Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTóm lược vụ án Vạn Thịnh Phát - Kỳ 3: Hai vướng...

Tóm lược vụ án Vạn Thịnh Phát – Kỳ 3: Hai vướng mắc lớn

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về những khoản vay trong vụ của bà Lan và những người được cho là có vai trò quan trọng trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Có đến 45 người là cán bộ lãnh đạo ngân hàng SCB bị truy tố với các tội danh khác nhau, trong đó có Nguyễn Anh Phước là Nguyên Phó Tổng giám đốc ngân hàng SCB. Nguyễn Anh Phước đã làm việc tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn cũ, đây là một trong ba ngân hàng bị bà Trương Mỹ Lan mua lại để rồi sát nhập hết thành ngân hàng SCB.

Bà Trương Mỹ Lan sử dụng SCB làm công cụ tài chính để huy động tiền cho Vạn Thịnh Phát.

Kết quả điều tra xác minh, trong khoảng thời gian từ năm 2014 – 2018, Phước đã ký nhiều biên bản họp, 28 tờ trình tái thẩm định, đồng ý cho 28 khách hàng là cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát vay.

Tổng dư nợ đến cuối năm 2022 là 24.063 tỷ đồng, trong đó có 15.000 tỷ là nợ gốc và gần 9.000 tỷ là tiền lãi. Nguyễn Anh Phước liên đới chịu trách nhiệm gây thiệt hại cho SCB tới 16.583 tỷ đồng, được tính bằng tổng dư nợ trừ đi giá trị tài sản đảm bảo được thẩm định lại.

Bên cạnh đó, vụ án Vạn Thịnh Phát cũng đang ngày càng được mở rộng và có nhiều người liên quan hơn, trong đó phải kể đến tài sản của công ty, gia đình nhà Cường Đô La. Cụ thể, trong quá trình điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã rà soát, xác minh, truy thu theo dòng tiền có nguồn gốc từ các hành vi phạm tội, tài khoản, tài sản đứng tên bị can Trương Mỹ Lan để thu hồi, kê biên, phong tỏa theo quy định.

Riêng đối với bà Trương Mỹ Lan, cơ quan công an đã tạm giữ 1.266 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 1.784 bản photocopy sổ đỏ, danh sách 269 nhà đất cho thuê và nhiều hợp đồng công chứng, 147 thỏa thuận bồi thường các thửa đất thuộc dự án Phước Kiển, và dự án này thì có liên quan đến công ty Quốc Cường Gia Lai. Cụ thể, tại dự án Phước Kiển, tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan, tức là mẹ của Cường Đô La, đã chia sẻ với các cổ đông rằng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra dòng tiền liên quan đến một số tài sản của công ty Quốc Cường, xem có dính dáng gì đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát hay không.

Để hiểu hơn, thì chúng ta hãy cùng quay lại trước đó, có một vụ tranh chấp giữa Quốc Cường Gia Lai và Sunny Island tại dự án Phước Kiển. Khi hai bên kiện nhau ra tòa, mới đây Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam đã có phán quyết rằng Quốc Cường Gia Lai đúng và Sunny Island buộc phải trả lại toàn bộ hồ sơ dự án đã nhận trước đó.

Tuy nhiên, Sunny Island đã ra hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích là 65 ha tại dự án Phước Kiển cho ngân hàng SCB mà không có sự đồng ý bằng văn bản hoặc ủy quyền của Quốc Cường Gia Lai. Bà Loan nói rằng Sunny Island đã giữ toàn bộ sổ đỏ của 65 ha và đến bây giờ không biết để đâu.

Trong hồ sơ gửi lên trọng tài, họ nói là họ gửi ở SCB. Chúng tôi đã đến SCB để hỏi, nhưng chưa nhận được câu trả lời. Điều này làm chúng tôi ú tim, bởi khi trọng tài phán quyết rồi, nhưng không có sổ đỏ, thì mình phải làm sao? May mắn là chúng tôi được thông tin hồ sơ dự án đã được giữ tại cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Họ đã mời Quốc Cường Gia Lai đến để đối chiếu hồ sơ và rất may là không thừa không thiếu, không mất. Trong việc hợp tác với Sunny, Sunny Island đã chuyển cho Quốc Cường 2.800 tỷ, nhưng hiện tại cơ quan điều tra của Bộ công an cũng đang điều tra dòng tiền hơn 2.800 tỷ đó là của ai, có dính dáng gì đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát hay không? Nếu có dính dáng, phía công an sẽ có những quyết định để xử lý. Đến bây giờ, chưa có câu trả lời chính thức. Như vậy, chúng ta sẽ phải chờ kết quả trong thời gian tới.

Nói về Sunny Island, doanh nghiệp này có ba cổ đông sáng lập, cũng là ba cổ đông sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập, trong đó ông Chang Ly sở hữu 10 triệu cổ phần, tức 40%, ông Nguyễn Ngọc Hiền và ông Văn Kim Phụng mỗi người sở hữu 30% vốn còn lại. Ông Chang Ly là người Hoa mang quốc tịch Việt Nam, là Tổng giám đốc, là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trong vụ án này, nhiều người cũng rất bất ngờ với cách giấu tiền của bà Nhàn. Cụ thể là trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước đã bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ với số tiền lên tới 5,2 triệu đô.

Kết quả điều tra cho biết, trong quá trình thanh tra tại SCB, Đỗ Thị Nhàn đã nhiều lần gặp gỡ bà trùm Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Đinh Văn Thành và Tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn để nhận tiền cho việc bưng bít, bao che, báo cáo không trung thực kết quả điều tra.

Lời khai của bà Trương Mỹ Lan cho thấy, khi có quyết định thanh tra, Thành và Văn đã báo cáo với Trương Mỹ Lan, đồng thời xác định việc thanh tra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Do vậy, bà Trương Mỹ Lan đã thông qua Thành và Văn sắp xếp gặp riêng bà Đỗ Thị Nhàn hai lần. Tại cuộc gặp, Lan nhờ Nhàn cố gắng sớm ra kết luận thanh tra để các đối tác nước ngoài còn đầu tư. Bà Nhàn cho biết rằng bà này đã biết đến thực trạng rất xấu của ngân hàng SCB qua quá trình thanh tra. Tuy nhiên, bà Nhàn vẫn tiếp tay, gạch bỏ các nội dung bất lợi cho SCB, chỉnh sửa theo hướng giảm nhẹ cho SCB.

Về khoản tiền 5,2 triệu đô, bà Nhàn nhận thành nhiều đợt khác nhau. Lần đầu tiên là năm 2018, Thành và Văn ra Hà Nội, lên văn phòng làm việc của Nhàn, đưa cho Nhàn túi quả cherry và phong bì 200.000 đô. Nhàn mang về cất ở nhà riêng.

Từ tháng 10/2018 – 12/2018, Văn và lái xe của Văn đã mang các thùng xốp đựng tiền USD, gồm một thùng 1 triệu và hai thùng mỗi thùng 2 triệu, đưa cho Nhàn tại nhà riêng. Nhàn hỏi là tiền gì, Văn trả lời là tiền bà Lan cảm ơn vì Nhàn đã hỗ trợ SCB trong quá trình thanh tra.

Nhàn khẳng định toàn bộ số tiền ban đầu được cất giữ tại nhà riêng, trong phòng ngủ tại tòa nhà Mandarin, Trung Hòa, Cầu Giấy không dùng đến. Đến khoảng 2 năm sau, Nhàn chia số tiền này, mang 2,6 triệu gửi tại nhà họ hàng bên chồng ở thành phố Nam Định. Số còn lại Nhàn cho vào thùng sắt khóa lại rồi mang sang nhà Đỗ Xuân Lộc, là em trai cùng cha khác mẹ cũng ở Mandarine Trung Hòa, Cầu Giấy, cất vào trong tủ của nhà Lộc, Nhàn khóa tủ và cầm chìa khóa.

Theo kết luận, nữ cựu cục trưởng khẳng định rằng những người được bà Nhàn gửi tiền hoàn toàn không biết gì về nguồn gốc số tiền. Họ không hỏi và Nhàn cũng tuyệt đối không nói gì. Làm việc với cơ quan điều tra, ông Lộc đã xác nhận bà Nhàn gửi nhờ cái thùng sắt trong tủ và tự nguyện giao nộp thùng sắt đựng tiền do Nhàn gửi, số tiền là 3 triệu đô. Còn gia đình, họ hàng bên nhà chồng của Đỗ Thị Nhàn thừa nhận là hai lần nữ cục trưởng đã mang tiền đến nhờ gửi, một lần là 1,4 triệu đô và một lần là 1,2 triệu đô. Những người này khẳng định là hoàn toàn không biết về nguồn gốc tiền do Nhàn nhận từ SCB.

Gia đình, người thân này đã mượn Nhàn 1,4 triệu đô để mua một mảnh đất tại Nam Định và sử dụng để mở 10 sổ tiết kiệm. Những người này đã tự nguyện giao nộp toàn bộ số tiền 1,2 triệu đô, 10 sổ tiết kiệm và một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên. Họ sau đó cũng đã nộp thêm 600.000 đô vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả cho Đỗ Thị Nhàn.

Tại cơ quan điều tra, bà Nhàn khai có nhiều lần liên lạc với Võ Tấn Hoàng Văn để trả lại tiền nhưng Văn không đến nhận. Còn ông Văn khai ba lần mang thùng 5 triệu đô để hối lộ nữ cục trưởng của ngân hàng là thực hiện theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan. Sau mỗi lần đưa tiền cho Nhàn, Văn đều thông báo cho Trương Mỹ Lan biết.

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, người ta đã thấy có quá nhiều vấn đề liên quan. Trong đó, có hai chuyên gia đã chỉ ra hai vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến xã hội. Vậy chúng ta hãy cùng xem hai vấn đề đó là gì và làm sao để giải quyết nó.

Vấn đề thứ nhất là công tác kê khai, xác minh tài sản của cán bộ và người đưa ra ý kiến này không ai khác chính là Tiến sĩ Nguyễn Văn Thanh, Nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Ông nói rằng đại án Vạn Thịnh Phát đã phơi bày yếu kém trong kê khai, xác minh tài sản thu nhập của cán bộ, trong đó có cả lĩnh vực quan trọng.

Trong đại án Vạn Thịnh Phát, nhà chức trách đã khởi tố ba vụ với 108 bị can, trong đó có 23 bị can là lãnh đạo cấp vụ, cấp cục và cán bộ cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra, giám sát ngân hàng, lãnh đạo thanh tra ngân hàng địa phương. Thực tế này cho thấy những người làm trong lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm cần phải được đưa vào diện kê khai, kiểm soát tài sản. Tiến sĩ Thanh nói rằng kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ là giải pháp kỹ trị, nếu không có thì sẽ khó mà đạt được hiệu quả tổng thể về phòng chống tham nhũng.

Việt Nam đang thiếu giải pháp pháp lý đủ mạnh, nhất quán, phù hợp với kinh nghiệm, xu hướng quốc tế trong đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, rửa tiền. Các cơ quan cần sớm hoàn thiện các thể chế để kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ công chức, nhất là với một số lĩnh vực quan trọng, tăng cường vị thế và năng lực của cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập, xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ.

Bên cạnh đó, Phó Chánh thanh tra thành phố Hải Phòng Cao Huy Hiếu cũng nói về thực tiễn công tác xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ nảy sinh rất nhiều vấn đề chưa thể giải quyết được ngay. Đó là vì Thanh tra Chính phủ chưa có hướng dẫn đồng bộ để các tỉnh, thành thực hiện, nên mỗi nơi lại làm theo quy trình, phạm vi khác nhau.

Ví dụ, thanh tra tỉnh này có xác minh tài sản ở tỉnh khác của cán bộ thuộc diện quản lý hay không? Do những tài sản không nêu trong bản kê khai thì có cần xác minh không? có địa phương, cán bộ kê khai một lô đất thì chỉ xác minh một lô đất đó, không xác minh xe cộ của họ, tiêu chí đánh giá, đưa kết luận về việc kê khai có trung thực hay không cũng chưa cụ thể.

Việc xác minh tài sản theo ông Hiếu là khó và vướng, cần nhiều cơ quan phối hợp thực hiện như là ngân hàng thì phải xác minh tài khoản ngân hàng, công an thì xác minh tài khoản liên quan đến xe, cơ quan quản lý đất đai xác minh liên quan đến sổ đỏ. Ông Hiếu thắc mắc rằng: “Ví dụ như thực tế có những lô đất chưa được cấp sổ đỏ thì có đưa vào diện xác minh tài sản hay không? Và bằng cách nào để biết chủ sở hữu là ai?”

Viện trưởng Chiến lược và Khoa học Thanh tra Nguyễn Quốc Văn cũng thừa nhận rằng việc xác minh tài sản, thu nhập cán bộ là rất khó. Ngân hàng được yêu cầu xác minh tài sản cá nhân, nhưng họ lại phải tuân thủ các quy định thương mại, công ước về bảo vệ bí mật khách hàng.

Có thể các bạn chưa biết, theo Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 quy định rằng người có nhiệm vụ kê khai tài sản sẽ bao gồm cán bộ, công chức, sĩ quan công an, quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, phó phòng trở lên tại đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước, do những người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. Trong đó, các tài sản, thu nhập phải kê khai thì bao gồm:

● Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất ở, nhà ở.

● Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và các bất động sản khác mà mỗi tài sản này có giá trị từ 50 triệu trở lên.

● Các tài sản và tài khoản ở nước ngoài.

Từ tháng 10/2022 – 9/2023, đã có gần 60.500 cán bộ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, hơn 545.000 người đã kê khai hàng năm, 44.000 người đã kê khai bổ sung, 162.000 người kê khai phục vụ công tác cán bộ, 655.000 người đã công khai bản kê khai tài sản, thu nhập. Nhưng… trong đó chỉ có 54 người là kê khai không trung thực, bị kỷ luật. Đó là vấn đề thứ nhất liên quan đến công tác quản lý cán bộ.

Vấn đề thứ hai, đó là vấn đề dòng tiền khổng lồ của Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan đã chảy vào bất động sản, có thể gây ảnh hưởng lớn đến thị trường này. Ý kiến được đưa ra bởi giáo sư Đặng Hùng Võ, ông Nguyên là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Giáo sư Võ cho rằng vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan đã thu hút sự quan tâm của dư luận, đồng thời cũng có nhiều bàn luận về con số lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động ngân hàng và hối lộ, nhận hối lộ để che giấu các hoạt động tín dụng trái pháp luật. Bị can Trương Mỹ Lan đã bị cáo buộc chiếm đoạt đến 304.000 tỷ đồng của ngân hàng SCB, cùng với số tiền lãi thiệt hại tổng cộng là 415.000 tỷ đồng.

Liên quan đến bị can này, cơ quan chức năng đã tạm giữ đến 1.266 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kê biên bản đến 1.237 bất động sản tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Từ đây, dư luận đồn rằng nhiều đồng tiền bất chính đã đổ vào bất động sản, phần nào làm cho giá nhà đất tăng cao. Ở góc độ nghiên cứu khoa học về kinh tế, không liên quan đến những con số nêu trên, lâu nay các chuyên gia cũng đã đặt những câu hỏi như: Nền kinh tế Việt Nam mới ở mức thu nhập trung bình, nhưng giá nhà đất lại cao ngất ngưởng như vậy, và liệu có phải do các doanh nghiệp rót quá nhiều vốn vào thị trường bất động sản hay không?

Giáo sư Võ đưa ra hai vấn đề mang tính cơ bản, bao gồm:

● Thứ nhất, vai trò của kinh tế vĩ mô trong phát triển kinh tế của một quốc gia, với khái niệm quen thuộc đó là nền kinh tế vỗ bằng hai tay: bàn tay vô hình của thị trường và bàn tay quản lý của nhà nước.

● Thứ hai, xác định vị trí của bất động sản nằm ở đâu trong nền kinh tế. Chắc chắn là thị trường bất động sản không thuộc khu vực kinh tế vĩ mô, nhưng thị trường này luôn cần một lượng vốn tài chính rất lớn nên có tác động mạnh vào kinh tế vĩ mô.

Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, từ thực tiễn nêu trên cho chúng ta thấy hai giải pháp cần được triển khai mạnh mẽ: Một là, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sai trái của doanh nghiệp trước khi nó gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế vĩ mô, không để nguồn tiền bị ứ đọng quá lớn trong thị trường bất động sản mà phải đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Hai là, cải cách sớm các luật thuế liên quan đến bất động sản để không còn đầu cơ, tích trữ vốn vào bất động sản, đó là hai vấn đề rất quan trọng.

Hết.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới