Sunday, January 12, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao các ông trùm sẽ không bao giờ để chiến tranh...

Tại sao các ông trùm sẽ không bao giờ để chiến tranh kết thúc ? Kỳ 2: Những đội quân đánh thuê

Trong cuộc chiến Nga – Ukraina, đội quân Wagner đã gây chú ý cho toàn thế giới vì âm mưu lật đổ Tổng thống Putin. Sau đó, đội quân này bị coi là lực lượng phản quốc và bị giải tán.

Binh sĩ Ukraine bắn súng cối về các vị trí của Nga ở tiền tuyến, gần thành phố Bakhmut, khu vực Donetsk, đông Ukraine

Nhưng các bạn có biết là nhóm này được thành lập như thế nào không? Wagner được thành lập ở Nga. Putin từng nói rằng nhóm này đã nhận được tài trợ từ ngân sách nhà nước. Đây là một sự thật đã bị che giấu trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, về sau Putin cũng đã thừa nhận là tài trợ tài chính 1 tỷ đô la một năm cho nhóm này. Dichi Kiseop, người đứng đầu tập đoàn truyền thông Nga do nhà nước Nga kiểm soát, đã tuyên bố rằng tập đoàn Wagner đã được chính phủ cung cấp tổng cộng là 9,8 tỷ đô la.

Tại sao tiền thuế mà dân đóng lại được sử dụng cho quân đội tư nhân? Và thêm một câu hỏi nữa được đặt ra là tại sao Nga không sử dụng quân đội của mình? Tại sao lại phải thuê các nhóm lính đánh thuê? Động lực đằng sau những quyết định này là gì?

Câu trả lời chính là hiệu quả về chi phí. Trong một kịch bản thời chiến, việc chi tiền để rồi thuê một tập đoàn lính đánh thuê cho phép đội quân này thay mặt đất nước đi chiến đấu.

Các bạn biết đấy, việc triển khai quân đội quốc gia không phải là một điều đơn giản, nó liên quan đến rất nhiều thứ nhưng nếu thuê bên ngoài thì chỉ cần bỏ tiền thế là xong. Còn nếu điều động quân đội quốc gia thì phải đi kèm theo đó là hậu cần, lương thưởng cho chiến sĩ, đánh trận xong phải lo lương hưu, bảo hiểm y tế, lương cho sĩ quan, tiền bồi thường cho gia đình liệt sĩ… Tốn kém lắm. Lựa chọn thuê một đội quân tư nhân theo hợp đồng sẽ không phải đau đầu về những đãi ngộ đằng sau đó. Bởi chịu trách nhiệm về sau cho các binh sĩ đó chính là các công ty tư nhân, kể cả là các binh sĩ đó có nằm xuống thì cũng không tính vào con số thương vong của quốc gia.

Trong khi các tiêu đề báo chí có thể đưa tin về số lượng các binh sĩ Nga hoặc Ukraina bị thiệt mạng, vẫn tồn tại ở đó một loại thứ ba. Đó là binh sĩ của các nhóm lính đánh thuê, họ không phải là người Nga hay Ukraina. Họ có thể chiến đấu cho Nga hay chiến đấu cho Ukraina. Tuy nhiên, lực lượng này không thu hút được sự chú ý của dư luận. Có lẽ sẽ có nhiều bạn đặt ra câu hỏi là ai sẽ là người đi đầu quân cho các lực lượng tư nhân này chứ? Vâng, các lính đánh thuê thường đến từ các quốc gia có nền kinh tế khó khăn, do nghèo khó và không có việc làm, nên việc gia nhập đội quân lính đánh thuê là một giải pháp.

Những đội quân này không chỉ được các chính phủ tài trợ mà còn được đối xử như là các công ty tư nhân hay là các tập đoàn kinh tế vậy. Ví dụ như tập đoàn Wagner, họ đã tham gia vào các cuộc chiến ở bên ngoài Ukraina, như ở Syria, Sudan, Mozambic, Mali, Burkina Faso và Libya. Ở những quốc gia nghèo khó này, Wagner thường xuyên được ký hợp đồng về khai thác mỏ với các chính phủ. Tập đoàn lính đánh thuê này kiếm tiền bằng cách khai thác và bán tài nguyên. Sau đó, chiêu binh mãi mã để phát triển lực lượng. Họ có thể dập tắt các cuộc biểu tình ở địa phương thay cho chính phủ. Các công ty của ông trùm Wagner, Je Gini Progin, đã khai thác vàng, kim cương và uranium chủ yếu ở các quốc gia như Sudan, Mali, Libya và Cộng hòa Trung Phi.

Những đội quân này bị tố cáo là đã giết chết hàng trăm người dân thường vô tội, cướp phá nhà cửa, quấy rối các nhà hoạt động, thậm chí là bắt giết các nhà báo quốc tế. Tất nhiên, Wagner cũng không phải là tập đoàn lính đánh thuê duy nhất mà Nga hậu thuẫn. Nga cũng tuyển dụng các đội lính đánh thuê khác, ví dụ như là Potok, Don Brigade, Moran Security Group, Slavonic Corps và nhiều cái tên khác nữa. Tất nhiên, Nga cũng không phải là quốc gia duy nhất tìm đến các đội lính và các tập đoàn đánh thuê.

Yair Klein, cựu trung tá trong Quân đội Israel, sau khi nghỉ việc trong quân đội Israel, ông đã về quê tự lập cho mình một tổ chức tên là Spear Limited. Đây là một tổ chức lính đánh thuê. Ông cung cấp vũ khí, huấn luyện các đội quân cảm tử và hoạt động mạnh mẽ ở Colombia. Ngoài ra, ông ta cũng phụ trách huấn luyện cho các tay súng của những ông trùm buôn ma túy như là Pablo Escobar. Dù chính phủ Colombia đã nhiều lần cố gắng bắt giữ Yair Klein, nhưng ông ta vẫn không có hề hấn gì.

Israel cũng nổi tiếng với các lực lượng lính đánh thuê trên mạng. Họ tham gia vào các phi vụ tấn công trên internet để kiếm tiền, bao gồm hack, giả mạo thông tin, tống tiền, lan truyền thông tin sai lệch hay là gián điệp. Team George, một nhóm lính đánh thuê mạng của Israel, đã can thiệp vào 33 chiến dịch bầu cử tổng thống trên toàn thế giới, gây ảnh hưởng thành công tới 27 vụ.

Facebook đã vạch trần và xóa bỏ bảy công ty lính đánh thuê mạng vào tháng 12/2021, những công ty này đã nhắm tới gần 50.000 người trên toàn thế giới. Bốn trong số 7 công ty này là của Israel, ví dụ như là Black Cube và Catch Web. Ngoài ra, còn có một cái tên rất đình đám, đó chính là Pegasus, một phần mềm gián điệp khét tiếng được bán cho các chính phủ trên toàn thế giới. Phần mềm này được bán bởi một tổ chức đánh thuê mạng của Israel, nó có tên là NSO Group.

Từ năm 1994 – 2007, Mỹ cũng đã chi tới 300 tỷ đô la cho 12 lực lượng lính đánh thuê. Một trong những tập đoàn lính đánh thuê đó có tên là Blackwater. Tổ chức này được thành lập bởi sĩ quan hải quân Erik Prince. Blackwater đã thuê các chiến binh từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó bao gồm Philippines, Bosnia, Israel và Chile.

Tháng 4/2007, Blackwater bị cáo buộc đã giết chết 17 dân thường Iraq. Mặc dù ban đầu có bốn người bị truy tố, nhưng sau đó họ được ân xá vào năm 2020 dưới nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump. Sự tham gia của Blackwater đã góp phần làm leo thang nhiều cuộc chiến tranh trên toàn thế giới. Tháng 12/2021, một báo cáo của Liên Hợp Quốc đã cáo buộc Erik Prince đã vi phạm lệnh cấm vũ khí ở Libya. Tiếp theo, đây là một bài báo nói rằng năm 2010, Chính phủ Mỹ dưới thời Obama đã thuê Blackwater đến Afghanistan để đảm bảo an ninh với chi phí 220 triệu đô la. Như vậy, các chính phủ đều chi rất nhiều tiền cho các nhóm lính đánh thuê.

Năm 2021, khi Taliban giành lại được quyền kiểm soát Afghanistan, Erik Prince đã mở ra dịch vụ đưa người thoát khỏi đất nước này. Tổ chức đã thu 6.500 đô la một người, nếu người đó muốn rời khỏi Afghanistan bằng máy bay riêng của tổ chức. Chưa hết, khi giải quyết hậu quả của cơn bão Katrina, Blackwater đã dành được một hợp đồng trị giá 73 triệu đô la để hỗ trợ nhân viên FEMA trong các hoạt động phục hồi sau cơn bão. Không chỉ có thế, Erik Prince còn giúp đỡ đáng kể cho các chính trị gia của đảng Cộng hòa.

Sự phối hợp giữa đóng góp tài chính và giao dịch kinh doanh này khiến đôi bên cùng có lợi. Các chính trị gia cần tiền, cần một thế lực đằng sau, còn các tổ chức thì cần các hợp đồng để kiếm tiền. Erik Prince được cho là đã ủng hộ tiền cho các chính trị gia để nhận về các hợp đồng trị giá tới 800 triệu đô la. Tại Iraq, hơn 60.000 người của tổ chức Blackwater đã được thuê làm vệ sĩ và lính đánh thuê cho các quan chức Mỹ.

Một báo cáo nội bộ của Blackwater đã tiết lộ rằng trong số 195 vụ nổ súng ở Iraq, từ năm 2005 đến năm 2007, người của Blackwater đã là người bắn viên đạn đầu tiên trong 160 vụ. Các chính trị gia cũng đã đầu tư vào cổ phiếu của các tập đoàn tư nhân vũ khí này. Việc các chính trị gia có các công ty sân sau cũng là điều dễ thấy ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, hình thức sở hữu cổ phiếu của những công ty sân sau này đã vượt qua việc hối lộ một cách đơn thuần. Bất kỳ lợi nhuận nào do công ty tạo ra đều sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho các chính trị gia.

George W. Bush là Tổng thống trong thời kỳ Mỹ đi xâm lược Iraq. Cha ông là thành viên của Hội đồng quản trị tập đoàn Carlyle. Tập đoàn này đã được trao nhiều hợp đồng quốc phòng trị giá nhiều tỷ đô la thông qua các công ty như Vought và United Defense. Phó Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Dick Cheney cũng là người đứng đầu công ty Halliburton. Công ty này đã nhận được hợp đồng quốc phòng trị giá 7 tỷ đô la mà không cần đấu thầu cạnh tranh. Sau khi Mỹ lật đổ chế độ của Saddam ở Iraq, các công ty dầu mỏ của Mỹ đã nhảy vào đất nước này để hút dầu dưới danh nghĩa là phục hồi ngành dầu mỏ cho đất nước. Nhiều người đã cho rằng, lý do thật sự đằng sau cuộc chiến Iraq là do dầu mỏ của họ. Các công ty dầu mỏ như Halliburton, Exxon Mobil, Chevron, BP và Shell đã đặt các giàn khoan của mình ở Iraq. Tính đến tháng 12/2021, có ít nhất 15 chính trị gia quyền lực nhất nước Mỹ có khả năng hoạch định chính sách quốc phòng của Mỹ liên quan và đầu tư vào các công ty tư nhân và nhà thầu quân sự. Họ là người đưa ra các chính sách quân sự nhưng đồng thời cũng là người thu được lợi nhuận từ các công ty bán vũ khí vì họ nắm giữ cổ phần của các công ty này mà. Rõ ràng là vừa đá bóng vừa thổi còi.

Tóm lại, chúng ta cần làm rõ 3 điểm chính. Thứ nhất, là khi các cuộc chiến nổ ra, ví dụ như ở Israel và Palestine chẳng hạn, ngành công nghiệp vũ khí bán được rất nhiều hàng, từ đó mang lại lợi nhuận khổng lồ. Thứ hai, là khi các công ty vũ khí bán được nhiều, thì tiền cũng sẽ chảy vào túi các chính trị gia, đặc biệt là những người đã đầu tư vào các công ty vũ khí này, thử hỏi là không có chiến tranh thì súng ống bán cho ai? Thứ ba, càng có nhiều chiến tranh thì các chính trị gia càng củng cố được quyền lực của mình, muốn có binh quyền thì cần phải có chiến tranh để cầm binh ra trận. Một nhà thơ Ấn Độ đã từng nói rằng: “Có phải là biên giới đang có đánh nhau? Hãy nhìn xem, phải chăng đã đến lúc bầu cử?” Khi các nhà lãnh đạo đất nước bị chất vấn về các vấn đề như tham nhũng hay thất nghiệp, nếu họ không trả lời được, thì họ cần một cuộc chiến tranh để chuyển hướng sự chú ý của dân chúng. Đặc biệt là đối với những kẻ độc tài, chiến tranh đóng vai trò như một sự đánh lạc hướng hiệu quả. Trong cuốn tiểu thuyết 1984, George Orwell đã nhấn mạnh rằng, chiến tranh nên diễn ra liên tục không nhất thiết là phải giành chiến thắng, mà là liên tục chiến đấu để duy trì và củng cố quyền lực.

Hãy suy nghĩ về Việt Nam, Việt Nam không xây dựng quân đội để tấn công một nước khác. Đó là chính sách của chúng ta và cũng là vấn đề tự hào dân tộc, Việt Nam chi tiêu cho quân sự chủ yếu là nhằm mục đích tự vệ. Liệu bạn có đặt ra câu hỏi: Tại sao Trung Quốc xâm phạm các đảo của chúng ta, xâm phạm biên giới của chúng ta? Các nông dân ở Thượng Hải có được hưởng lợi gì từ sự xâm phạm của Trung Quốc? Hay một giáo viên nào đó ở Bắc Kinh có được thêm đồng nào không? Câu trả lời là không. Việc xâm phạm này chủ yếu phục vụ các mục đích của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Họ dùng các cuộc chiến này để củng cố quyền lực và vị trí của mình. Đó là một trong số các lý do để Đặng Tiểu Bình ngay sau khi lên nắm quyền đã xua quân xâm lược Việt Nam.

Trên thực tế, trong chiến tranh, chỉ có đa số dân thường mới là người đánh nhau và thiệt mạng, chứ không phải là các chính trị gia hay giới cầm quyền. Ví dụ rõ ràng nhất cho điều này là năm 2014, con trai của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu được cho là đã bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc 3 năm. Dư luận lúc đó cũng tưởng rằng con trai ông thủ tướng đã trực tiếp tham gia vào các cuộc xung đột. Tuy nhiên, sau đó sự việc đã bị vỡ lở khi người ta phát hiện ra con trai ông này đang đi nghỉ mát và sống rất thoải mái ở một bãi biển của Mỹ. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích ông này vì ông đã gửi những công dân bình thường ra chiến trường, còn con trai của mình thì lại đi ăn chơi hưởng lạc.

Tuy nhiên, các đài truyền thông lại chủ yếu tập trung đưa tin về thông tin cuộc chiến, nên nhiều người cũng không còn để ý đến vấn đề đó. Đặc biệt là những kênh truyền thông nằm dưới sự quản lý của chính phủ, họ chỉ đưa tin phù hợp với lợi ích của chính phủ và sẽ bỏ qua những vấn đề mà thường ngày người dân gặp phải. Điều này đã nói lên sự thật phũ phàng về ngành công nghiệp vũ khí thế giới, đó là nếu không còn chiến tranh, ngành công nghiệp này sẽ suy tàn. Cho nên, các chính trị gia, các ông trùm tài phiệt sẽ không bao giờ để chiến tranh kết thúc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới