Các nước châu Âu đã có sáng kiến thành lập khối thịnh vượng chung châu Âu với các nền kinh tế trụ cột là Đức, Pháp, Anh. Tổ chức này từng bước tiến tới đồng tiền chung và xoá bỏ ngăn cách việc đi lại của nhân dân một số nước. Thế giới đều nhìn nhận đây là sự tiến bộ, là mô hình mà các nước ở một số vùng trên thế giới cần học tập. Những nước có nền kinh tế phát triển hỗ trợ các nước có nền kinh tế yếu hơn. Tuy nhiên việc mở quá rộng các thành viên nhất là các nước Đông Âu vốn là nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũng đã gây khó cho các nước phát triển. Một số nước tham gia toàn bộ, cũng có một số nước tham gia một phần, không tham gia đồng tiền chung, không mở cửa biên giới như Anh và Cộng hoà Séc… Sau một thời gian cũng có nước đã xin ra khỏi EU trước sự phản đối của người dân như nước Anh.
Riêng Ukraine đã nhiều năm xin gia nhập EU nhưng các nước trong khối không thống nhất đồng ý, thậm chí phản đối với ba lý do chủ yếu. Thứ nhất, chính trị Ukraine không ổn định, nạn tham nhũng trong bộ máy được đánh giá là rất lớn, một bộ phận cư dân có tư tưởng bài người Nga đang sinh sống ở Ukraine, gây lên sự mất ổn định. Thứ hai, Nga luôn phản đối việc mở rộng EU, đặc biệt là Ukraine, vì cho đó là tiêu đề để Ukraine gia nhập NATO. Thứ ba, Ukraine chưa tỏ ra vì quyền lợi chung của EU, thường tìm cách cản trở việc dẫn khí đốt từ Nga đến nhiều nước trong khối, đặc biệt là Đức, gây khó khăn cho nền kinh tế của các nước này.
Gần hai năm qua, trong thời gian Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt thì Ukraine càng tha thiết, hối thúc EU và NATO để được gia nhập khối này. Các nước EU ngày càng có sự phân hoa giữa ủng hộ và phản đối.
Vừa qua Hội đồng Quan hệ châu Âu (ECFR) đã tiến hành cuộc thăm dò người dân ở một số nước trong khối EU (Áo, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ba lan và Romania). Kết quả khảo sát được công bố ngày 13-12 cho thấy, 35% số người được hỏi ủng hộ việc EU kết nạp Ukraine, trong khi đó có 37% phản đối. Số còn lại không biết hoặc thờ ơ.
Điều đáng chú ý là tỷ lệ này ở các nước rất khác nhau. Ở hai nước có nền kinh tế mạnh nhất EU là Đức và Pháp thì tỷ lệ ủng hộ rất thấp. Ở Đức, có 37% ủng hộ và 39% phản đối. Ở Pháp, 29% ủng hộ và 35% phản đối. Hai nước Ba Lan và Romania vốn là hai nước xã hội chủ nghĩa tỷ lệ ủng hộ cao hơn là 51% và 48%.
Công dân các nước EU đang bị chia rẽ, nhiều công dân cho rằng tư cách thành viên của Ukraine sẽ tác động tiêu cực đến khối. 45% cho rằng việc Ukraine gia nhập sẽ có tác động tiêu cực nhỏ hoặc lớn đến an ninh EU, 38% bày tỏ lo ngại nhất định về hậu quả kinh tế.
Chính việc lo ngại của người dân EU về việc Ukraine gia nhập EU, tiến tới gia nhập NATO là hoàn toàn chính đáng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến ở Ukraine và làm cho EU trở lên bất ổn.
H.L