Thursday, January 9, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaThị trường tài chính của TQ đang hốt hoảng

Thị trường tài chính của TQ đang hốt hoảng

Thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục nhận những thông tin tiêu cực, nhiều nhà đầu tư và gia đình Trung Quốc có thể đã thực sự ‘mất Tết’ khi phần lớn tiền tiết kiệm của họ không có tín hiệu sẽ quay trở về với họ. Chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ nhận định, quyết định cứu giúp thị trường của chính quyền Trung Quốc có thể sẽ chỉ càng làm xấu thêm tình hình, khi một hành động tương tự trong lịch sử khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ đã chứng minh, đó là một phương pháp sai lầm.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc

Sau đây là nguyên văn bài bình luận của tiến sĩ Anders Corr:

Các cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc đang hoảng loạn. Họ cấm bán khống và đình chỉ việc bán cổ phiếu hạn chế (thuộc sở hữu của nhân viên và nhà đầu tư “chiến lược”) bắt đầu từ ngày 29 tháng 1.

Bắc Kinh hứa hẹn sẽ có thêm nhiều quy định như vậy vào tháng 3. Các cơ quan quản lý hiện đang nói rằng họ có thể bắt đầu liên kết việc quản lý giá trị thị trường với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trung ương, điều này nghe có vẻ mâu thuẫn.

Những sự can thiệp này sẽ thật buồn cười nếu như chúng không quá bi thảm đối với những người và gia đình Trung Quốc đã bị mất hết tiền tiết kiệm. Thị trường chứng khoán nước này đã mất 6 nghìn tỷ USD kể từ năm 2021. MSCI China Index mất 60% vốn hóa thị trường trong cùng kỳ.

Các biện pháp quản lý khác mà chính quyền Trung Quốc thực hiện để thúc đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc bao gồm kế hoạch bơm tới 488 tỷ USD vào quỹ; yêu cầu các nhà đầu tư tổ chức tăng đầu tư; kiểm soát vốn, hạn chế đầu tư nước ngoài; cấm tiền điện tử; và yêu cầu các nhà đầu tư lớn phải giữ thái độ tích cực. Mua cổ phiếu ròng, v.v. Nói cách khác, họ không thể bán nhiều cổ phiếu hơn số lượng họ mua.

Vào ngày 24/1, Thống đốc Ngân hàng Trung Quốc cho biết chính quyền sẽ giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng. Mặc dù điều này sẽ giải phóng thêm 141 tỷ USD để bôi trơn nền kinh tế, bao gồm thông qua việc thúc đẩy chứng khoán và cho vay, nhưng nó cũng làm tăng rủi ro hệ thống trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc vốn đang gặp khó khăn.

Động thái mới nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chống lại việc bán khống đã không gây ấn tượng với các nhà đầu tư, do đảng này từng có tiền lệ quản lý thị trường chứng khoán. Ví dụ, vào tháng 10 năm ngoái, ĐCSTQ đã thiết lập các giới hạn đối với việc bán khống của nhà đầu tư chiến lược, nhưng biện pháp này đã không ngăn được các chỉ số giảm sâu hơn.

Theo Jim Overdahl, nhà cựu kinh tế trưởng của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), thì rõ ràng Hoa Kỳ không gặp may mắn hơn với lệnh cấm ngắn hạn cuối cùng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Lệnh cấm được áp dụng khi ông Overdahl nắm giữ chức vụ tại SEC. Nó kéo dài ba tuần và cuối cùng được áp dụng cho 900 cổ phiếu chủ yếu là tài chính như một phần của chiến lược “sốc và kinh ngạc” của cựu Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson.

Vào tháng 5 năm ngoái, ông Overdahl đã xuất bản một bài báo trên tờ Financial Times, cảnh báo về tâm lý phản đối ngày càng tăng ở Phố Wall của những người bán khống và phản đối việc áp dụng lại lệnh cấm bán khống ở Hoa Kỳ. Ông chỉ rõ nghiên cứu cho thấy lệnh cấm năm 2008 là một sai lầm, đã phản tác dụng và đi ngược lại quan điểm lâu nay của SEC rằng bán khống “đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng thị trường và giúp ích cho các nhà đầu tư vì nó thúc đẩy giá cả hợp lý, tính thanh khoản, quản lý rủi ro và giảm tổng chi phí giao dịch và tài chính”.

Theo ông Overdahl, các nghiên cứu cho thấy lệnh cấm năm 2008 đã không thúc đẩy được cổ phiếu tài chính và xét về mặt cân bằng, đã gây hại cho nhiều người tham gia thị trường. Ông viết: Tiền đề của lệnh cấm, trong đó “việc bán khống có tính quyết liệt hơn so với việc bán cổ phiếu được thực hiện bởi những người nắm giữ cổ phiếu và muốn bán chúng – là một sai lầm”. Các nghiên cứu “cũng chỉ ra rằng việc bán khống cổ phiếu tài chính diễn ra mạnh mẽ hơn ở các thị trường đang tăng trưởng chứ không phải ở các thị trường giảm giá”.

Ông Overdahl nhận xét rằng các nghiên cứu đã phát hiện ra (dưới lệnh cấm bán khống) “do biến động giá cổ phiếu trong phiên giao dịch gia tăng, thanh khoản thị trường giảm, chênh lệch giá mua bán tăng lên và tác động đến giá cả gia tăng, hiệu suất định giá giảm và chi phí giao dịch tăng, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng về chất lượng thị trường”. Ông nói rằng điều này dẫn đến việc các nhà giao dịch tìm kiếm “các công cụ khác như hợp đồng trao đổi cổ phiếu hoặc hợp đồng rủi ro tín dụng để có được vị thế bán trống”.

Việc phòng ngừa rủi ro, chênh lệch giá và việc tạo ra các cổ phiếu mới bằng quỹ ETF gây thêm áp lực giảm giá cho các cổ phiếu tài chính. Ông viết: “Kết quả là nhiều quỹ ETF giao dịch ở mức cao hơn giá trị tài sản ròng của chúng vì không có cổ phiếu mới nào được tạo ra để đáp ứng nhu cầu”.

Đáng chú ý là, gần đây, giá bán của các quỹ ETF Mỹ và Nhật Bản tại Trung Quốc đã vượt giá trị tài sản cơ bản của chúng 5%, điều này cho thấy nhà đầu tư Trung Quốc sẵn lòng trả một mức giá cao hơn 5% so với cổ phiếu trong nước để sở hữu cổ phiếu nước ngoài.

ĐCSTQ dự định tiến hành can thiệp vào thị trường chứng khoán bằng việc bơm thêm 488 tỷ USD vào, tuy nhiên biện pháp này không được khuyến khích, mặc dù có thể làm tăng sự phục hồi ngắn hạn của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Ngoài ra, các biện pháp khác của ĐCSTQ có thể tạo thêm áp lực giảm mạnh đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc. Vì tất cả những biện pháp này đều mang tính phản thị trường và từ góc nhìn dài hạn, nó sẽ làm suy yếu lòng tin của các nhà đầu tư.

Bắc Kinh giống như một con cá mắc vào cái bẫy do chính mình tạo ra – càng vùng vẫy thì càng chìm sâu. Dữ liệu kinh tế mới nhất của Trung Quốc không lạc quan. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) mới nhất công bố ngày 31/1 cho thấy ngành sản xuất đã suy giảm tháng thứ 4 liên tiếp trong tháng 1.

Niềm tin vào tương lai tăng trưởng và tự do hóa kinh tế của Trung Quốc là chìa khóa để giải cứu nền kinh tế Trung Quốc và đưa thị trường chứng khoán Trung Quốc trở lại đường tăng trưởng tích cực. Niềm tin đó khó có thể được khôi phục chừng nào hệ sự chuyên chế ngày càng định hình các quyết định kinh tế và quân sự quan trọng nhất của Bắc Kinh, đặc biệt là mối đe dọa chiến tranh ở Đài Loan và tất cả những hỗn loạn kinh tế sẽ xảy ra sau đó.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới