ở Đông Nam Á.

Bẫy nợ hoạt động như thế nào

Trong chiến lược của một đế chế toàn cầu, việc có các quốc gia khác trung thành và phụ thuộc mình là một điều vô cùng quan trọng. Bẫy nợ Trung Quốc hiện nay cũng giống như cách các cường quốc Mỹ và Châu Âu áp dụng trước đây ở Châu Mỹ Latinh, Trung Đông hay Châu Á để các quốc gia khác lệ thuộc vào mình.
Mục tiêu của họ là làm sao để các nước nhỏ hơn này mãi mãi chịu ơn chủ nợ. Mỗi khi chủ nợ cần gì là họ đều phải sẵn sàng đáp ứng: ví dụ như là đặt căn cứ quân sự ở những nơi trọng yếu, bỏ phiếu ở Liên Hợp Quốc, khả năng tiếp cận dầu mỏ và các nguồn tài nguyên với giá rẻ mạt.

Chúng ta có thể tóm tắt bẫy nợ ở năm bước sau:

Bước một, vẽ ra một cái tương lai tươi sáng quá mức cho con nợ, làm như khoản nợ vay những tập đoàn đa quốc gia có nguồn lực khổng lồ không liên quan tới chính phủ. Họ thuê các chuyên gia kinh tế uy tín đưa ra các cái dự báo tăng trưởng kinh tế cho 20 năm, 25 năm tới và đánh giá tác động của hàng loạt dự án trọng điểm để xem cái nào thúc đẩy tăng trưởng GDP tốt nhất. Ví dụ như là nhà máy điện, đường sắt quốc gia hay là hệ thống viễn thông, qua đây khuyến khích các quốc gia mà họ muốn thâu tóm vay nợ càng nhiều và đầu tư vào các dự án này để tăng cường thúc đẩy kinh tế, tăng trưởng GDP, thúc đẩy việc làm.

Bước hai, ký hợp đồng tài trợ vốn có lợi cho chủ nợ thông qua các tổ chức tài chính toàn cầu, các ngân hàng đa quốc gia. Chủ nợ sẽ tài trợ hàng trăm triệu đô cho tới hàng tỷ đô la cho các quốc gia đó theo hình thức cho vay nợ được đảm bảo bằng khả năng trả nợ bằng các nguồn tài nguyên thiết yếu của quốc gia đó: ví dụ như quyền mua giá rẻ công ty trọng yếu của nền kinh tế trong các lĩnh vực truyền tải hay sản xuất điện viễn thông. Dự án Đường sắt của Lào được Trung Quốc cho vay và Lào cam kết dùng mỏ Busit và mỏ Kali ra đảm bảo. Hoặc Chile vay tiền của Trung Quốc, phải cấp quyền cho Trung Quốc mua đến 57% tổng lượng truyền tải điện của cả quốc gia, Ecuador vay tiền để xây dựng con đập Sino Hydro để sản xuất điện, họ đảm bảo khả năng trả nợ bằng cách là trao quyền khai thác tài nguyên của mỏ Mirador cho Trung Quốc và cho phép Trung Quốc nhận đến 80% tổng lượng dầu mỏ khai thác được của nước này.

Bước ba, Thực hiện hợp đồng và dần rút tiền về. Trong hợp đồng tài trợ vốn ấy, tất cả các nhà thầu đều phải được chủ nợ đồng ý. Ví dụ, nếu Trung Quốc là người bơm vốn, việc mua các trang thiết bị phải được Trung Quốc phê duyệt và phải mua từ công ty Trung Quốc. Nhân công phải là Trung Quốc chỉ định của công ty Trung Quốc đưa sang. Công nghệ cũng phải là của Trung Quốc. Điều đó khiến cho dự án này lệ thuộc phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nợ. Tất cả mọi thứ đều phải thông qua chủ nợ. Bằng cách này, gần như toàn bộ số tiền chủ nợ cho quốc gia kia vay ban đầu, sẽ chảy ngược về quốc gia chủ nợ ban đầu.

Bước bốn: Đội vốn và kéo dài thời gian. Bởi tiến độ dự án này là do chủ nợ kiểm soát, nên chủ nợ có thể viện nhiều lý do để làm dự án đình trệ, làm đội vốn, đội chi phí hay thay đổi công nghệ. Khi chủ nợ nhận đủ vốn rồi, quốc gia con nợ kia vẫn còn dang dở dự án, họ phải bơm thêm ngân sách hoặc là vay nợ để cố gắng hoàn thành dự án. Có rất nhiều dự án dang dở và đội vốn nhiều lần trước khi hoàn thành với dự án Vành Đai và Con Đường này. Khi đó, tiền thuế của quốc gia ấy đáng ra được dùng cho giáo dục, cho y tế, chăm sóc người dân, lại được bơm vào dự án để mà hoàn thành dự án, kéo lùi sự phát triển của những lĩnh vực khác.

Bước năm, vỡ nợ. Vì viễn cảnh hoạt động ban đầu quá tươi sáng do chủ nợ vẽ ra, nên dự án gần như là không bao giờ có thể tạo ra đủ tiền để trả cho số nợ vay ban đầu. Quốc gia ấy sẽ phụ thuộc mãi mãi vào số tiền vay chủ nợ ban đầu. Mặc dù là số tiền này đã được quốc gia chủ nợ rút về thông qua hợp đồng thầu phụ, thông qua hợp đồng mua trang thiết bị với nhân công. Bây giờ, những quốc gia con nợ phải dùng nguồn ngân sách đã gần như rất là cạn kiệt của họ để trả cho khoản nợ vay khổng lồ kia. Và thế là… không bao giờ con nợ thoát khỏi khoản nợ đó, quốc gia con nợ sẽ luôn luôn phụ thuộc vào chủ nợ của mình.

Việt Nam và dự án “Vành đai con đường”

Trái với các nước Đông Nam Á khác hoan nghênh dự án BRI và các dự án 5G của Huawei, Việt Nam tiếp cận rất thận trọng với nguồn vốn này. Ủng hộ về mặt ngoại giao và một dự án Việt Nam làm với Trung Quốc là dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông- điều đó cho thấy Việt Nam muốn tránh va chạm, không để va chạm hay làm ngược với cả hàng xóm. Việt Nam nhận thức được nguy cơ phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và tính mơ hồ về hiệu quả của các dự án này.

Dự án Vành đai con đường duy nhất được thực hiện tại Việt Nam là đầu tư vào dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Dự án này được ký kết vào 2008, dự kiến hoàn thành vào 2016. Nhưng cuối năm 2021, bắt đầu mới hoàn thành. Chi phí của dự án cũng bị đội vốn từ khoảng hơn 500 triệu đô cho tới gần 1 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này còn rất nhỏ so với GDP của Việt Nam khoảng 410 tỷ đô vào 2022, dự kiến tăng trưởng lên 450 tỷ đô vào 2023.

Chưa dừng lại ở đó, Việt Nam tiếp tục được Trung Quốc mời vay vốn trong những dự án trọng điểm khác. Tuy nhiên không dễ vậy đâu bạn ơi! Việt Nam cũng từ chối vốn đầu tư của Trung Quốc vào tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Việt Nam cũng đã không tham gia vào việc phát triển hạ tầng viễn thông 5G của Huawei.

Trong chiến lược đa mục tiêu đối với dự án Vành đai con đường, Việt Nam đã đa dạng hóa quan hệ với các đối tác lớn khác. Ví dụ như là Nhật Bản, Việt Nam đã chào đón mô hình đầu tư hạ tầng chất lượng cao của Nhật Bản Việt Nam đã nâng cấp Đối tác Chiến lược Toàn diện với Mỹ và có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn các dự án hạ tầng có chất lượng cao.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới